Tạm thời, hạn chế nhưng vô cùng quan trọng
20:43, ngày 02-12-2013
TCCSĐT - Thỏa thuận đạt được trong vòng đàm phán mới đây nhất giữa I-ran với nhóm P5+1 gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ) về vấn đề hạt nhân của I-ran xứng đáng là một trong những sự kiện chính trị thế giới trong năm 2013 sắp đi qua này.
Trọn một thập kỷ sau khi khuôn khổ đàm phán giữa I-ran với 6 quốc gia là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức được định hình và duy trì, các thành viên tham gia mới đạt được thỏa thuận và điều rất quan trọng là thỏa thuận ấy ràng buộc tất cả 7 nước nói trên vào trách nhiệm cùng nhau hướng tới và vươn đến thỏa thuận cuối cùng về giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của I-ran.
Thỏa thuận này trên danh nghĩa chỉ là tạm thời, phạm vi nội dung còn hạn chế, nhưng lại có ý nghĩa và tác động vô cùng quan trọng của sự chuyển biến mang tính đột phá và bước ngoặt. Nó cho thấy trước hết là các bên liên quan có thể thỏa hiệp được với nhau trong vấn đề hết sức nan giải và nhạy cảm về mọi phương diện, tác động trực tiếp không chỉ tới các cặp quan hệ song phương mà còn cả tới cục diện quan hệ chung và tình hình chính trị an ninh ở khu vực Trung Đông và Vùng Vịnh.
Tính tạm thời và hạn chế của thỏa thuận nói trên thể hiện rõ nhất ở chỗ, nó chỉ có hiệu lực trong thời gian 6 tháng. Việc đặt ra thời hạn ấy là một cách để các bên liên quan tự ràng buộc nhau vào trách nhiệm duy trì và tiếp tục tiến trình đàm phán với đà tiến triển đã đạt được và hướng tới giải pháp chính trị cuối cùng. Nhưng đồng thời cũng còn có cả sự hạn chế về mức độ. Chẳng hạn như I-ran giữ được quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích dân sự, có nghĩa là vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình nhưng bị kiểm soát và giám sát quốc tế cũng như chỉ được phép làm giàu chất liệu phóng xạ với mức độ rất thấp. Mỹ cũng mới chỉ buộc phải nới lỏng ở mức độ nhất định chứ chưa phải dỡ bỏ hoàn toàn những biện pháp cũng như mức độ bao vây cấm vận và trừng phạt I-ran.
Mục tiêu được Mỹ ưu tiên hàng đầu hiện nay trong quá trình đàm phán với I-ran về vấn đề hạt nhân của nước này là phải ngừng ngay mọi tiến triển của I-ran trong chương trình hạt nhân mà Mỹ cho rằng sẽ đưa I-ran tiến đến gần hơn khả năng chế tạo được vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, mục tiêu được I-ran ưu tiên hàng đầu hiện tại trong khuôn khổ đàm phán này là đàm phán "bằng vai, phải lứa", đặc biệt với Mỹ, nếu không phải ở thế mạnh thì cũng là chủ động và ngang bằng, duy trì chương trình hạt nhân, trong đó đặc biệt là làm giàu chất liệu phóng xạ ở mức độ nhất định, và buộc Mỹ chấp nhận dần việc gỡ bỏ những biện pháp bao vây cấm vận, trừng phạt.
Chính vì không bên nào được hết cũng như bị mất hết, bên nào cũng được cái mình cần và không bị mất cái mà họ vẫn muốn bám giữ. Không những thế còn đồng thời mở ra khả năng đạt giải pháp chính trị cuối cùng nên hai bên đều hài lòng và đánh giá cao thỏa thuận này. Chính vì thế mà thỏa thuận này được đánh giá là một trong những sự kiện chính trị thế giới của năm 2013
Ý nghĩa quan trọng của nó còn thể hiện ở chỗ cả hai phía đều chứng tỏ không thiện chí suông mà tất cả đã bắt đầu tận dụng thiện chí và cơ hội mới có để thiết thực hóa tiến trình đàm phán. Như vậy có thể nói hai phía đã gây dựng được lòng tin ban đầu cho dù sự tin cậy ấy sẽ bị thử thách một cách quyết định trong quá trình thực hiện thỏa thuận này.
Đối với I-ran, thỏa thuận này gián tiếp công nhận vai trò chính trị - an ninh ở khu vực cho I-ran, tạo thêm tiền đề thuận lợi cần thiết để I-ran bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Mỹ cũng như các nước phương Tây. Đối với I-xra-en, A-rập Xê út và phần nào cả Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận này là một cú đòn giáng vào thể diện và lợi ích chiến lược của họ, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của các nước này tại khu vực cũng như trong chiến lược của Mỹ. Điều đó lý giải vì sao họ chống phá quyết liệt đến cùng mọi tiến triển trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran./.
Thỏa thuận này trên danh nghĩa chỉ là tạm thời, phạm vi nội dung còn hạn chế, nhưng lại có ý nghĩa và tác động vô cùng quan trọng của sự chuyển biến mang tính đột phá và bước ngoặt. Nó cho thấy trước hết là các bên liên quan có thể thỏa hiệp được với nhau trong vấn đề hết sức nan giải và nhạy cảm về mọi phương diện, tác động trực tiếp không chỉ tới các cặp quan hệ song phương mà còn cả tới cục diện quan hệ chung và tình hình chính trị an ninh ở khu vực Trung Đông và Vùng Vịnh.
Tính tạm thời và hạn chế của thỏa thuận nói trên thể hiện rõ nhất ở chỗ, nó chỉ có hiệu lực trong thời gian 6 tháng. Việc đặt ra thời hạn ấy là một cách để các bên liên quan tự ràng buộc nhau vào trách nhiệm duy trì và tiếp tục tiến trình đàm phán với đà tiến triển đã đạt được và hướng tới giải pháp chính trị cuối cùng. Nhưng đồng thời cũng còn có cả sự hạn chế về mức độ. Chẳng hạn như I-ran giữ được quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích dân sự, có nghĩa là vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình nhưng bị kiểm soát và giám sát quốc tế cũng như chỉ được phép làm giàu chất liệu phóng xạ với mức độ rất thấp. Mỹ cũng mới chỉ buộc phải nới lỏng ở mức độ nhất định chứ chưa phải dỡ bỏ hoàn toàn những biện pháp cũng như mức độ bao vây cấm vận và trừng phạt I-ran.
Mục tiêu được Mỹ ưu tiên hàng đầu hiện nay trong quá trình đàm phán với I-ran về vấn đề hạt nhân của nước này là phải ngừng ngay mọi tiến triển của I-ran trong chương trình hạt nhân mà Mỹ cho rằng sẽ đưa I-ran tiến đến gần hơn khả năng chế tạo được vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, mục tiêu được I-ran ưu tiên hàng đầu hiện tại trong khuôn khổ đàm phán này là đàm phán "bằng vai, phải lứa", đặc biệt với Mỹ, nếu không phải ở thế mạnh thì cũng là chủ động và ngang bằng, duy trì chương trình hạt nhân, trong đó đặc biệt là làm giàu chất liệu phóng xạ ở mức độ nhất định, và buộc Mỹ chấp nhận dần việc gỡ bỏ những biện pháp bao vây cấm vận, trừng phạt.
Chính vì không bên nào được hết cũng như bị mất hết, bên nào cũng được cái mình cần và không bị mất cái mà họ vẫn muốn bám giữ. Không những thế còn đồng thời mở ra khả năng đạt giải pháp chính trị cuối cùng nên hai bên đều hài lòng và đánh giá cao thỏa thuận này. Chính vì thế mà thỏa thuận này được đánh giá là một trong những sự kiện chính trị thế giới của năm 2013
Ý nghĩa quan trọng của nó còn thể hiện ở chỗ cả hai phía đều chứng tỏ không thiện chí suông mà tất cả đã bắt đầu tận dụng thiện chí và cơ hội mới có để thiết thực hóa tiến trình đàm phán. Như vậy có thể nói hai phía đã gây dựng được lòng tin ban đầu cho dù sự tin cậy ấy sẽ bị thử thách một cách quyết định trong quá trình thực hiện thỏa thuận này.
Đối với I-ran, thỏa thuận này gián tiếp công nhận vai trò chính trị - an ninh ở khu vực cho I-ran, tạo thêm tiền đề thuận lợi cần thiết để I-ran bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Mỹ cũng như các nước phương Tây. Đối với I-xra-en, A-rập Xê út và phần nào cả Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận này là một cú đòn giáng vào thể diện và lợi ích chiến lược của họ, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của các nước này tại khu vực cũng như trong chiến lược của Mỹ. Điều đó lý giải vì sao họ chống phá quyết liệt đến cùng mọi tiến triển trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran./.
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 - Hướng tới tầm nhìn “ba không”  (02/12/2013)
Việt Nam tham dự Liên hoan Thanh niên, Sinh viên thế giới  (02/12/2013)
Việt Nam đầu tư hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS  (01/12/2013)
Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS  (01/12/2013)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12-2013  (01/12/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên