Biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển: Tác động và giải pháp ứng phó
23:36, ngày 20-12-2013
TCCSĐT - Thế kỷ XXI, nhân loại đang đối diện với thách thức lớn của biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các nước đang phát triển sẽ chịu 98% thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và phải chi tới 150 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI để đối phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã phá vỡ mục tiêu làm giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015 vì gây ảnh hưởng xấu đối với nông nghiệp và giá lương thực.
Tác động của biến đổi khí hậu tới các nước đang phát triển
Trong khi biến đổi khí hậu (nắng nóng, hạn hán và mưa lớn...) tác động có mức độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây.
Biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế, suy giảm GDP
Thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra lên tới 125 tỷ USD/năm, cao hơn tổng số tiền viện trợ của các nước phát triển dành cho các nước nghèo trên thế giới. Và mức tổn thất này có thể sẽ lên tới 600 tỷ USD/năm vào năm 2030. Hậu quả của việc sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch, gây nên lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) tăng, khiến chính phủ các nước phải hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD/năm. Khoản chi phí này đã cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa vào năng lượng tái tạo. Nếu bỏ được khoản chi phí này, GDP toàn cầu có thể tăng thêm 0,1% mỗi năm và điều quan trọng là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm đến 6%/năm. Các quốc gia đang phát triển sẽ phải hứng chịu phần lớn thiệt hại về kinh tế do thiếu cơ sở vật chất bảo vệ, điều kiện kinh tế bấp bênh và năng lực tài chính cũng như thiết bị chống biến đổi khí hậu hạn chế.
Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê của Liên hợp quốc (ECLAC), thiệt hại hằng năm do thiên tai ở khu vực này vào khoảng 8,6 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2008. Nếu không có các biện pháp ứng phó, thiệt hại do biến đổi khí hậu năm 2100 của khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sẽ chiếm tới 137% GDP (khoảng 250 tỷ USD). Mức thiệt hại trung bình do biến đổi khí hậu gây ra đối với 4 nước đang phát triển Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam) tương đương 6,7% GDP vào năm 2100, tức gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới. GDP của các nước châu Phi và Ðông Á sẽ thiệt hại từ 4%-5% nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do đặc điểm có bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp dễ bị ảnh hưởng của bão, lốc, lượng mưa cao và thất thường. Trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1%-1,5% GDP do biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các nhà khoa học, mực nước biển sẽ dâng lên 5cm mỗi năm và nếu nước biển dâng 1m sẽ làm giảm 7% sản luợng nông nghiệp và 10% GDP và nếu dâng lên từ 3-5 m thì điều này đồng nghĩa với " thảm họa sẽ xảy ra" ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng lương thực, tăng nghèo đói
Biến đổi khí hậu làm sản lượng nông nghiệp bấp bênh, đẩy hàng trăm triệu người có thể lâm vào nghèo đói. Châu Phi có nguy cơ mất 30% sản lượng ngô vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Tình trạng khí hậu nóng lên làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng châu Á (ADB), nếu nhiệt độ bình quân tăng lên 1độ C thì năng suất lúa sẽ giảm 10%, sản lượng gạo có thể giảm 50% cho đến năm 2100 và điều này vô cùng quan trọng với những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan. Thực trạng này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển, bởi vì cứ 1 tỷ người dân có mức sống dưới 1USD/ ngày thì có đến 750 triệu người phụ thuộc vào nông nghiệp. Theo WB, chỉ cần nhiệt độ trái đất tăng lên thêm 2 độ C cũng có thể khiến 400 triệu người có nguy cơ bị đói và 2 tỷ người thiếu nước dùng. Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến thời vụ sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu. Sự thay đổi thời tiết dẫn đến phát sinh bệnh mới đối với trồng trọt và chăn nuôi và có nguy cơ phát triển thành đại dịch bệnh.
Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp và làm tăng giá lương thực chủ yếu là ngũ cốc - một loại lương thực rất quan trọng đối với các hộ dân nghèo ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WB, giá gạo ở Mum-bai (Ấn Độ) đã tăng 25% vào tháng 8-2009 do những cơn mưa như trút nước vào đúng thời điểm thu hoạch lúa. Sản lượng lúa gạo của Ấn Độ cũng bị giảm 17 triệu tấn so với mức thu hoạch được 82 triệu tấn năm 2008. Bão Ketsana và Parma hồi tháng 10-2009 đã khiến cánh đồng lúa đang chờ thu hoạch của Phi-líp-pin bị ngập nước, làm giảm 1 triệu tấn lúa gạo và buộc nước này phải mua thêm 300.000 tấn gạo trên thị trường thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 tỷ người đang sống trong các khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đến cuối thế kỷ XXI, con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Và với tác động không ngừng của biến đổi khí hậu, trong một thời gian nữa, hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực và thực phẩm. Các quốc gia Băng-la-đét, Mê-hi-cô, và Cộng hòa Dăm-bi-a có tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo lớn nhất, với tỷ lệ lần lượt là 1,4%, 1,8% và 4,6% mỗi năm bởi các vấn nạn về khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ có thêm 1,8 triệu người bị bần cùng hóa ở Băng-la-đét, Mê-hi-cô và có thêm nửa triệu người ở Cộng hòa Dăm-bi-a.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và an sinh xã hội của người dân
Theo Chương trình phát triển (UNDP) của Liên hợp quốc, hằng năm biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến 262 triệu người, trong đó phần lớn thuộc các nước đang phát triển và nó đang trở thành thảm họa lớn nhất của nhân loại. Năm 2008, số người bị mất nhà cửa do thiên tai như bão, lũ, động đất.... đã lên tới 36 triệu người (gấp 4 lần so với số người bị mất nhà cửa trong các cuộc xung đột và chiến tranh trên toàn cầu). Số người bị tác động bởi hạn hán, nước biển dâng cao... thậm chí còn lớn hơn nhiều.
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a là những quốc gia đang phát triển phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, của nhiệt độ tăng cao và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng khiến In-đô-nê-xi-a mất đi một số lượng lớn các đảo, trong khi vùng duyên hải của Việt Nam cũng có nguy cơ bị nước biển “xóa sổ” hoàn toàn. Hằng năm, bão lũ ở Đông Nam Á đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Trận động đất hồi tháng 10-2009 tại In-đô-nê-xi-a làm hơn 1.100 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị chôn vùi trong đống đổ nát, hàng chục nghìn người bị mất nhà cửa và hàng trăm triệu người phải di cư tìm đất sống.
Nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu cũng sẽ làm mất đi 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe dọa nơi sinh sống và sản xuất của 17 triệu người. Nếu nước biển dâng cao 1m, sẽ làm ngập 0,5 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Hồng, và 1,5-2 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Lũ lớn cũng làm cho 90% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4-5 tháng mỗi năm. Ngược lại, mùa khô lượng nước ở khu vực này lại giảm 29% gây ra tình trạng hạn hán trầm trọng. Dự báo, nếu tốc độ thải khí CO2 vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay thì nhiệt độ trung bình trái đất sẽ ấm lên 4 độ C vào năm 2060, đe dọa tới nguồn nước của gần 50 % dân số thế giới, gây thiệt hại rất lớn tới vật nuôi và cây trồng.
Giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu
Không phải ngẫu nhiên Hội nghị "Liên kết chống biến đổi khí hậu" diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) tháng 12-2009 thu hút được sự quan tâm của mọi quốc gia. Đối phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo. Trên thực tế, hiện các quốc gia trên thế giới đang phối hợp ở các tầng cấp khác nhau thực hiện các giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Cung cấp rộng rãi hệ thống thông tin, cảnh báo sớm đối với biến đổi khí hậu và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ
Để đối phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo phải sớm và chính xác. Đây là giải pháp mang tính tập thể. Các quốc gia cần mở rộng mạng lưới quan trắc, bổ sung các trạm quan trắc chất lượng nguồn nước, chất lượng không khí, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ dự báo viên, nâng cấp công tác dự báo thiên tai. Ngoài ra, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Khác với nông dân tại các nước phát triển, nông dân ở các nước đang phát triển rất ít được cập nhật về tình trạng khí hậu nơi mình sinh sống và canh tác. Do đó, các giải pháp đến với họ rất khó khăn. Vì vậy, mô hình phối hợp giữa chính quyền địa phương, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được xem là cần thiết. Giải pháp này đã được áp dụng tại Ê-thi-ô-pi-a và đã cho thấy kết quả tốt. Chương trình tập trung vào ngôi làng A-di Ha, nơi có 40% hộ trồng “teff” - một loại ngũ cốc. Mục đích của chương trình là phát triển cách thức quản lý đối phó với rủi ro, trong đó có cải thiện các giải pháp quản lý đất đai, chuyển giao công nghệ và tăng tính cạnh tranh cho nông sản. Giải pháp này đã giúp nông dân vững tin và chủ động hơn với các vụ mùa, giảm nhẹ tác hại do thiên tai gây ra.
Nghiên cứu các giống cây lương thực chịu đựng với thời tiết thay đổi
Tình trạng khí hậu nóng lên đã và đang làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhiệt độ trái đất tăng cao, dự báo sẽ làm giảm sản lượng các loại cây lương thực thiết yếu như lúa, lúa mạch từ 20%-40%. Khí hậu nóng lên cũng làm đất mất độ ẩm, khô cằn và dẫn đến nguy cơ mất mùa cao. Vì vậy, cần tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng có quy mô lớn để đối phó với hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và mưa lớn đang ngày càng nhiều hơn và với cường độ mạnh hơn. Theo dự báo của các nhà khoa học, thời tiết nóng sẽ thường xuyên xuất hiện trong những thập kỷ tới, do vậy, giải pháp tiếp theo là phải nhanh chóng nghiên cứu các giống cây lương thực có khả năng thích nghi hơn với khí hậu này. Chính vì vậy, tại bang An-đra Pra-đét của Ấn Độ, các nhà khoa học đã giúp người nông dân tìm ra những loại cây trồng có khả năng chịu khô hạn, như cây kê thay vì trồng lúa.
Còn tại khu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển ven biển, đánh bắt quá mức, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và việc dinh dưỡng đất bị cuốn trôi đang khiến khu vực này chịu nhiều sức ép từ ô nhiễm công nghiệp. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 17% khí thải gây hiệu ứng nhà kính được sản sinh từ việc triệt phá rừng. Đây là nguồn khí thải độc hại lớn thứ 2 sau nhiên liệu hóa thạch. Nếu không có giải pháp ngăn chặn triệt để việc phá rừng (nhất là rừng nhiệt đới), lượng khí thải CO2 thoát ra sẽ tăng rất lớn, thậm chí vượt lượng khí thải của nhiên liệu hóa thạch nhiều lần. Vì vậy, việc trồng rừng và tăng cường quản lý rừng sẽ giúp giảm trừ lượng khí thải, giảm nhiệt độ không khí và quan trọng là giảm trừ được thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Chuyển đổi các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và công nghệ tiêu thụ các-bon thấp hơn
Sự tăng trưởng kinh tế cao của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á kèm theo mật độ đô thị hóa dày, nạn chặt phá rừng bừa bãi và những thay đổi đáng kể về mục đích sử dụng đất đã khiến các nước đang phát triển ở khu vực này phải trả giá đắt về môi trường. Than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chính trong khu vực và hầu hết các nước đều có nhu cầu cao về năng lượng phục vụ giao thông vận tải và phát triển đô thị. Nếu cứ tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ các-bon cao sẽ sinh ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn, và cuối cùng dẫn đến biến đổi khí hậu. Khí các-bon-níc (CO2) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, khí thải CO2 sẽ tăng lên 130% vào năm 2050. Vì vậy, các nước đang phát triển phải thực hiện ngay giải pháp thải ít loại khí này để tránh phải sử dụng hạ tầng kinh tế các-bon cao. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường đầu tư để chuyển dần nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế thải ít khí các-bon.
Giải pháp "cơ chế phát triển sạch" (CDM) cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Phát triển kinh tế cần đi đôi với giảm thiểu khí các-bon, giảm phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí để đối phó với thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra từ mức 5% GDP toàn cầu xuống còn khoảng 1% GDP hằng năm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng thêm 4,8 độ C đến năm 2100, khiến mực nước biển dâng cao thêm 0,7m. Hậu quả là sản lượng lúa của 4 nước Đông Nam Á gồm Phi-líp-pin, Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a có thể giảm tới 50%. Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C từ nay đến năm 2100, thế giới cần giảm 60% lượng khí thải CO2 liên tục từ nay đến năm 2050.
Với giải pháp này, các nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm thiểu sẽ được cấp Chứng chỉ xác nhận giảm phát thải (Certified Emission Reduction - CER) hay còn được gọi là Chứng chỉ các-bon. Khi có loại chứng chỉ này, một nước có thể chuyển nhượng “quyền phát thải” của mình cho các nước khác để được hưởng lợi ích kép (win - win gains). Thu nhập từ việc chuyển nhượng Chứng chỉ các-bon và Thực hiện được “mô hình phát triển sạch”, đồng nghĩa với “phát triển bền vững”. Từ đó “quyền phát thải” trở thành một loại hình tài nguyên mới có ý nghĩa xã hội hơn bất cứ tài nguyên nào. Ðể tăng nguồn tài chính của mình, các nước kém phát triển sẽ phải bán tài nguyên cho các nước phát triển hơn. Mỹ là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia này chắc chắn thuộc nhóm phát thải lớn và họ có nhu cầu mua tài nguyên phát thải của các nước khác, đặc biệt từ các nước có nền công nghiệp kém phát triển.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thụ động chờ đợi việc giảm khí thải nhà kính trên phạm vi toàn cầu, mỗi quốc gia cần phải có một chương trình đủ mạnh để vừa tham gia tích cực nhất vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa xây dựng hệ thống các công trình hạ tấng kỹ thuật và xã hội.
Giải pháp phát triển nhiên liệu sinh học
Biofuel là loại nhiên liệu sinh học sử dụng ngũ cốc làm nguyên liệu. Các nước phát triển đang nỗ lực tìm cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học. Phần lớn lượng ethanol (dùng để chạy xe hơi) sản xuất từ ngũ cốc của Mỹ được dùng để xuất khẩu sang châu Âu, nơi có giá cao hơn ở Mỹ. Hiện nay tồn tại một nghịch lý là trong khi nhiều quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt ở châu Phi, nạn đói vẫn đang hoành hành, thì ngũ cốc ở các nước phát triển lại được dùng để sản xuất ethanol chạy xe hơi. Vài thập kỷ gần đây giá lương thực luôn có xu hướng tăng. Vì vậy, nỗ lực sản xuất nhiên liệu sạch và nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển cần theo nguyên tắc đồng phát triển (co-development) nhằm đạt sự cân bằng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển để bảo đảm phát triển bền vững.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi thế giới cần giảm số lượng phương tiện vận tải sử dụng động cơ nhiên liệu hóa thạch từ mức 95% hiện nay xuống 40% vào năm 2030. Các phương tiện chạy bằng điện và phương tiện hy-brít (vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng xăng, dầu) cần chiếm đa số trong các phương tiện mới sản xuất trong 20 năm tới.
Thế giới cần đầu tư tới 10 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Số tiền khổng lồ này chủ yếu đầu tư vào việc phát triển năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và các nguồn năng lượng tái sinh khác để giảm sự nóng lên của Trái đất. Liên hợp quốc đề nghị xây dựng Quỹ Năng lượng sạch toàn cầu để hỗ trợ các nguồn năng lượng tái sinh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ năng lượng sạch cho các nước đang phát triển. Quá trình này sẽ giúp các nước nghèo tham gia hiệu quả chương trình sản xuất năng lượng sạch mà vẫn đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế.
Sự giúp đỡ kinh tế của các nước giàu để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu có vai trò rất lớn. Tổ chức Viện trợ quốc tế Oxfam kêu gọi các nước phát triển đầu tư 150 tỷ USD/năm cho các chương trình tài trợ cắt giảm khí thải và thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Tổ chức Liên hợp quốc cũng đề nghị các nước giàu cần dành ra 500 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030 (khoảng 1% GDP) để hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, bởi vì đây là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Số tiền này sẽ giúp chi trả cho những kế hoạch giảm khí thải bằng việc sử dụng các công nghệ tốt hơn cho môi trường, tránh sự thoái hóa rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển./.
Trong khi biến đổi khí hậu (nắng nóng, hạn hán và mưa lớn...) tác động có mức độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây.
Biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế, suy giảm GDP
Thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra lên tới 125 tỷ USD/năm, cao hơn tổng số tiền viện trợ của các nước phát triển dành cho các nước nghèo trên thế giới. Và mức tổn thất này có thể sẽ lên tới 600 tỷ USD/năm vào năm 2030. Hậu quả của việc sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch, gây nên lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) tăng, khiến chính phủ các nước phải hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD/năm. Khoản chi phí này đã cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa vào năng lượng tái tạo. Nếu bỏ được khoản chi phí này, GDP toàn cầu có thể tăng thêm 0,1% mỗi năm và điều quan trọng là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm đến 6%/năm. Các quốc gia đang phát triển sẽ phải hứng chịu phần lớn thiệt hại về kinh tế do thiếu cơ sở vật chất bảo vệ, điều kiện kinh tế bấp bênh và năng lực tài chính cũng như thiết bị chống biến đổi khí hậu hạn chế.
Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê của Liên hợp quốc (ECLAC), thiệt hại hằng năm do thiên tai ở khu vực này vào khoảng 8,6 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2008. Nếu không có các biện pháp ứng phó, thiệt hại do biến đổi khí hậu năm 2100 của khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sẽ chiếm tới 137% GDP (khoảng 250 tỷ USD). Mức thiệt hại trung bình do biến đổi khí hậu gây ra đối với 4 nước đang phát triển Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam) tương đương 6,7% GDP vào năm 2100, tức gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới. GDP của các nước châu Phi và Ðông Á sẽ thiệt hại từ 4%-5% nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do đặc điểm có bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp dễ bị ảnh hưởng của bão, lốc, lượng mưa cao và thất thường. Trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1%-1,5% GDP do biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các nhà khoa học, mực nước biển sẽ dâng lên 5cm mỗi năm và nếu nước biển dâng 1m sẽ làm giảm 7% sản luợng nông nghiệp và 10% GDP và nếu dâng lên từ 3-5 m thì điều này đồng nghĩa với " thảm họa sẽ xảy ra" ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng lương thực, tăng nghèo đói
Biến đổi khí hậu làm sản lượng nông nghiệp bấp bênh, đẩy hàng trăm triệu người có thể lâm vào nghèo đói. Châu Phi có nguy cơ mất 30% sản lượng ngô vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Tình trạng khí hậu nóng lên làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng châu Á (ADB), nếu nhiệt độ bình quân tăng lên 1độ C thì năng suất lúa sẽ giảm 10%, sản lượng gạo có thể giảm 50% cho đến năm 2100 và điều này vô cùng quan trọng với những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan. Thực trạng này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển, bởi vì cứ 1 tỷ người dân có mức sống dưới 1USD/ ngày thì có đến 750 triệu người phụ thuộc vào nông nghiệp. Theo WB, chỉ cần nhiệt độ trái đất tăng lên thêm 2 độ C cũng có thể khiến 400 triệu người có nguy cơ bị đói và 2 tỷ người thiếu nước dùng. Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến thời vụ sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu. Sự thay đổi thời tiết dẫn đến phát sinh bệnh mới đối với trồng trọt và chăn nuôi và có nguy cơ phát triển thành đại dịch bệnh.
Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp và làm tăng giá lương thực chủ yếu là ngũ cốc - một loại lương thực rất quan trọng đối với các hộ dân nghèo ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WB, giá gạo ở Mum-bai (Ấn Độ) đã tăng 25% vào tháng 8-2009 do những cơn mưa như trút nước vào đúng thời điểm thu hoạch lúa. Sản lượng lúa gạo của Ấn Độ cũng bị giảm 17 triệu tấn so với mức thu hoạch được 82 triệu tấn năm 2008. Bão Ketsana và Parma hồi tháng 10-2009 đã khiến cánh đồng lúa đang chờ thu hoạch của Phi-líp-pin bị ngập nước, làm giảm 1 triệu tấn lúa gạo và buộc nước này phải mua thêm 300.000 tấn gạo trên thị trường thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 tỷ người đang sống trong các khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đến cuối thế kỷ XXI, con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Và với tác động không ngừng của biến đổi khí hậu, trong một thời gian nữa, hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực và thực phẩm. Các quốc gia Băng-la-đét, Mê-hi-cô, và Cộng hòa Dăm-bi-a có tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo lớn nhất, với tỷ lệ lần lượt là 1,4%, 1,8% và 4,6% mỗi năm bởi các vấn nạn về khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ có thêm 1,8 triệu người bị bần cùng hóa ở Băng-la-đét, Mê-hi-cô và có thêm nửa triệu người ở Cộng hòa Dăm-bi-a.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và an sinh xã hội của người dân
Theo Chương trình phát triển (UNDP) của Liên hợp quốc, hằng năm biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến 262 triệu người, trong đó phần lớn thuộc các nước đang phát triển và nó đang trở thành thảm họa lớn nhất của nhân loại. Năm 2008, số người bị mất nhà cửa do thiên tai như bão, lũ, động đất.... đã lên tới 36 triệu người (gấp 4 lần so với số người bị mất nhà cửa trong các cuộc xung đột và chiến tranh trên toàn cầu). Số người bị tác động bởi hạn hán, nước biển dâng cao... thậm chí còn lớn hơn nhiều.
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a là những quốc gia đang phát triển phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, của nhiệt độ tăng cao và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng khiến In-đô-nê-xi-a mất đi một số lượng lớn các đảo, trong khi vùng duyên hải của Việt Nam cũng có nguy cơ bị nước biển “xóa sổ” hoàn toàn. Hằng năm, bão lũ ở Đông Nam Á đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Trận động đất hồi tháng 10-2009 tại In-đô-nê-xi-a làm hơn 1.100 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị chôn vùi trong đống đổ nát, hàng chục nghìn người bị mất nhà cửa và hàng trăm triệu người phải di cư tìm đất sống.
Nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu cũng sẽ làm mất đi 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe dọa nơi sinh sống và sản xuất của 17 triệu người. Nếu nước biển dâng cao 1m, sẽ làm ngập 0,5 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Hồng, và 1,5-2 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Lũ lớn cũng làm cho 90% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4-5 tháng mỗi năm. Ngược lại, mùa khô lượng nước ở khu vực này lại giảm 29% gây ra tình trạng hạn hán trầm trọng. Dự báo, nếu tốc độ thải khí CO2 vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay thì nhiệt độ trung bình trái đất sẽ ấm lên 4 độ C vào năm 2060, đe dọa tới nguồn nước của gần 50 % dân số thế giới, gây thiệt hại rất lớn tới vật nuôi và cây trồng.
Giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu
Không phải ngẫu nhiên Hội nghị "Liên kết chống biến đổi khí hậu" diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) tháng 12-2009 thu hút được sự quan tâm của mọi quốc gia. Đối phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo. Trên thực tế, hiện các quốc gia trên thế giới đang phối hợp ở các tầng cấp khác nhau thực hiện các giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Cung cấp rộng rãi hệ thống thông tin, cảnh báo sớm đối với biến đổi khí hậu và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ
Để đối phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo phải sớm và chính xác. Đây là giải pháp mang tính tập thể. Các quốc gia cần mở rộng mạng lưới quan trắc, bổ sung các trạm quan trắc chất lượng nguồn nước, chất lượng không khí, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ dự báo viên, nâng cấp công tác dự báo thiên tai. Ngoài ra, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Khác với nông dân tại các nước phát triển, nông dân ở các nước đang phát triển rất ít được cập nhật về tình trạng khí hậu nơi mình sinh sống và canh tác. Do đó, các giải pháp đến với họ rất khó khăn. Vì vậy, mô hình phối hợp giữa chính quyền địa phương, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được xem là cần thiết. Giải pháp này đã được áp dụng tại Ê-thi-ô-pi-a và đã cho thấy kết quả tốt. Chương trình tập trung vào ngôi làng A-di Ha, nơi có 40% hộ trồng “teff” - một loại ngũ cốc. Mục đích của chương trình là phát triển cách thức quản lý đối phó với rủi ro, trong đó có cải thiện các giải pháp quản lý đất đai, chuyển giao công nghệ và tăng tính cạnh tranh cho nông sản. Giải pháp này đã giúp nông dân vững tin và chủ động hơn với các vụ mùa, giảm nhẹ tác hại do thiên tai gây ra.
Nghiên cứu các giống cây lương thực chịu đựng với thời tiết thay đổi
Tình trạng khí hậu nóng lên đã và đang làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhiệt độ trái đất tăng cao, dự báo sẽ làm giảm sản lượng các loại cây lương thực thiết yếu như lúa, lúa mạch từ 20%-40%. Khí hậu nóng lên cũng làm đất mất độ ẩm, khô cằn và dẫn đến nguy cơ mất mùa cao. Vì vậy, cần tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng có quy mô lớn để đối phó với hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và mưa lớn đang ngày càng nhiều hơn và với cường độ mạnh hơn. Theo dự báo của các nhà khoa học, thời tiết nóng sẽ thường xuyên xuất hiện trong những thập kỷ tới, do vậy, giải pháp tiếp theo là phải nhanh chóng nghiên cứu các giống cây lương thực có khả năng thích nghi hơn với khí hậu này. Chính vì vậy, tại bang An-đra Pra-đét của Ấn Độ, các nhà khoa học đã giúp người nông dân tìm ra những loại cây trồng có khả năng chịu khô hạn, như cây kê thay vì trồng lúa.
Còn tại khu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển ven biển, đánh bắt quá mức, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và việc dinh dưỡng đất bị cuốn trôi đang khiến khu vực này chịu nhiều sức ép từ ô nhiễm công nghiệp. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 17% khí thải gây hiệu ứng nhà kính được sản sinh từ việc triệt phá rừng. Đây là nguồn khí thải độc hại lớn thứ 2 sau nhiên liệu hóa thạch. Nếu không có giải pháp ngăn chặn triệt để việc phá rừng (nhất là rừng nhiệt đới), lượng khí thải CO2 thoát ra sẽ tăng rất lớn, thậm chí vượt lượng khí thải của nhiên liệu hóa thạch nhiều lần. Vì vậy, việc trồng rừng và tăng cường quản lý rừng sẽ giúp giảm trừ lượng khí thải, giảm nhiệt độ không khí và quan trọng là giảm trừ được thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Chuyển đổi các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và công nghệ tiêu thụ các-bon thấp hơn
Sự tăng trưởng kinh tế cao của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á kèm theo mật độ đô thị hóa dày, nạn chặt phá rừng bừa bãi và những thay đổi đáng kể về mục đích sử dụng đất đã khiến các nước đang phát triển ở khu vực này phải trả giá đắt về môi trường. Than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chính trong khu vực và hầu hết các nước đều có nhu cầu cao về năng lượng phục vụ giao thông vận tải và phát triển đô thị. Nếu cứ tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ các-bon cao sẽ sinh ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn, và cuối cùng dẫn đến biến đổi khí hậu. Khí các-bon-níc (CO2) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, khí thải CO2 sẽ tăng lên 130% vào năm 2050. Vì vậy, các nước đang phát triển phải thực hiện ngay giải pháp thải ít loại khí này để tránh phải sử dụng hạ tầng kinh tế các-bon cao. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường đầu tư để chuyển dần nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế thải ít khí các-bon.
Giải pháp "cơ chế phát triển sạch" (CDM) cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Phát triển kinh tế cần đi đôi với giảm thiểu khí các-bon, giảm phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí để đối phó với thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra từ mức 5% GDP toàn cầu xuống còn khoảng 1% GDP hằng năm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng thêm 4,8 độ C đến năm 2100, khiến mực nước biển dâng cao thêm 0,7m. Hậu quả là sản lượng lúa của 4 nước Đông Nam Á gồm Phi-líp-pin, Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a có thể giảm tới 50%. Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C từ nay đến năm 2100, thế giới cần giảm 60% lượng khí thải CO2 liên tục từ nay đến năm 2050.
Với giải pháp này, các nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm thiểu sẽ được cấp Chứng chỉ xác nhận giảm phát thải (Certified Emission Reduction - CER) hay còn được gọi là Chứng chỉ các-bon. Khi có loại chứng chỉ này, một nước có thể chuyển nhượng “quyền phát thải” của mình cho các nước khác để được hưởng lợi ích kép (win - win gains). Thu nhập từ việc chuyển nhượng Chứng chỉ các-bon và Thực hiện được “mô hình phát triển sạch”, đồng nghĩa với “phát triển bền vững”. Từ đó “quyền phát thải” trở thành một loại hình tài nguyên mới có ý nghĩa xã hội hơn bất cứ tài nguyên nào. Ðể tăng nguồn tài chính của mình, các nước kém phát triển sẽ phải bán tài nguyên cho các nước phát triển hơn. Mỹ là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia này chắc chắn thuộc nhóm phát thải lớn và họ có nhu cầu mua tài nguyên phát thải của các nước khác, đặc biệt từ các nước có nền công nghiệp kém phát triển.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thụ động chờ đợi việc giảm khí thải nhà kính trên phạm vi toàn cầu, mỗi quốc gia cần phải có một chương trình đủ mạnh để vừa tham gia tích cực nhất vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa xây dựng hệ thống các công trình hạ tấng kỹ thuật và xã hội.
Giải pháp phát triển nhiên liệu sinh học
Biofuel là loại nhiên liệu sinh học sử dụng ngũ cốc làm nguyên liệu. Các nước phát triển đang nỗ lực tìm cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học. Phần lớn lượng ethanol (dùng để chạy xe hơi) sản xuất từ ngũ cốc của Mỹ được dùng để xuất khẩu sang châu Âu, nơi có giá cao hơn ở Mỹ. Hiện nay tồn tại một nghịch lý là trong khi nhiều quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt ở châu Phi, nạn đói vẫn đang hoành hành, thì ngũ cốc ở các nước phát triển lại được dùng để sản xuất ethanol chạy xe hơi. Vài thập kỷ gần đây giá lương thực luôn có xu hướng tăng. Vì vậy, nỗ lực sản xuất nhiên liệu sạch và nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển cần theo nguyên tắc đồng phát triển (co-development) nhằm đạt sự cân bằng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển để bảo đảm phát triển bền vững.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi thế giới cần giảm số lượng phương tiện vận tải sử dụng động cơ nhiên liệu hóa thạch từ mức 95% hiện nay xuống 40% vào năm 2030. Các phương tiện chạy bằng điện và phương tiện hy-brít (vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng xăng, dầu) cần chiếm đa số trong các phương tiện mới sản xuất trong 20 năm tới.
Thế giới cần đầu tư tới 10 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Số tiền khổng lồ này chủ yếu đầu tư vào việc phát triển năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và các nguồn năng lượng tái sinh khác để giảm sự nóng lên của Trái đất. Liên hợp quốc đề nghị xây dựng Quỹ Năng lượng sạch toàn cầu để hỗ trợ các nguồn năng lượng tái sinh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ năng lượng sạch cho các nước đang phát triển. Quá trình này sẽ giúp các nước nghèo tham gia hiệu quả chương trình sản xuất năng lượng sạch mà vẫn đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế.
Sự giúp đỡ kinh tế của các nước giàu để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu có vai trò rất lớn. Tổ chức Viện trợ quốc tế Oxfam kêu gọi các nước phát triển đầu tư 150 tỷ USD/năm cho các chương trình tài trợ cắt giảm khí thải và thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Tổ chức Liên hợp quốc cũng đề nghị các nước giàu cần dành ra 500 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030 (khoảng 1% GDP) để hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, bởi vì đây là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Số tiền này sẽ giúp chi trả cho những kế hoạch giảm khí thải bằng việc sử dụng các công nghệ tốt hơn cho môi trường, tránh sự thoái hóa rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển./.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Kiến trúc sư của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại  (20/12/2013)
Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc  (20/12/2013)
Thủ tướng Campuchia và Phu nhân sẽ thăm Việt Nam  (20/12/2013)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28  (20/12/2013)
Campuchia: Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không từ chức  (20/12/2013)
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ với trách nhiệm cao nhất  (20/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên