Tổng hội địa chất Việt Nam nâng cao vai trò và uy tín nhờ tư vấn, phản biện xã hội
Trải qua chặng đường 30 năm (1983 - 2013), Tổng hội địa chất Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngôi nhà chung tập hợp trí tuệ của tất cả những nhà quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất trên lĩnh vực địa chất trong cả nước.
Tập hợp trí tuệ
Những ngày đầu Hội địa chất chỉ tập trung đa phần các nhà địa chất lão thành với số lượng không nhiều, ngành nghề cũng hạn chế, sau lực lượng dần phát triển đa dạng, đa ngành, đặc biệt từ năm 2003, chuyển từ Hội thành Tổng hội địa chất Việt Nam và thành lập 14 hội chuyên ngành.
Tổng hội tập trung đầy đủ các chuyên ngành phức tạp của địa chất như cổ sinh - địa tầng, địa hóa, kiến tạo, địa mạo - đệ tứ, trầm tích, tuyển khoáng, địa chất biển, đá quý và kinh tế địa chất….Các hội có thể hoạt động, giao lưu, hội nhập với các hội tương ứng trong khu vực và quốc tế, phát huy được tính sáng tạo, năng động của các nhà địa chất Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng hội còn thành lập 35 đơn vị khoa học - công nghệ, trong đó có 3 Viện nghiên cứu, 17 Liên hiệp khoa học sản xuất và 15 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến của ngành Địa chất và Môi trường. Tổng hội còn có 9 hội trực thuộc và câu lạc bộ Búa vàng địa chất. Các đơn vị này đã bám sát sản xuất, đề xuất và thực hiện hàng trăm đề tài, hợp đồng nghiên cứu dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực điều tra địa chất, đo đạc địa hình, tìm kiếm, đánh giá khoáng sản, khảo sát nền móng xây dựng công trình… phục vụ phát triển kinh tế các tỉnh, thành phố và các ngành khai thác mỏ, xây dựng, giao thông, quy hoạch đô thị. Nhờ vậy, mỗi năm giá trị hợp đồng đạt gần 100 tỷ đồng, tạo việc làm cho lao động trẻ, những người nghỉ hưu…
Tổng hội phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, thu hút sự chú ý của các nhà địa chất trong và ngoài nước như các hội thảo quốc tế “Công viên địa chất châu Á - Thái Bình Dương”, “Địa công trình và ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng”; các tọa đàm “Lời nguyền về tài nguyên và minh bạch trong công nghệ khai khoáng”, “Những điều suy ngẫm về chương trình kỹ thuật và chế biến quặng bauxite ở Tây Nguyên”… Các cán bộ khoa học đã biên soạn nhiều tài liệu, sách phổ biến kiến thức khoa học địa chất và biên soạn từ điển giải thích Anh - Việt “Địa sinh thái - Địa môi trường - Địa kỹ thuật”.
Phát triển bền vững
Tiến sĩ Bùi Đức Thắng, Tổng Thư ký Tổng hội địa chất cho biết, trước hết phải khẳng định làm cho đông đảo công chúng hiểu thực chất Việt Nam là nước không giàu tài nguyên khoáng sản mà chỉ là đất nước đa dạng về khoáng sản, bởi trước đó có quan điểm khẳng định Việt Nam giàu khoáng sản. Các loại khoáng sản nước ta có nhiều như Bauxit hiện đứng thứ 4 thế giới, sau Guinea, Australia, Brazil nhưng nhu cầu sử dụng của Việt Nam không nhiều. Ngược lại, những thứ quý giá có thể tăng nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế song Việt Nam có ít hoặc không có là đá quý, kim cương.
Qua công tác tư vấn, phản biện xã hội về các chương trình, dự án mà xã hội đang quan tâm, vai trò và uy tín của Tổng hội đã được xác lập và đánh giá cao. Tổng hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị đánh giá đúng đắn tiềm năng khoáng sản của đất nước, trong đó đặc biệt lưu ý khái niệm tài nguyên và trữ lượng. Quan điểm này đã được báo cáo tại nhiều hội thảo trong nước và được dư luận đồng tình. Các ý kiến phản biện của Tổng hội địa chất Việt Nam về tài nguyên khoáng sản đã được xác nhận. Mới đây nhất, trong báo cáo dự thảo của Ban cán sự Chính phủ về Biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường gửi lên Bộ Chính trị khẳng định Việt Nam có tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm đảm bảo an sinh xã hội và môi trường.
Một số vấn đề quan trọng đang được các chuyên gia của Tổng hội quan tâm đề xuất Nhà nước có quyết sách như sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất… Các hội chuyên ngành cũng có các phản biện một số vấn đề cụ thể về bauxite, laterit Tây Nguyên, than đồng bằng sông Hồng, urani, đất hiếm…
Để phát triển bền vững, Tổng hội và các hội chuyên ngành tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, diễn đàn để phản ánh với các cơ quan nhà nước về chính sách khoáng sản tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề minh bạch hóa ngành khai khoáng. Tổng hội đặc biệt tập trung nghiên cứu các đề tài về giảm thiểu tai biến địa chất, biến đổi khí hậu, môi trường, kinh tế - chính sách địa chất, khoáng sản…
Nhân dịp này, ngày 5-10, Tổng hội địa chất Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Cảnh Dương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất khoáng sản được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch điều hành Tập đoàn Gazprom  (05/10/2013)
Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn bị thiệt hại do mưa lũ gây ra  (05/10/2013)
Thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (05/10/2013)
Các cơ quan, đơn vị phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung  (04/10/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên