Tăng cường giao lưu văn hóa để cùng phát triển
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ điều này tại lễ khai trương Bảo tàng Đông Nam Á (Bảo tàng đầu tiên về các dân tộc Đông Nam Á trong khu vực), chiều 30-11, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Dự án xây dựng khu Bảo tàng Đông Nam Á được đặt ra từ năm 1997 khi Chính phủ chấp thuận chủ trương mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để giới thiệu về các dân tộc Đông Nam Á.
“Điều đó thể hiện quan điểm, tầm nhìn, quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường giao lưu văn hóa, cùng với hợp tác kinh tế, an ninh, chính trị, hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN, ngôi nhà chung của các dân tộc ở Đông Nam Á, để tạo thành một cộng đồng đoàn kết, cùng tồn tại và phát triển”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng Bảo tàng Đông Nam Á, mặc dù quy mô còn khiêm tốn nhưng sẽ đóng góp tích cực, cổ vũ cho việc tăng cường nghiên cứu, giao lưu văn hóa, làm phong phú, đặc sắc thêm nền văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực để giúp nhân dân Việt Nam hiểu thêm về văn hóa các dân tộc cũng như mang những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tới nhân dân các nước.
Cùng với việc xây dựng tòa nhà trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thực hiện hàng chục chuyến nghiên cứu sưu tầm hiện vật và tư liệu ở các nước Đông Nam Á, đến nay đã có hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình. Ngoài ra, Bảo tàng Đông Nam Á còn được tặng 3 bộ sưu tập quý của các nhà khoa học ở các nước: Bộ sưu tập dân tộc học loại hình châu Á của Giáo sư Karenko (Nhật Bản), bộ sưu tập "Một thoáng văn hóa thế giới" của Giáo sư Nguyễn Thành Khôi, Việt kiều tại Paris (Pháp) và bộ sưu tập tranh kính của Tiến sĩ Rosaria (Italy).
Là bảo tàng đầu tiên về văn hoá dân tộc các nước Đông Nam Á, Bảo tàng Đông Nam Á sẽ là điểm kết nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá các nước trong khu vực, tạo nhiều cơ hội cho giới nghiên cứu và những người quan tâm tìm hiểu về văn hoá của các nước trong khu vực, hiểu được những nét tương đồng, những điểm khác biệt trong văn hoá Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đánh giá, Bảo tàng Đông Nam Á sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu, hiểu biết văn hóa giữa các nước ASEAN, một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng việc khai trương Bảo tàng Đông Nam Á thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở khu vực Đông Nam Á, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế./.
Tướng Mỹ xin lỗi về vụ không kích sát hại dân thường Afghanistan  (01/12/2013)
Tập trung thực hiện những giải pháp căn cơ trong phòng chống AIDS  (01/12/2013)
Khẩn trương cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp (sửa đổi)  (01/12/2013)
Diễn tập phòng, chống khủng bố hàng không  (01/12/2013)
Đoàn cấp cao Hà Nội kết thúc thăm bốn nước châu Âu  (01/12/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên