Xy-ri trước nguy cơ chiến tranh xâm lược cận kề
20:58, ngày 09-09-2013
TCCSĐT - Mấy ngày qua, trong khi những cáo buộc của phe đối lập cho rằng Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học ngày 21-8-2013 ở ngoại ô Đa-mát đang được Liên hợp quốc điều tra xác minh, thì cỗ máy chiến tranh của Mỹ và một số đồng minh của họ đã sẵn sàng thực hiện chiến dịch can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền mà không cần được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
Xy-ri đang đứng trước thảm họa của một cuộc chiến tranh xâm lược mang tính hủy diệt, có thể đẩy toàn bộ khu vực Trung Đông vào một giai đoạn xung đột và bất ổn mới ẩn chứa hiểm họa khó dự báo trước.
Xy-ri bị tàn phá bằng chiến tranh khủng bố
Hơn hai năm qua, những gì đã và đang diễn ra ở Xy-ri cho thấy, đây không còn là cuộc nội chiến như báo chí ở nhiều nước mô tả, mà nó thực chất là sự đấu tranh giữa các lực lượng vũ trang của Chính phủ Xy-ri chống lại cuộc chiến tranh khủng bố do các lực lượng đối lập tiến hành.
Theo nhiều nguồn tin, tham chiến trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri hiện có khoảng 40.000 quân đánh thuê và khủng bố đến từ 30 nước và Xy-ri đã trở thành tụ điểm toàn cầu của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đặc biệt, mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” mà Mỹ đã từng “truy lùng” và “săn đuổi” hơn 10 năm qua sau sự kiện 11-9-2011, đang có mặt trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri và công khai tiến hành các vụ khủng bố tàn bạo nhất ở Xy-ri trước sự “bảo kê” của một số nước trong nhóm “Những người bạn của Xy-ri” (1,2).
Trả lời phỏng vấn báo “Izvestia” của Nga, Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát nhận định, những gì mà các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã và đang làm trong hơn 2 năm qua ở nước này thực chất là “cuộc chiến tranh ủy nhiệm”, cuộc chiến tranh khủng bố mang tính hủy diệt tàn bạo nhất, hoàn toàn không có gì giống với cuộc “cải cách” hay “xúc tiến dân chủ” như các nước phương Tây vẫn cổ súy. Theo ông B. Át-xát, điều cần cảnh tỉnh dư luận quốc tế là các tổ chức tội phạm và khủng bố đang hằng ngày, hằng giờ tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố ở Xy-ri, gây ra vô vàn đau thương mất mát đối với dân thường ở quốc gia này, khiến hàng triệu người phải di tản sang các nước láng giềng, lại được chính những người từng tuyên bố về “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” đã và đang ra sức ủng hộ toàn diện về chính trị, tinh thần, tiền bạc và vũ khí.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo “Izvestia”, liệu hiện nay lực lượng của chính phủ và các lực lượng đối lập ở Xy-ri kiểm soát bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ, Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát cho biết, ở Xy-ri hiện nay rất khó có thể khẳng định bên nào kiểm soát được bao nhiêu diện tích lãnh thổ bởi các lực lượng khủng bố đã thâm nhập và len lỏi vào tất cả các làng mạc, vùng ngoại ô của các thành phố, sẵn sàng giết hại người dân Xy-ri, hủy hoại các công trình hạ tầng cơ sở, các di sản văn hóa. Quân đội Xy-ri và các lực lượng an ninh đang nỗ lực tiêu diệt hoặc đẩy lùi chúng ra khỏi các khu vực dân cư.
Theo Tổng thống Ba-xa An Át-xát, nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động quân sự phải kéo dài chính là hằng tháng có tới hàng nghìn tên khủng bố xâm nhập vào lãnh thổ Xy-ri. Chúng được nhận viện trợ tài chính cũng như vũ khí từ bên ngoài. Quân đội Xy-ri đã, đang và sẽ truy lùng để tiêu diệt khủng bố ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước này.
Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát cho rằng: “Trên thế giới này, không có quân đội quốc gia nào đủ đông, đủ mạnh để có khả năng bố trí lực lượng và sẵn sàng chiến đấu trên toàn lãnh thổ Xy-ri. Bọn khủng bố ở đây đã tận dụng khe hở tất yếu này để thâm nhập vào tất cả những nơi mà quân đội không có mặt. Vì thế, hiện nay Quân đội Xy-ri đang phải truy lùng và tiêu diệt từng tên khủng bố ở khắp mọi nơi, phải đối phó với không chỉ một đội quân khủng bố đông đảo mà còn là từng tên khủng bố đơn lẻ, gắn kết với nhau bằng tư tưởng cực đoan và được viện trợ tài chính, vũ khí từ một số quốc gia”.
Tổng thống Ba-xa An Át-xát còn cho biết: “Vừa qua nhờ chính sách khoan hồng của Chính phủ Xy-ri và do nhận ra bản chất cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo mà các lực lượng đối lập tiến hành, đã có hàng nghìn chiến binh đối lập từ bỏ vũ khí và quay trở về với người dân. Trong số họ, có những người bị lừa dối thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, một số người khác buộc phải đi theo các lực lượng đối lập do bị đe dọa khủng bố. Chính phủ Xy-ri đã mở rộng cửa để đón tất cả những ai lầm đường, lạc lối, quay trở lại bảo vệ đất nước”.
Chính vì các tổ chức khủng bố trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri không chấp nhận đối thoại nên Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Xy-ri rơi vào bế tắc. Tổng thống Ba-xa An Át-xát nhận định: “Hội nghị Giơ-ne-vơ là diễn đàn để đưa ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này. Nhưng sẽ không thể có đối thoại chính trị chừng nào các tổ chức khủng bố vẫn nhận được sự viện trợ từ nước ngoài. Do đó, điều mà Xy-ri trông đợi ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là gây áp lực đối với các nước tài trợ cho khủng bố ở Xy-ri, yêu cầu họ chấm dứt hoạt động viện trợ vũ khí và tiền bạc cho các lực lượng khủng bố và các đội quân đánh thuê. Chỉ khi Xy-ri chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố mới có thể có được giải pháp chính trị để xác định tương lai của đất nước”. Nghịch lý ở đây là các lực lượng đối lập hết sức ô hợp ở Xy-ri bao gồm các tổ chức khủng bố quốc tế, đội quân đánh thuê và tội phạm lại được các nước trong nhóm “Những người bạn của Xy-ri” công nhận là “đại diện hợp pháp duy nhất cho người dân Xy-ri” (3).
Xy-ri trước nguy cơ cận kề chiến tranh xâm lược
Hiện nay, “cuộc chiến tranh qua tay người khác” đang đứng trước nguy cơ thất bại. Các lực lượng đối lập ở Xy-ri đang tìm mọi cách thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để thực hiện sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Ngày 21-8-2013, trong khi đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc vừa đến Xy-ri để điều tra về việc vũ khí hóa học đã từng được sử dụng tại 3 địa điểm khác nhau trên lãnh thổ quốc gia này, thì một vụ nổ đầu đạn hóa học không rõ nguồn gốc đã xảy ra tại An Gu-ta (Al-Ghouta), khu vực Mát-ha-mi-át En-cam (Madhamiyát el-Cam), thuộc phía Tây-Nam thủ đô Đa-mát. Theo số liệu do các lực lượng đối lập ở Xy-ri đưa ra, “có gần 1.400 người dân đã bị thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em”. Phe đối lập đã cáo buộc Quân đội Xy-ri gây ra vụ tiến công hóa học này. Ngay lập tức, Chính phủ Xy-ri đã bác bỏ những cáo buộc trên. Theo Hãng tin Xa-na (Sana), cơ quan thông tấn chính thức của Chính phủ Xy-ri, thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học tại An Gu-ta là hoàn toàn bịa đặt. Hãng thông tấn quốc gia khẳng định đây là ý đồ của một số phương tiện truyền thông nhằm cổ súy cho các hoạt động khủng bố như các kênh truyền hình “Al-Jazeera” và “Al- Alarabiya”.
Mặc dù còn phải chờ đợi kết quả điều tra xác minh của đoàn thành sát viên của Liên hợp quốc về các vụ việc liên quan tới những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri, trong đó có vụ tấn công ở ngoại ô Đa-mát ngày 21-8 vừa qua, Mỹ và một số đồng minh đã ráo riết điều động binh lực tới các khu vực xung quanh Xy-ri để sẵn sàng tiến hành can thiệp quân sự với cớ “trừng phạt quốc gia này về tội sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường”. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố, như vậy Xy-ri “đã vượt qua ranh giới đỏ” và do đó Mỹ sẽ phát động chiến dịch quân sự nhằm vào quốc gia này mà không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp. Xy-ri đứng trước nguy cơ cận kề một cuộc tấn công mang tính hủy diệt.
Để sẵn sàng thực hiện chiến dịch quân sự nhằm vào Xy-ri, Mỹ đã tập trung một lực lượng khá hùng hậu, gồm: (1) 5 chiếc tàu khu trục của Mỹ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk hiện đang có mặt tại biển Địa Trung Hải là USS Stout, USS Gravely, USS Barry, USS Ramage, USS Mahan; mỗi tàu được trang bị tối đa 90-96 tên lửa Tomahawk; (2) 58 tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa Tomahawk, mỗi tàu có khả năng mang 154 tên lửa; (3) các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52. F-22 của Mỹ có khả năng mang tên lửa hành trình tiến công các mục tiêu trên mặt đất; (4) các tàu sân bay USS Harry S. Truman (hiện đang có mặt tại phía Bắc biển A-rập và tàu USS Nimitz đang ở Ấn Độ Dương; (5) tàu đổ bộ-tấn công USS Kearsarge; (6) các lực lượng của Mỹ bố trí tại các căn cứ quân sự ở các nước Trung Đông; (7) các lực lượng của các đồng minh như Anh, Pháp và I-xra-en.
Phản ứng của dư luận Mỹ và quốc tế
Ngay sau khi các lực lượng đối lập cáo buộc “Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”, nhiều chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế cho rằng, Quân đội Xy-ri không có bất kỳ lý do nào để sử dụng vũ khí hóa học, trên cơ sở các lập luận: Một là, vũ khí hóa học là một loại vũ khí chiến lược, nên bên sở hữu loại vũ khí này chỉ sử dụng trong điều kiện tối cần thiết. Còn lúc này, Quân đội Xy-ri đang chiếm ưu thế trên chiến trường, thậm chí sắp đánh bại các lực lượng đối lập, nên họ không có bất kỳ lý do gì thúc ép buộc phải sử dụng vũ khí hóa học. Hai là, nếu như Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học thì họ chỉ sử dụng để tiêu diệt các chiến binh khủng bố chứ không thể là để “tàn sát người dân Xy-ri” như lời cáo buộc của các lực lượng đối lập. Ba là, trong bối cảnh các thanh sát viên của Liên hợp quốc vừa tới Xy-ri để điều tra các vụ việc sử dụng vũ khí hóa học, thì Quân đội Xy-ri không thể mạo hiểm tới mức sử dụng các loại vũ khí bị cấm này để rồi bị trừng phạt.
Các chuyên gia phân tích cũng nhận định khả năng, do đứng trước nguy cơ thất bại, các lực lượng đối lập ở Xy-ri quyết định sử dụng vũ khí hóa học nhằm mục đích đánh lạc hướng điều tra của đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc; tạo màn hỏa mù để che đậy hoạt động ráo riết của các lực lượng đặc nhiệm một số nước phương Tây vừa đột nhập vào lãnh thổ Xy-ri để phối hợp hành động với phe đối lập nhằm tàn phá các mục tiêu then chốt của Chính phủ Đa-mát; phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ về Xy-ri dự kiến sẽ nhóm họ trong tháng 9; tạo cớ để can thiệp quân sự từ bên ngoài (4).
Trước động thái quyết tâm của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “trừng phạt Xy-ri”, dư luận yêu chuộng hòa bình ở Mỹ và nhiều nước lên tiếng phản đối chiến dịch can thiệp quân sự nhằm vào nước này. Tại chính các quốc gia Mỹ, Anh, một số nước Trung Đông, hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh chống Xy-ri với những khẩu hiệu "Không tấn công Xy-ri", “Ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát”.... Tại Anh, sau khi nghe báo cáo của Thủ tướng Đa-vit Ca-mơ-rôn về chủ trương tham gia cùng với Mỹ trong chiến dịch quân sự chống Xy-ri, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phản đối sự can thiệp quân sự của Anh.
Ngày 31-8-2013, Mỹ cho công bố “Bản báo cáo tình báo về vụ tấn công hóa học ở Xy-ri”, trong đó khẳng định Lầu Năm góc “đã có bằng chứng về việc Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”. Trong bản báo cáo này có ghi rõ, Mỹ đã “bắt chặn được nội dung các cuộc trao đổi qua điện thoại giữa một đơn vị Quân đội Xy-ri với cơ quan chỉ huy cấp trên về việc sử dụng vũ khí hóa học”. Ngay lập tức, một số nguồn tin cho biết, những bằng chứng đó do Cục Tình báo trung ương Mỹ dàn dựng (4,5).
Theo chuyên gia phân tích chính trị của Mỹ Gô-đơn Đúp (Gordon Duff), trong bài viết với tựa đề tạm dịch “Những bằng chứng về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Xy-ri: có hay không sự tham gia của Quân đội Xy-ri” đăng trên báo “Veterans Today”, số ra ngày 27-8-2013 cho biết, vũ khí hóa học do các lực lượng đối lập sử dụng ngày 21-8 được chuyên chở từ Gru-di-a qua Thổ Nhĩ Kỳ tới Xy-ri dưới sự kiểm soát của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Còn theo thành viên của Ủy ban của Liên hợp quốc điều tra về tình hình nhân quyền ở Xy-ri Các-la Den Pôn-te (Carla Del Ponte) cũng xác nhận, họ không tìm thấy bằng chứng về việc Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học.
Theo báo “The Telegraph” của Anh tiết lộ, chiến dịch bí mật tạo bằng chứng giả về vũ khí hóa học ngày 21-8-2013 là do Cơ quan Tình báo Mỹ phối hợp với các lực lượng đối lập ở Xy-ri thực hiện. Báo “The Telegraph” bình luận: “Những dữ liệu được công bố chứng tỏ, Oa-sinh-tơn đã sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích của họ ở Trung Đông. Hiện nay, việc ủng hộ các lực lượng đối lập ở Xy-ri bằng chính trị và vũ khí đã không đạt được mục đích, Oa-sinh-tơn sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế và tấn công Xy-ri mà không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thế giới vẫn vậy: một khi không đạt được mục đích thì tàu sân bay sẽ vào cuộc” (6,7,8).
Theo Hãng thông tấn AP của Mỹ, các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã công nhận với phóng viên của họ rằng, chính họ là những người chịu trách nhiệm về việc vũ khí hóa học sử dụng ở ngoại ô thủ đô Đa-mát ngày 21-8 vừa qua. Theo các chiến binh trong lực lượng đối lập ở Xy-ri, sự cố hóa học đó là do họ sơ suất khi sử dụng vũ khí hóa học được chuyển từ nước ngoài tới A-rập Xê-út (9).
Nhận định về “Bản báo cáo tình báo về vụ tấn công hóa học ở Xy-ri” của Mỹ, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin cũng cho rằng, đó là hành động khiêu khích và ông đề nghị Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma nên suy nghĩ lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về hành động can thiệp quân sự vào Xy-ri (10).
Trả lời về phản ứng của NATO, Tổng Thư ký NATO An-đơ Phốc Rát-mu-xen (Anders Fogh Rasmussen) cho biết, NATO sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột ở Xy-ri. Nếu có, thì đó là bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ vì quốc gia này là thành viên NATO. Hiện có ít nhất 12 thành viên NATO đã từ chối tham gia chiến dịch can thiệp quân sự vào Xy-ri (11,12).
Ngày 2-9-2013, trước nguy cơ bị can thiệp quân sự, Chính phủ Xy-ri đã đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược này và đảm nhận trách nhiệm phối hợp nỗ lực của cộng đồng quốc tế để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát tuyên bố, nhân dân Xy-ri nhận được sự ủng hộ của nhiều nước như Nga, Trung Quốc, I-ran và sẵn sàng hy sinh chiến đấu bảo vệ đất nước. Ồng khẳng định, cuộc chiến tranh xâm lược Xy-ri, nếu xảy ra sẽ thất bại và không loại trừ khả năng sẽ là “Việt Nam thứ hai” đối với Mỹ (3,13).
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma hoãn binh
Ngày 31-8-2013, trước sức ép phản đối của dư luận và trước sự mạo hiểm quá lớn và khó lường của chiến dịch quân sự ở Xy-ri, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bất ngờ quyết định tạm ngừng cuộc “hành quân” đến chiến tranh và gửi dự thảo luật tới Quốc hội Mỹ đề nghị các nhà lập pháp thông qua quyết định tấn công quân sự nhằm “trừng phạt” chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát.
Như vậy, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã khôn khéo “đẩy quá bóng Xy-ri” sang phía Quốc hội, nếu có chuyện gì không hay xảy ra thì không phải một mình ông phải chịu. Nếu xét toàn diện mọi khía cạnh, một khi Mỹ đã sa lầy trong cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc trên dưới 10 năm, thì việc họ thất bại ở Xy-ri là điều khó tránh khỏi bởi tiềm lực chính trị và quân sự của Chính quyền Xy-ri lớn hơn rất nhiều so với của Ta-li-ban năm 2001 hay của Chính quyền I-rắc năm 2003. Hơn nữa, Xy-ri lại được Nga, Trung Quốc, I-ran và nhiều nước khác ủng hộ. Thậm chí, không loại trừ một làn sóng phản chiến rộng khắp sẽ dâng cao ở Mỹ một khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma phát động chiến tranh ở Xy-ri. Trong bối cảnh bộn bề khó khăn như hiện này, liệu Oa-sinh-tơn có thể mạo hiểm dấn thân vào một cuộc chiến tranh mới ở Xy-ri?
------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Священный союз США и Аль-Каиды
http://telegrafua.com/world/13179/
2. Обама на одной стороне с Аль-Каидой
http://www.fondsk.ru/news/2013/09/01/britanskaja-gazeta-obama-na-odnoj-storone-s-al-kaidoj-22506.html
3. США ждет провал, как и во всех предыдущих развязанных ими войнах. http://rodon.org/polit-130826125629
4. Явные и тайные механизмы химической провокации в Сирии
http://www.fondsk.ru/news/2013/08/28/javnye-i-tajnye-mehanizmy-himicheskoj-provokacii-v-sirii-22406.html
5. Карла дель Понте Сирийские боевики используют химическое оружие под Дамаском.
http://maxpark.com/community/13/content/2170247
6. Химическое оружие и было доставлено в американцами Сирию из Грузии? (видео)
http://politikus.ru/events/6101-sensaciya-himicheskoe-oruzhie-bylo-primeneno-siriyskimi-povstancami-i-bylo-dostavleno-v-siriyu-iz-gruzii.html
7. Спецкомиссия ООН не нашла доказательств применения химоружия армией Сирии
http://www.fondsk.ru/news/2013/08/28/speckomissia-oon-ne-nashla-dokazátelstv-primenenija-himoruzhija-armiej-sirii-22428.html
8. Британцы привели доказательства причастности ЦРУ к химической атаке в Сирии
http://politikus.ru/events/6107-britancy-priveli-dokazátelstva-prichastnosti-cru-k-himicheskoy-átake-v-sirii.html
9. Конец вранью Белого Дома: химическая атака в Восточной Гуте дело рук сирийских мятежников
http://maxpark.com/community/13/content/2178505
10. Путин посоветовал США как следует подумать
http://www.utro.ru/articles/2013/08/31/1140948.shtml
11.Расмуссен: "НАТО не будет вмешиваться в сирийский конфликт".
http://rus.ruvr.ru/news/2013_09_02/Rasmussen-4942/
12.НАТО и Сирия: старые члены альянса отказываются участвовать в интервенции.
http://rus.ruvr.ru/2013_09_02/NÁTO-i-Sirija-starie-chleni-aljansa-otkazivajutsja-uchastvovát-v-intervencii-2155/
13.Правительство Сирии обратилось к генсеку ООН с просьбой предотвратить агрессию
http://www.fondsk.ru/news/2013/09/02/pravitelstvo-sirii-obrátilos-k-genseku-oon-s-prosboj-predotvrátit-agressiju-22534.html
Xy-ri bị tàn phá bằng chiến tranh khủng bố
Hơn hai năm qua, những gì đã và đang diễn ra ở Xy-ri cho thấy, đây không còn là cuộc nội chiến như báo chí ở nhiều nước mô tả, mà nó thực chất là sự đấu tranh giữa các lực lượng vũ trang của Chính phủ Xy-ri chống lại cuộc chiến tranh khủng bố do các lực lượng đối lập tiến hành.
Theo nhiều nguồn tin, tham chiến trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri hiện có khoảng 40.000 quân đánh thuê và khủng bố đến từ 30 nước và Xy-ri đã trở thành tụ điểm toàn cầu của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đặc biệt, mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” mà Mỹ đã từng “truy lùng” và “săn đuổi” hơn 10 năm qua sau sự kiện 11-9-2011, đang có mặt trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri và công khai tiến hành các vụ khủng bố tàn bạo nhất ở Xy-ri trước sự “bảo kê” của một số nước trong nhóm “Những người bạn của Xy-ri” (1,2).
Trả lời phỏng vấn báo “Izvestia” của Nga, Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát nhận định, những gì mà các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã và đang làm trong hơn 2 năm qua ở nước này thực chất là “cuộc chiến tranh ủy nhiệm”, cuộc chiến tranh khủng bố mang tính hủy diệt tàn bạo nhất, hoàn toàn không có gì giống với cuộc “cải cách” hay “xúc tiến dân chủ” như các nước phương Tây vẫn cổ súy. Theo ông B. Át-xát, điều cần cảnh tỉnh dư luận quốc tế là các tổ chức tội phạm và khủng bố đang hằng ngày, hằng giờ tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố ở Xy-ri, gây ra vô vàn đau thương mất mát đối với dân thường ở quốc gia này, khiến hàng triệu người phải di tản sang các nước láng giềng, lại được chính những người từng tuyên bố về “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” đã và đang ra sức ủng hộ toàn diện về chính trị, tinh thần, tiền bạc và vũ khí.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo “Izvestia”, liệu hiện nay lực lượng của chính phủ và các lực lượng đối lập ở Xy-ri kiểm soát bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ, Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát cho biết, ở Xy-ri hiện nay rất khó có thể khẳng định bên nào kiểm soát được bao nhiêu diện tích lãnh thổ bởi các lực lượng khủng bố đã thâm nhập và len lỏi vào tất cả các làng mạc, vùng ngoại ô của các thành phố, sẵn sàng giết hại người dân Xy-ri, hủy hoại các công trình hạ tầng cơ sở, các di sản văn hóa. Quân đội Xy-ri và các lực lượng an ninh đang nỗ lực tiêu diệt hoặc đẩy lùi chúng ra khỏi các khu vực dân cư.
Theo Tổng thống Ba-xa An Át-xát, nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động quân sự phải kéo dài chính là hằng tháng có tới hàng nghìn tên khủng bố xâm nhập vào lãnh thổ Xy-ri. Chúng được nhận viện trợ tài chính cũng như vũ khí từ bên ngoài. Quân đội Xy-ri đã, đang và sẽ truy lùng để tiêu diệt khủng bố ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước này.
Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát cho rằng: “Trên thế giới này, không có quân đội quốc gia nào đủ đông, đủ mạnh để có khả năng bố trí lực lượng và sẵn sàng chiến đấu trên toàn lãnh thổ Xy-ri. Bọn khủng bố ở đây đã tận dụng khe hở tất yếu này để thâm nhập vào tất cả những nơi mà quân đội không có mặt. Vì thế, hiện nay Quân đội Xy-ri đang phải truy lùng và tiêu diệt từng tên khủng bố ở khắp mọi nơi, phải đối phó với không chỉ một đội quân khủng bố đông đảo mà còn là từng tên khủng bố đơn lẻ, gắn kết với nhau bằng tư tưởng cực đoan và được viện trợ tài chính, vũ khí từ một số quốc gia”.
Tổng thống Ba-xa An Át-xát còn cho biết: “Vừa qua nhờ chính sách khoan hồng của Chính phủ Xy-ri và do nhận ra bản chất cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo mà các lực lượng đối lập tiến hành, đã có hàng nghìn chiến binh đối lập từ bỏ vũ khí và quay trở về với người dân. Trong số họ, có những người bị lừa dối thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, một số người khác buộc phải đi theo các lực lượng đối lập do bị đe dọa khủng bố. Chính phủ Xy-ri đã mở rộng cửa để đón tất cả những ai lầm đường, lạc lối, quay trở lại bảo vệ đất nước”.
Chính vì các tổ chức khủng bố trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Xy-ri không chấp nhận đối thoại nên Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Xy-ri rơi vào bế tắc. Tổng thống Ba-xa An Át-xát nhận định: “Hội nghị Giơ-ne-vơ là diễn đàn để đưa ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này. Nhưng sẽ không thể có đối thoại chính trị chừng nào các tổ chức khủng bố vẫn nhận được sự viện trợ từ nước ngoài. Do đó, điều mà Xy-ri trông đợi ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là gây áp lực đối với các nước tài trợ cho khủng bố ở Xy-ri, yêu cầu họ chấm dứt hoạt động viện trợ vũ khí và tiền bạc cho các lực lượng khủng bố và các đội quân đánh thuê. Chỉ khi Xy-ri chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố mới có thể có được giải pháp chính trị để xác định tương lai của đất nước”. Nghịch lý ở đây là các lực lượng đối lập hết sức ô hợp ở Xy-ri bao gồm các tổ chức khủng bố quốc tế, đội quân đánh thuê và tội phạm lại được các nước trong nhóm “Những người bạn của Xy-ri” công nhận là “đại diện hợp pháp duy nhất cho người dân Xy-ri” (3).
Xy-ri trước nguy cơ cận kề chiến tranh xâm lược
Hiện nay, “cuộc chiến tranh qua tay người khác” đang đứng trước nguy cơ thất bại. Các lực lượng đối lập ở Xy-ri đang tìm mọi cách thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để thực hiện sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Ngày 21-8-2013, trong khi đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc vừa đến Xy-ri để điều tra về việc vũ khí hóa học đã từng được sử dụng tại 3 địa điểm khác nhau trên lãnh thổ quốc gia này, thì một vụ nổ đầu đạn hóa học không rõ nguồn gốc đã xảy ra tại An Gu-ta (Al-Ghouta), khu vực Mát-ha-mi-át En-cam (Madhamiyát el-Cam), thuộc phía Tây-Nam thủ đô Đa-mát. Theo số liệu do các lực lượng đối lập ở Xy-ri đưa ra, “có gần 1.400 người dân đã bị thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em”. Phe đối lập đã cáo buộc Quân đội Xy-ri gây ra vụ tiến công hóa học này. Ngay lập tức, Chính phủ Xy-ri đã bác bỏ những cáo buộc trên. Theo Hãng tin Xa-na (Sana), cơ quan thông tấn chính thức của Chính phủ Xy-ri, thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học tại An Gu-ta là hoàn toàn bịa đặt. Hãng thông tấn quốc gia khẳng định đây là ý đồ của một số phương tiện truyền thông nhằm cổ súy cho các hoạt động khủng bố như các kênh truyền hình “Al-Jazeera” và “Al- Alarabiya”.
Mặc dù còn phải chờ đợi kết quả điều tra xác minh của đoàn thành sát viên của Liên hợp quốc về các vụ việc liên quan tới những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri, trong đó có vụ tấn công ở ngoại ô Đa-mát ngày 21-8 vừa qua, Mỹ và một số đồng minh đã ráo riết điều động binh lực tới các khu vực xung quanh Xy-ri để sẵn sàng tiến hành can thiệp quân sự với cớ “trừng phạt quốc gia này về tội sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường”. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố, như vậy Xy-ri “đã vượt qua ranh giới đỏ” và do đó Mỹ sẽ phát động chiến dịch quân sự nhằm vào quốc gia này mà không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp. Xy-ri đứng trước nguy cơ cận kề một cuộc tấn công mang tính hủy diệt.
Để sẵn sàng thực hiện chiến dịch quân sự nhằm vào Xy-ri, Mỹ đã tập trung một lực lượng khá hùng hậu, gồm: (1) 5 chiếc tàu khu trục của Mỹ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk hiện đang có mặt tại biển Địa Trung Hải là USS Stout, USS Gravely, USS Barry, USS Ramage, USS Mahan; mỗi tàu được trang bị tối đa 90-96 tên lửa Tomahawk; (2) 58 tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa Tomahawk, mỗi tàu có khả năng mang 154 tên lửa; (3) các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52. F-22 của Mỹ có khả năng mang tên lửa hành trình tiến công các mục tiêu trên mặt đất; (4) các tàu sân bay USS Harry S. Truman (hiện đang có mặt tại phía Bắc biển A-rập và tàu USS Nimitz đang ở Ấn Độ Dương; (5) tàu đổ bộ-tấn công USS Kearsarge; (6) các lực lượng của Mỹ bố trí tại các căn cứ quân sự ở các nước Trung Đông; (7) các lực lượng của các đồng minh như Anh, Pháp và I-xra-en.
Phản ứng của dư luận Mỹ và quốc tế
Ngay sau khi các lực lượng đối lập cáo buộc “Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”, nhiều chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế cho rằng, Quân đội Xy-ri không có bất kỳ lý do nào để sử dụng vũ khí hóa học, trên cơ sở các lập luận: Một là, vũ khí hóa học là một loại vũ khí chiến lược, nên bên sở hữu loại vũ khí này chỉ sử dụng trong điều kiện tối cần thiết. Còn lúc này, Quân đội Xy-ri đang chiếm ưu thế trên chiến trường, thậm chí sắp đánh bại các lực lượng đối lập, nên họ không có bất kỳ lý do gì thúc ép buộc phải sử dụng vũ khí hóa học. Hai là, nếu như Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học thì họ chỉ sử dụng để tiêu diệt các chiến binh khủng bố chứ không thể là để “tàn sát người dân Xy-ri” như lời cáo buộc của các lực lượng đối lập. Ba là, trong bối cảnh các thanh sát viên của Liên hợp quốc vừa tới Xy-ri để điều tra các vụ việc sử dụng vũ khí hóa học, thì Quân đội Xy-ri không thể mạo hiểm tới mức sử dụng các loại vũ khí bị cấm này để rồi bị trừng phạt.
Các chuyên gia phân tích cũng nhận định khả năng, do đứng trước nguy cơ thất bại, các lực lượng đối lập ở Xy-ri quyết định sử dụng vũ khí hóa học nhằm mục đích đánh lạc hướng điều tra của đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc; tạo màn hỏa mù để che đậy hoạt động ráo riết của các lực lượng đặc nhiệm một số nước phương Tây vừa đột nhập vào lãnh thổ Xy-ri để phối hợp hành động với phe đối lập nhằm tàn phá các mục tiêu then chốt của Chính phủ Đa-mát; phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ về Xy-ri dự kiến sẽ nhóm họ trong tháng 9; tạo cớ để can thiệp quân sự từ bên ngoài (4).
Trước động thái quyết tâm của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “trừng phạt Xy-ri”, dư luận yêu chuộng hòa bình ở Mỹ và nhiều nước lên tiếng phản đối chiến dịch can thiệp quân sự nhằm vào nước này. Tại chính các quốc gia Mỹ, Anh, một số nước Trung Đông, hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh chống Xy-ri với những khẩu hiệu "Không tấn công Xy-ri", “Ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát”.... Tại Anh, sau khi nghe báo cáo của Thủ tướng Đa-vit Ca-mơ-rôn về chủ trương tham gia cùng với Mỹ trong chiến dịch quân sự chống Xy-ri, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phản đối sự can thiệp quân sự của Anh.
Ngày 31-8-2013, Mỹ cho công bố “Bản báo cáo tình báo về vụ tấn công hóa học ở Xy-ri”, trong đó khẳng định Lầu Năm góc “đã có bằng chứng về việc Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”. Trong bản báo cáo này có ghi rõ, Mỹ đã “bắt chặn được nội dung các cuộc trao đổi qua điện thoại giữa một đơn vị Quân đội Xy-ri với cơ quan chỉ huy cấp trên về việc sử dụng vũ khí hóa học”. Ngay lập tức, một số nguồn tin cho biết, những bằng chứng đó do Cục Tình báo trung ương Mỹ dàn dựng (4,5).
Theo chuyên gia phân tích chính trị của Mỹ Gô-đơn Đúp (Gordon Duff), trong bài viết với tựa đề tạm dịch “Những bằng chứng về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Xy-ri: có hay không sự tham gia của Quân đội Xy-ri” đăng trên báo “Veterans Today”, số ra ngày 27-8-2013 cho biết, vũ khí hóa học do các lực lượng đối lập sử dụng ngày 21-8 được chuyên chở từ Gru-di-a qua Thổ Nhĩ Kỳ tới Xy-ri dưới sự kiểm soát của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Còn theo thành viên của Ủy ban của Liên hợp quốc điều tra về tình hình nhân quyền ở Xy-ri Các-la Den Pôn-te (Carla Del Ponte) cũng xác nhận, họ không tìm thấy bằng chứng về việc Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học.
Theo báo “The Telegraph” của Anh tiết lộ, chiến dịch bí mật tạo bằng chứng giả về vũ khí hóa học ngày 21-8-2013 là do Cơ quan Tình báo Mỹ phối hợp với các lực lượng đối lập ở Xy-ri thực hiện. Báo “The Telegraph” bình luận: “Những dữ liệu được công bố chứng tỏ, Oa-sinh-tơn đã sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích của họ ở Trung Đông. Hiện nay, việc ủng hộ các lực lượng đối lập ở Xy-ri bằng chính trị và vũ khí đã không đạt được mục đích, Oa-sinh-tơn sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế và tấn công Xy-ri mà không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thế giới vẫn vậy: một khi không đạt được mục đích thì tàu sân bay sẽ vào cuộc” (6,7,8).
Theo Hãng thông tấn AP của Mỹ, các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã công nhận với phóng viên của họ rằng, chính họ là những người chịu trách nhiệm về việc vũ khí hóa học sử dụng ở ngoại ô thủ đô Đa-mát ngày 21-8 vừa qua. Theo các chiến binh trong lực lượng đối lập ở Xy-ri, sự cố hóa học đó là do họ sơ suất khi sử dụng vũ khí hóa học được chuyển từ nước ngoài tới A-rập Xê-út (9).
Nhận định về “Bản báo cáo tình báo về vụ tấn công hóa học ở Xy-ri” của Mỹ, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin cũng cho rằng, đó là hành động khiêu khích và ông đề nghị Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma nên suy nghĩ lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về hành động can thiệp quân sự vào Xy-ri (10).
Trả lời về phản ứng của NATO, Tổng Thư ký NATO An-đơ Phốc Rát-mu-xen (Anders Fogh Rasmussen) cho biết, NATO sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột ở Xy-ri. Nếu có, thì đó là bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ vì quốc gia này là thành viên NATO. Hiện có ít nhất 12 thành viên NATO đã từ chối tham gia chiến dịch can thiệp quân sự vào Xy-ri (11,12).
Ngày 2-9-2013, trước nguy cơ bị can thiệp quân sự, Chính phủ Xy-ri đã đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược này và đảm nhận trách nhiệm phối hợp nỗ lực của cộng đồng quốc tế để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát tuyên bố, nhân dân Xy-ri nhận được sự ủng hộ của nhiều nước như Nga, Trung Quốc, I-ran và sẵn sàng hy sinh chiến đấu bảo vệ đất nước. Ồng khẳng định, cuộc chiến tranh xâm lược Xy-ri, nếu xảy ra sẽ thất bại và không loại trừ khả năng sẽ là “Việt Nam thứ hai” đối với Mỹ (3,13).
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma hoãn binh
Ngày 31-8-2013, trước sức ép phản đối của dư luận và trước sự mạo hiểm quá lớn và khó lường của chiến dịch quân sự ở Xy-ri, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bất ngờ quyết định tạm ngừng cuộc “hành quân” đến chiến tranh và gửi dự thảo luật tới Quốc hội Mỹ đề nghị các nhà lập pháp thông qua quyết định tấn công quân sự nhằm “trừng phạt” chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát.
Như vậy, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã khôn khéo “đẩy quá bóng Xy-ri” sang phía Quốc hội, nếu có chuyện gì không hay xảy ra thì không phải một mình ông phải chịu. Nếu xét toàn diện mọi khía cạnh, một khi Mỹ đã sa lầy trong cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc trên dưới 10 năm, thì việc họ thất bại ở Xy-ri là điều khó tránh khỏi bởi tiềm lực chính trị và quân sự của Chính quyền Xy-ri lớn hơn rất nhiều so với của Ta-li-ban năm 2001 hay của Chính quyền I-rắc năm 2003. Hơn nữa, Xy-ri lại được Nga, Trung Quốc, I-ran và nhiều nước khác ủng hộ. Thậm chí, không loại trừ một làn sóng phản chiến rộng khắp sẽ dâng cao ở Mỹ một khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma phát động chiến tranh ở Xy-ri. Trong bối cảnh bộn bề khó khăn như hiện này, liệu Oa-sinh-tơn có thể mạo hiểm dấn thân vào một cuộc chiến tranh mới ở Xy-ri?
------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Священный союз США и Аль-Каиды
http://telegrafua.com/world/13179/
2. Обама на одной стороне с Аль-Каидой
http://www.fondsk.ru/news/2013/09/01/britanskaja-gazeta-obama-na-odnoj-storone-s-al-kaidoj-22506.html
3. США ждет провал, как и во всех предыдущих развязанных ими войнах. http://rodon.org/polit-130826125629
4. Явные и тайные механизмы химической провокации в Сирии
http://www.fondsk.ru/news/2013/08/28/javnye-i-tajnye-mehanizmy-himicheskoj-provokacii-v-sirii-22406.html
5. Карла дель Понте Сирийские боевики используют химическое оружие под Дамаском.
http://maxpark.com/community/13/content/2170247
6. Химическое оружие и было доставлено в американцами Сирию из Грузии? (видео)
http://politikus.ru/events/6101-sensaciya-himicheskoe-oruzhie-bylo-primeneno-siriyskimi-povstancami-i-bylo-dostavleno-v-siriyu-iz-gruzii.html
7. Спецкомиссия ООН не нашла доказательств применения химоружия армией Сирии
http://www.fondsk.ru/news/2013/08/28/speckomissia-oon-ne-nashla-dokazátelstv-primenenija-himoruzhija-armiej-sirii-22428.html
8. Британцы привели доказательства причастности ЦРУ к химической атаке в Сирии
http://politikus.ru/events/6107-britancy-priveli-dokazátelstva-prichastnosti-cru-k-himicheskoy-átake-v-sirii.html
9. Конец вранью Белого Дома: химическая атака в Восточной Гуте дело рук сирийских мятежников
http://maxpark.com/community/13/content/2178505
10. Путин посоветовал США как следует подумать
http://www.utro.ru/articles/2013/08/31/1140948.shtml
11.Расмуссен: "НАТО не будет вмешиваться в сирийский конфликт".
http://rus.ruvr.ru/news/2013_09_02/Rasmussen-4942/
12.НАТО и Сирия: старые члены альянса отказываются участвовать в интервенции.
http://rus.ruvr.ru/2013_09_02/NÁTO-i-Sirija-starie-chleni-aljansa-otkazivajutsja-uchastvovát-v-intervencii-2155/
13.Правительство Сирии обратилось к генсеку ООН с просьбой предотвратить агрессию
http://www.fondsk.ru/news/2013/09/02/pravitelstvo-sirii-obrátilos-k-genseku-oon-s-prosboj-predotvrátit-agressiju-22534.html
Gắn công tác bồi dưỡng cán bộ với xây dựng Đảng  (09/09/2013)
Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Lào thúc đẩy hợp tác  (09/09/2013)
Việt Nam phát triển quan hệ toàn diện với Canada  (09/09/2013)
Quy định về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam  (09/09/2013)
Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu  (09/09/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 2 đến 8-9-2013  (09/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên