Việt Nam nằm trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới
Riêng Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm gần 1/3 tổng lượng kiều hối của các nước đang phát triển trong năm nay. Lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tăng mạnh về trung hạn với mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 9% và sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm 2016.
Tổng lượng kiều hối toàn cầu, kể cả lượng chuyển về các nước có thu nhập cao, ước tính sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm nay và sẽ đạt mức kỷ lục 707 tỷ USD năm 2016, theo Báo cáo tóm tắt về Di cư và Phát triển của Ngân hàng Thế giới.
Con số ước tính thể hiện sự thay đổi trong phân loại quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó, một số quốc gia nhận kiều hối lớn như Nga, Latvia, Lithunina và Uruguay không còn nằm trong nhóm các nước đang phát triển nữa. Ngoài ra, con số về kiều hối cũng thể hiện thay đổi trong định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về kiều hối mà theo đó, một số giao dịch chuyển vốn đã bị loại trừ và các giao dịch này có ảnh hưởng tới một số nước đang phát triển lớn như Brazil.
Theo thống kê chính thức, các nước nhận nhiều kiều hối trong năm 2013 là Ấn Độ (khoảng 71 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Philippines (26 tỷ USD), Mexico (22 tỷ USD), Nigieria (21 tỷ USD) và Ai Cập (20 tỷ USD). Tiếp theo là các nước nhận nhiều kiều hối khác gồm Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, và Ukraine.
Nếu so với GDP, các nước nhận nhiều kiều hối năm 2012 là Tazikistan (48%), Cộng hòa Kirghizistan (31%), Losotho và Nepan (25%) và Mondova (24%).
Tăng trưởng kiều hối tại các vùng trên thế giới đều rất mạnh, trừ Mỹ La-tinh và Caribean có lượng kiều hối sụt giảm do kinh tế Mỹ suy yếu.
Ông Dilip Ratha, Trưởng nhóm Di cư và Kiều hối thuộc Ban Nghiên cứu Phát triển của Ngân hàng Thế giới nhận định: “Các nhà hoạch định chính sách còn có thể làm nhiều hơn nữa nhằm đạt hiệu quả tối đa của kiều hối bằng các biện pháp giúp quá trình chuyển tiền ít tốn kém hơn và lượng tiền được sử dụng hiệu quả hơn cho bản thân cá nhân và quốc gia nhận kiều hối”.
Chi phí chuyển tiền qua các kênh chính thức vẫn cao và đang cản trở việc sử dụng kiều hối cho các mục đích phát triển, trong khi người chuyển tiền ưa tìm cách chuyển tiền về nhà qua các kênh phi chính thức hơn. Chi phí chuyển kiều hối trung bình toàn cầu là 9% và con số này không thay đổi kể từ 2012./.
Phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020  (03/10/2013)
Trao tặng Huân chương, Huy chương của nước Lào cho 25 tập thể, cá nhân tại thành phố Đà Nẵng  (03/10/2013)
Cả nước chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra  (03/10/2013)
Bế mạc Đại hội đồng lần thứ 34 Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc  (03/10/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay