Giải thoát trước, giải pháp sau
10:59, ngày 26-09-2013
TCCSĐT - Sáng kiến của Nga về kiểm soát kho vũ khí hóa học ở Xy-ri đã đưa lại lối rẽ bất ngờ cho diễn biến tình hình chính trị an ninh ở Xy-ri. Từ việc thể hiện một quan điểm mới có thể vô tình mà cũng có thể chủ ý của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry, Nga đã nắm bắt và tận dụng thành cơ hội ngoại giao để gây dựng vai trò chính trị nước lớn.
Kết quả cụ thể trước hết của sáng kiến ấy là ngăn chặn Mỹ và một số đồng minh thực hiện ý định tấn công quân sự Xy-ri và giúp Nga trở thành một trong những đối tác đóng vai trò quyết định nhất trong việc hoạch định và triển khai thực hiện định hướng giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri. Sáng kiến này cũng đã đưa Mỹ và Nga xích lại gần nhau hơn bất chấp những khúc mắc và bất hoà mang tính nguyên tắc cơ bản hiện vẫn còn rất sâu sắc trong mối quan hệ song phương này. Sau đó, Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về việc kiểm soát và tiêu huỷ kho vũ khí hóa học ở Xy-ri. Sáng kiến của Nga được Mỹ và các đồng minh cũng như Chính phủ Xy-ri nhanh chóng tán đồng bởi nó giúp tất cả các đối tác này thoát ra khỏi tình thế khó xử về chính trị mà không bị mất thể diện và bị coi là ở thế yếu.
Cho tới nay, Nga vẫn kiên định lập trường ủng hộ Chính phủ Xy-ri trong cuộc đối đầu với phe chống Chính phủ ở nước này được Mỹ, EU cùng một số đồng minh ở khu vực Trung Đông và Vùng Vịnh hậu thuẫn mạnh mẽ cả về chính trị, tài chính, quân sự. Nga kiên quyết phản đối bên ngoài can thiệp quân sự vào diễn biến tình hình ở Xy-ri. Chính vì thế mà Nga thường bị chỉ trích là "không mang tính xây dựng" và “lẻ loi” trong một số diễn đàn đa phương quốc tế trong vấn đề Xy-ri. Tuy nhiên, chính sáng kiến trên đã đưa lại cho Nga vị thế khác, vai trò khác và cả diện mạo khác.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã tự đẩy mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Năm ngoái, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma coi việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri là "chỉ giới đỏ", có nghĩa là động chạm tới "lợi ích cốt lõi" của Mỹ và buộc Mỹ phải hành động, can thiệp quân sự vào Xy-ri. Sau khi xảy vụ việc ngày 21-8 vừa qua ở ngoại ô thủ đô Đa-mát của Xy-ri, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành tấn công quân sự vào Xy-ri nếu như không muốn bị coi là "nói lời mà không giữ lời". Một khi tình huống như thế xảy ra thì cả uy danh, ảnh hưởng, lẫn độ tin cậy của Mỹ và của cá nhân Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trên thế giới sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Mỹ sẽ bị không ít đối thủ hiện tại của Mỹ coi thường. Và mọi răn đe, dọa dẫm của Mỹ đối với I-ran hay Triều Tiên chẳng hạn sẽ mất tác dụng chỉ là một ví dụ.
Tuy nhiên, tấn công quân sự Xy-ri lại là quyết định đầy rủi ro về chính trị và pháp lý quốc tế đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Ông B. Ô-ba-ma không có được sự chấp thuận và cho phép của Liên hợp quốc vì Nga sẽ phủ quyết. Thêm vào đó, đa số dân Mỹ không đồng tình. Quốc hội Anh đã không cho phép Chính phủ nước này tham gia tiến hành tấn công quân sự Xy-ri. Tổng thống Pháp Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ rất sốt sắng nhưng dư luận xã hội Pháp cũng không thuận. Cho nên Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã cài số lùi bằng việc đề nghị Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định.
Trong hoàn cảnh ấy, sáng kiến của Nga đã giúp Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không phải đưa ra ngay quyết định tấn công quân sự vào Xy-ri mà cũng không bị coi là nói một đằng, làm một nẻo. Chính vì thế mà Mỹ vẫn bám giữ vào chủ định tấn công quân sự Xy-ri nếu sáng kiến của Nga không được thực hiện hiệu quả. Nhiều đồng minh của Mỹ cũng trong tình trạng tương tự và được giải thoát nhờ sáng kiến của Nga.
Chính phủ Xy-ri cũng nhờ sáng kiến này mà tránh được cuộc tấn công quân sự của Mỹ, đồng thời trở thành một trong những bên cùng quyết định giải pháp chính trị, qua đó duy trì được ưu thế nổi trội về chính trị cũng như quân sự so với lực lượng chống đối, hạn chế sự can thiệp quân sự trực tiếp của bên ngoài hậu thuẫn cho lực lượng này. Sáng kiến của Nga có lợi cho I-ran bao nhiêu thì bất lợi bấy nhiêu đối với phe chống Chính phủ ở Xy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có điều là sáng kiến này giúp các bên thoát khỏi sự khó xử, nhưng chưa đủ để đưa lại giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Xy-ri.
Vấn đề vũ khí hóa học đã trở thành cốt lõi của toàn bộ vấn đề Xy-ri và việc giải quyết nó sẽ quyết định tất cả các vấn đề khác ở Xy-ri. Bởi thế, điều mấu chốt nhất ở thời điểm hiện tại là Mỹ và Nga tiếp tục đồng hành với nhau đến đâu và Chính phủ Xy-ri có thực hiện nghiêm chỉnh những gì đã được Nga và Mỹ thỏa thuận mà họ đã hoan nghênh và chấp thuận. Chỉ khi điều đó được thực hiện thì cơ hội ngoại giao mới có thể được tận dụng để đưa các bên liên quan tiến tới giải pháp./.
Cho tới nay, Nga vẫn kiên định lập trường ủng hộ Chính phủ Xy-ri trong cuộc đối đầu với phe chống Chính phủ ở nước này được Mỹ, EU cùng một số đồng minh ở khu vực Trung Đông và Vùng Vịnh hậu thuẫn mạnh mẽ cả về chính trị, tài chính, quân sự. Nga kiên quyết phản đối bên ngoài can thiệp quân sự vào diễn biến tình hình ở Xy-ri. Chính vì thế mà Nga thường bị chỉ trích là "không mang tính xây dựng" và “lẻ loi” trong một số diễn đàn đa phương quốc tế trong vấn đề Xy-ri. Tuy nhiên, chính sáng kiến trên đã đưa lại cho Nga vị thế khác, vai trò khác và cả diện mạo khác.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã tự đẩy mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Năm ngoái, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma coi việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri là "chỉ giới đỏ", có nghĩa là động chạm tới "lợi ích cốt lõi" của Mỹ và buộc Mỹ phải hành động, can thiệp quân sự vào Xy-ri. Sau khi xảy vụ việc ngày 21-8 vừa qua ở ngoại ô thủ đô Đa-mát của Xy-ri, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành tấn công quân sự vào Xy-ri nếu như không muốn bị coi là "nói lời mà không giữ lời". Một khi tình huống như thế xảy ra thì cả uy danh, ảnh hưởng, lẫn độ tin cậy của Mỹ và của cá nhân Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trên thế giới sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Mỹ sẽ bị không ít đối thủ hiện tại của Mỹ coi thường. Và mọi răn đe, dọa dẫm của Mỹ đối với I-ran hay Triều Tiên chẳng hạn sẽ mất tác dụng chỉ là một ví dụ.
Tuy nhiên, tấn công quân sự Xy-ri lại là quyết định đầy rủi ro về chính trị và pháp lý quốc tế đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Ông B. Ô-ba-ma không có được sự chấp thuận và cho phép của Liên hợp quốc vì Nga sẽ phủ quyết. Thêm vào đó, đa số dân Mỹ không đồng tình. Quốc hội Anh đã không cho phép Chính phủ nước này tham gia tiến hành tấn công quân sự Xy-ri. Tổng thống Pháp Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ rất sốt sắng nhưng dư luận xã hội Pháp cũng không thuận. Cho nên Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã cài số lùi bằng việc đề nghị Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định.
Trong hoàn cảnh ấy, sáng kiến của Nga đã giúp Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không phải đưa ra ngay quyết định tấn công quân sự vào Xy-ri mà cũng không bị coi là nói một đằng, làm một nẻo. Chính vì thế mà Mỹ vẫn bám giữ vào chủ định tấn công quân sự Xy-ri nếu sáng kiến của Nga không được thực hiện hiệu quả. Nhiều đồng minh của Mỹ cũng trong tình trạng tương tự và được giải thoát nhờ sáng kiến của Nga.
Chính phủ Xy-ri cũng nhờ sáng kiến này mà tránh được cuộc tấn công quân sự của Mỹ, đồng thời trở thành một trong những bên cùng quyết định giải pháp chính trị, qua đó duy trì được ưu thế nổi trội về chính trị cũng như quân sự so với lực lượng chống đối, hạn chế sự can thiệp quân sự trực tiếp của bên ngoài hậu thuẫn cho lực lượng này. Sáng kiến của Nga có lợi cho I-ran bao nhiêu thì bất lợi bấy nhiêu đối với phe chống Chính phủ ở Xy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có điều là sáng kiến này giúp các bên thoát khỏi sự khó xử, nhưng chưa đủ để đưa lại giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Xy-ri.
Vấn đề vũ khí hóa học đã trở thành cốt lõi của toàn bộ vấn đề Xy-ri và việc giải quyết nó sẽ quyết định tất cả các vấn đề khác ở Xy-ri. Bởi thế, điều mấu chốt nhất ở thời điểm hiện tại là Mỹ và Nga tiếp tục đồng hành với nhau đến đâu và Chính phủ Xy-ri có thực hiện nghiêm chỉnh những gì đã được Nga và Mỹ thỏa thuận mà họ đã hoan nghênh và chấp thuận. Chỉ khi điều đó được thực hiện thì cơ hội ngoại giao mới có thể được tận dụng để đưa các bên liên quan tiến tới giải pháp./.
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp  (25/09/2013)
Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Hà Nội  (25/09/2013)
Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới  (25/09/2013)
Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 29-KL/TW khu vực Bắc Trung Bộ  (25/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay