Ai Cập đang trật khỏi đường ray hòa giải dân tộc
19:10, ngày 04-09-2013
TCCSĐT - Việc cảnh sát dùng vũ lực giải tán các cuộc biểu tình của Tổ chức Anh em Hồi giáo làm hơn 600 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, hôm 14-8, đã trở thành cú hích mạnh mẽ khiến Ai Cập bị trật khỏi đường ray hòa giải dân tộc.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa một bên là quân đội và cảnh sát, còn bên kia là các thế lực ủng hộ Tổng thống Hồi giáo bị phế truất Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi) ngày càng quyết liệt hơn, đẩy quốc gia Bắc Phi này đến bờ vực một cuộc nội chiến.
Cuộc đối đầu không cân sức
Kể từ khi Tướng Áp-đen Phát-ta En Xi-xi (Abdel Fattah El Sisi), Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Quân đội Ai Cập tuyên bố phế truất vị Tổng thống Hồi giáo Mô-ha-mét Mơ-xi, ngày 3-7, Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) liên tục tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đô Cai-rô và khắp các địa phương để phản đối quân đội, Chính phủ lâm thời và đòi phục chức cho ông M. Mơ-xi. Gọi là “biểu tình ngồi”, “biểu tình hòa bình”, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Trà trộn trong những đoàn người biểu tình có các thế lực Hồi giáo quá khích và cả những thế lực khủng bố. Họ không chỉ hò hét đưa ra các yêu sách, phê phán, chỉ chích quân đội và Chính phủ lâm thời, mà còn hành động quấy rối, phá phách, tấn công các đồn bốt cảnh sát, quân đội và trụ sở chính quyền. Thậm chí các thế lực này còn tổ chức vũ trang, đe dọa ám sát, bắn tỉa nhằm vào các lực lượng vũ trang và quan chức chính quyền lâm thời. Các thủ lĩnh MB tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng, bằng mọi giá đòi phục chức cho ông M. Mơ-xi, bằng mọi cách giành lại vai trò lãnh đạo quốc gia. Họ cho rằng, chính quyền hiện nay không thể kiểm soát đất nước, chỉ có Anh em Hồi giáo mới là lực lượng quyền lực và được lòng dân nhất tại Ai Cập.
Trong khi đó, chính quyền lâm thời đã không thể giải tán các cuộc biểu tình bằng các biện pháp “mềm”. Tổng thống tạm quyền Át-ly Man-xua (Adly Mansour), Thủ tướng Chính phủ lâm thời Ha-giem En Bép-la-uy (Hazem el Beblawi), Tư lệnh Quân đội Áp-đen Phát-ta En Xi-xi đã nhiều lần phải xuất hiện trên đài phát thanh, đài truyền hình, đưa ra “tối hậu thư” yêu cầu mọi người biểu tình trở về nhà, nhưng cũng không thể lay chuyển được tình hình. Tổ chức MB và những người ủng hộ ông M. Mơ-xi liên tục tổ chức các cuộc biểu tình ngày càng đông đảo hơn, hành động quyết liệt hơn. Thậm chí họ còn dựng trại “biểu tình thường trực” ở nhiều địa điểm ngay tại thủ đô Cai-rô, tổ chức cản trở, ngăn chặn nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng ra vào thành phố.
Suốt mấy tuần liền, quân đội và cảnh sát không thể giải tán được các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất bạo lực của các thế lực ủng hộ Tổng thống bị phế truất. Tướng A. En Xi-xi quyết định biểu dương lực lượng bằng cuộc “đại biểu tình” vào ngày 26-7, trong đó tập hợp hàng triệu người ủng hộ các hành động cứng rắn của cảnh sát và quân đội để đối phó với các “thế lực phản động, phá rối trật tự, làm đảo lộn đời sống đất nước”. Chính quyền lâm thời coi những người biểu tình ủng hộ ông M. Mơ-xi là “các lực lượng phản động”, không khác gì bọn khủng bố An Kê-đa. Chính quyền lâm thời đã ra lệnh giới nghiêm, sau 22-23 giờ hằng ngày (tùy theo từng địa phương), người dân không được ra đường. Đồng thời “bật đèn xanh” cho phép cảnh sát và quân đội thực thi các “biện pháp mạnh theo chức năng”, nghĩa là có thể dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình, lập lại trật tự.
Nếu những ngày cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8, cảnh sát mới chỉ lẻ tẻ bắn đạn thật nhằm vào những kẻ quá khích trong đám biểu tình, cốt để thị uy, gây cho họ hoang mang hoảng sợ, buộc phải giải tán, thì vào ngày 14-8 đã trở thành một ngày “đàn áp biểu tình thực sự”, một ngày “đẫm máu kinh hoàng” trong lịch sử Ai Cập. Xe tăng, xe bọc thép của quân đội yểm trợ, cảnh sát chống bạo động Ai Cập đã tiến vào các khu lều trại trấn áp và giải tán các cuộc “biểu tình thường trực” của thế lực ủng hộ ông M. Mơ-xi và Tổ chức MB tại Cai-rô. Đồng thời, ở các thành phố lớn như: A-lếch-xan-đri-a (Alexandria), Tan-ta (Tanta), Đa-mi-ét-ta (Damietta), En A-rít (El-Arish). I-xmai-li-a (Ismailia), thành phố kênh đào Xuy-ê (Suez), các thành phố trên bờ sông Nin và nhiều địa phương khác cảnh sát cũng đã sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình chống chính quyền lâm thời và ủng hộ Tổng thống Hồi giáo bị phế truất và Tổ chức MB. Theo số liệu của Bộ Nội vụ và các cơ quan y tế, trong ngày này đã có ít nhất 638 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương. (Tuy nhiên, theo số liệu của Tổ chức MB, số người chết lên tới 2.600 người và khoảng 10.000 người bị thương!) Cảnh sát đã bắt giam hàng nghìn thành viên của MB, nhất là các lãnh đạo, thành viên nòng cốt đã tổ chức các cuộc biểu tình và kích động người dân chống lại chính quyền.
Ai Cập là quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả-rập, gồm hơn 84 triệu người, trong đó hơn 80% theo các dòng Hồi giáo, hơn 10% theo Thiên chúa giáo, số còn lại theo các đạo khác. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận không lớn tín đồ Hồi giáo tham gia Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB). MB được thành lập năm 1928, theo chủ thuyết tư tưởng cực đoan, quá khích, vì vậy không được chính quyền Ai Cập và nhiều nước Ả-rập khác thừa nhận. Hơn 80 năm qua, MB bị cấm đoán, đặt ngoài vòng pháp luật. Chính vì vậy, trong cuộc cách mạng “Mùa Xuân A-rập”, lợi dụng làn sóng bất bình của đại đa số người dân Ai Cập, kể cả tín đồ Hồi giáo lẫn Thiên chúa giáo và các đạo khác, MB đã giành được địa vị lãnh đạo cao nhất tại xứ sở các Pha-ra-ông. Từ chỗ phải hoạt động trong bóng tối, các thủ lĩnh cũng như các thành viên MB có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào, sau “Mùa Xuân A-rập” họ đã có tổng thống, cả một hệ thống chính quyền, một chính phủ, một đa số ghế trong quốc hội, được thế giới trân trọng. Nay bị quân đội phế truất, thực chất là một cuộc đảo chính lật đổ, rõ ràng họ không cam chịu. Họ tỏ ra kiên quyết, chiến đấu đến cùng, cũng là điều dễ hiểu.
Hé lộ “tim đen” của phe quân sự
Sau “Ngày đẫm máu 14-8”, MB không những không chùn bước, mà ngay sau đó họ còn phát động những cuộc biểu tình đông hơn, với những quy mô rộng rãi hơn ở thủ đô Cai-rô và hầu khắp đất nước. Nhân lễ mai táng cho những người thiệt mạng trong ngày 14-8, họ kích động dư luận không chỉ trong nước, mà còn thông qua hệ thống truyền thông tố cáo ra nước ngoài “tội ác” của Chính quyền lâm thời Ai Cập.
Chính quyền của Tổng thống lâm thời A. Man-xua, đương nhiên, cũng không phải vì thế mà chùn tay. Từ ngày 18-8, các lực lượng cảnh sát và quân đội Ai Cập đã tăng cường triển khai lực lượng tới hàng trăm vị trí trọng yếu tại các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm chuẩn bị ứng phó với chiến dịch biểu tình do Tổ chức MB phát động. Tại thủ đô Cai-rô, xe bọc thép đã được bố trí xung quanh các trụ sở chính quyền trung ương, các quảng trường lớn, các cây cầu huyết mạch bắc qua sông Nin, nối giữa hai tỉnh Cai-rô và Gi-da (Giza). Xe bọc thép cùng lính vũ trang cũng tiếp tục hiện diện tại các cửa ngõ dẫn vào thủ đô. Tất cả các phương tiện ra vào Cai-rô trong những ngày này đều bị kiểm tra vũ khí rất kỹ lưỡng. Nhiều biện pháp tăng cường an ninh tương tự cũng đã được triển khai tại một số địa phương khác, nhất là thành phố lớn thứ hai đất nước A-lếch-xan-đri-a, các thành phố cảng lớn ở phía Bắc, dọc theo kênh đào Xuy-ê và sông Nin, nơi liên tiếp xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh trong những ngày qua.
Nhân danh Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Thông tin Ai Cập Đa-rê-a Sa-ráp En-đin (Darea Sharaf El Din) ngày 18-8 đã đanh thép tuyên bố: “Chính phủ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố với tất cả quyết tâm và sức mạnh của mình. Chính phủ cũng cam kết sẽ thực hiện kế hoạch lộ trình chuyển giao quyền lực, xây dựng Hiến pháp mới, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tuân thủ các nội dung đã được các lực lượng chính trị đưa ra ngày 3-7 vừa qua nhằm xây dựng một Nhà nước Ai Cập thực sự dân chủ”.
Việc “trấn áp mạnh tay” các cuộc biểu tình chống chính quyền đang chia rẽ xã hội Ai Cập. Chính quyền, các nhà hoạt động xã hội tự do và thế tục, cùng dư luận đông đảo người dân xứ sở Kim Tự tháp cho rằng, phong trào chống lại vị Tổng thống Hồi giáo M. Mơ-xi và Tổ chức MB là hoàn toàn chính đáng, vì họ đã lạm dụng quyền lực. Quốc gia Bắc Phi này cần tìm kiếm một “cơ hội thứ hai” để tiến tới một nền dân chủ thật sự. Chính quyền “buộc phải thực thi” những biện pháp cưỡng chế các thủ lĩnh Anh em Hồi giáo, bắt giam một số, thậm chí tiêu diệt một vài phần tử quá khích vì họ có những hành vi kích động bạo lực. Phần lớn người Ai Cập theo đạo Hồi, song đại đa số ủng hộ chủ trương ôn hòa, tỏ ra ác cảm đối với Tổ chức MB, vì họ lo ngại rằng ông M. Mơ-xi và các đồng minh của ông ta có thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ một phiên bản luật Hồi giáo hà khắc hơn đối với đất nước. Thế nhưng, cũng không ít người dân nước này không đồng tình với cách “hành xử đẫm máu” của cảnh sát và quân đội.
Bộ Nội vụ và quân đội là những lực lượng kiên quyết giải tán các cuộc biểu tình bằng mọi giá. Còn Phó Tổng thống Mô-ha-mét En Ba-ra-đây (Mohamed ElBaradei) và Phó Thủ tướng Zi-át Ba-ha-a En-đin (Ziad Bahaa Eldin) đại diện cho nhiều thành viên khác lại có cách tiếp cận mang tính dân chủ hơn. Ông En Ba-ra-đây cho rằng “Họ (nghĩa là MB) nên tiếp tục là một phần của tiến trình chính trị hòa giải dân tộc. Họ nên tiếp tục tham gia tiến trình soạn thảo lại Hiến pháp cũng như tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống”.
Quả thực, với một quốc gia mà trong nhiều thập kỷ qua các nhà cầm quyền đã quen với các “hành động mạnh tay” khi giải quyết tình trạng bất đồng chính kiến, thì việc “tiếp cận thận trọng” của chính phủ trong việc đối phó với những người ủng hộ ông M. Mơ-xi là điều hiếm có. Hơn nữa, với việc sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình cho thấy tình trạng hết sức nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay ở xứ sở Bắc Phi này.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình ở xứ sở Kim Tự tháp trong thời gian gần đây, người ta đã thấy hé mở “tim đen” của phe quân sự. Mục tiêu cuối cùng của Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn không phải chỉ dừng lại ở chỗ giải tán các cuộc biểu tình của Tổ chức MB và những thế lực khác ủng hộ Tổng thống Hồi giáo bị phế truất M. Mơ-xi. Ngày 17-8, Thủ tướng lâm thời En Bép-la-uy đã chính thức đề xuất “ý tưởng giải thể MB”. Ông tuyên bố “Chính phủ đang xem xét vấn đề này” và khẳng định, sẽ không có cơ hội hòa giải với lực lượng chính trị xuất thân của Tổng thống bị phế truất. Trong khi đó, ngay sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Chỉ huy tối cao Ai Cập (thực chất là của quân đội) đã bổ nhiệm 19 viên tướng làm thống đốc lâm thời các tỉnh, thành, đặt 84 triệu dân nước này dưới sự điều hành của quân đội trong giai đoạn khẩn cấp này. Đây chính là giai đoạn tranh giành bạo lực giữa quân đội Ai Cập và Tổ chức Anh em Hồi giáo. Thời hạn giai đoạn khẩn cấp được tuyên bố một tháng, nghĩa là đến trung tuần tháng 9. Nhưng sau đó sẽ là cái gì, rất khó đoán định.
Tướng A. En Xi-xi đang theo đuổi “Kế hoạch giai đoạn” mà ông đã chuẩn bị từ trước để loại bỏ Anh em Hồi giáo với tư cách một tổ chức chính trị, đặt phong trào này ra ngoài vòng pháp luật. Ông cũng đã thông báo thời hạn tiến hành bầu cử tổng thống và bản thân ông sẽ ra tranh cử, trong khi Anh em Hồi giáo bị cấm, không có quyền tranh cử.
Ngược lại, phía Anh em Hồi giáo cũng đã lên kế hoạch chống lại quân đội bằng cách leo thang hành động nhằm lật đổ Tướng A. En Xi-xi. Theo nguồn tin từ Cai-rô, phong trào MB đã bắt đầu những hoạt động bí mật, ngấm ngầm theo hướng này, một mạng lưới khủng bố liên kết đã khởi động vận hành. Toàn bộ điều đó cho thấy tình hình chính trị ở quốc gia Bắc Phi này đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, tiến trình hòa giải dân tộc ngày càng xa vời.
Thế giới bất bình và lo lắng
Dư luận thế giới đã tỏ rõ bất bình và quan ngại về các hành động bạo lực của cảnh sát và quân đội Ai Cập. Các nước như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), những đồng minh chiến lược của Ai Cập, cũng đành chịu “bó tay”, không thể khuyên can các nhà cầm quyền Cai-rô dừng tay trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình, bởi họ bị quân đội chi phối. Phương Tây rất mong muốn làm sao để có thể bảo đảm những nguyên tắc dân chủ theo kiểu của họ, bảo đảm an ninh tại một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trong thế giới Ả-rập, bảo đảm một hành lang thương mại quan trọng của thế giới qua kênh đào Xuy-ê. Việc không thể gây ảnh hưởng tới Tướng A. En Xi-xi và giới chức an ninh Ai Cập đã khiến phương Tây rơi vào tình thế khó xử.
Giờ đây Oa-sinh-tơn cũng chỉ còn cách tỏ ra lấy làm tiếc về tình hình bạo lực tại Ai Cập, thúc giục các bên kiềm chế và tìm kiếm một giải pháp chính trị, cho dù Tổng thống B. Ô-ba-ma đã lên án mạnh mẽ hành động của Chính phủ lâm thời Ai Cập và ngày 15-8 ông đã tuyên bố hủy bỏ cuộc tập trận chung lớn với Ai Cập. Nguồn tin từ Nhà Trắng tiết lộ, mối quan hệ đồng minh chiến lược Hoa Kỳ - Ai Cập đã rạn nứt đến mức rất nghiêm trọng. Oa-sinh-tơn không thể chi phối những diễn biến đang diễn ra tại xứ sở Kim Tự tháp. Ngay cả việc Tổng thống B. Ô-ba-ma gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập A. En Xi-xi, mà ông ta cũng quyết định không nhận cuộc gọi, với lời từ chối “lịch sự” từ giới chức Cai-rô rằng: “Nhân vật phù hợp để ông nói chuyện là Tổng thống lâm thời Át-ly Man-xua!”
Các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế, những cuộc điện đàm và các chuyến thăm của nhiều nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu nhằm thúc đẩy hòa giải đều thất bại. Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry cùng nhiều quan chức phương Tây và các quốc gia Hồi giáo khác cũng chỉ còn biết lên tiếng phản đối các hành động bạo lực của quân đội và cảnh sát Ai Cập. Ông G. Ke-ry cho rằng, điều đó đã “giáng một đòn mạnh mẽ” vào các nỗ lực hòa giải chính trị, đồng thời kêu gọi chính quyền lâm thời nước này kiềm chế và có biện pháp hợp lý để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma không hề tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ thay đổi chính sách đối với Ai Cập. Các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ nói rằng vai trò của Mỹ chủ yếu là kêu gọi và hỗ trợ chính quyền lâm thời Ai cập hoàn thành các cam kết về cải cách chính trị mà họ đã đưa ra.
Giới bình luận cho rằng, phản ứng đúng đắn hiện nay của Mỹ là theo dõi sát sao hành động của quân đội Ai Cập và ngừng ngay viện trợ tài chính cũng như vũ khí cho quốc gia Bắc Phi này. Chính quyền Ô-ba-ma hầu như không còn “chiếc đòn bẩy” nào có thể sử dụng để gây ảnh hưởng. Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu có thể ngăn cản Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngừng cấp tín dụng cho Ai Cập. Tuy nhiên các cuộc đàm phán về gói 4,8 tỷ USD cho nước này vay đã thất bại ngay dưới thời ông M. Mơ-xi. Chính phủ lâm thời hiện nay cũng đã tuyên bố rằng, họ “không ưu tiên theo đuổi” các gói tín dụng của IMF, hay của châu Âu.
Ngoại trưởng Thụy Điển Can Bin (Carl Bildt) cho rằng, cơ hội để EU gây ảnh hưởng tới Ai Cập hiện rất hạn chế, bởi các nhà cầm quyền Cai-rô đang theo đuổi các biện pháp cứng rắn. Theo ông, EU cần xem xét lại các chương trình viện trợ cho Ai Cập, mặc dù sự trừng phạt kinh tế có thể sẽ không tác động tới chính trị. Dù sao cũng không nên quay lưng lại với Cai-rô, theo lời ông, đây sẽ là giai đoạn của các vụ đàn áp khốc liệt, “chúng ta nên giữ kênh đối thoại với tất cả các bên, để khi có thể hành động, chúng ta sẽ ngay lập tức có mặt”.
Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) Đa-ni-en Lê-vi (Daniel Levy) đã khuyến cáo, phương Tây nên dùng “đòn bảy kinh tế thích hợp”, đình chỉ viện trợ và các khoản hỗ trợ kinh tế cho các tầng lớp chính trị Ai Cập, bao gồm cả giới kinh doanh. Thế nhưng, điều đó đã trở nên mờ nhạt, khi A-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất và Cô-oét đã cam kết sẽ cung cấp cho Cai-rô 12 tỷ USD ngay sau khi quân đội Ai Cập phế truất ông M. Mơ-xi hôm 3-7. Ông Men-giê Cam-ben (Menzies Campbell), Nghị sĩ cao cấp của đảng Dân chủ Tự do Anh cũng đã phải buông lời thừa nhận: “Điều này cho thấy, phương Tây hoàn toàn bất lực, chứ không phải chỉ là một sự thất bại đơn thuần”.
Các nước Mỹ La-tinh cũng đã đồng loạt lên án bạo lực đẫm máu tại Ai Cập, kêu gọi các bên giải quyết bất đồng bằng các biện pháp đối thoại hòa bình. Các nước như: Vê-nê-xu-ê-la, U-ru-guay, Bra-xin, Ê-qua-đo, Pê-ru, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê còn triệu đại sứ của mình về nước. Nhiều nước châu Âu, châu Á đã bắt đầu chiến dịch đưa người dân nước họ đang làm ăn, sinh sống tại Ai Cập về nước, hoặc tạm sơ tán sang các nước láng giềng, để tránh xa các hành động bạo lực. Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập, ông Đào Thành Chung cho biết, chúng ta cũng đã có phương án sơ tán công dân nước mình, nếu tình hình ở nước này tiếp tục xấu hơn nữa. Hiện có hơn 80 công dân Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Ai Cập, trong đó chủ yếu là cán bộ, nhân viên đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao và các thành viên gia đình đi theo. Ngoài ra, còn có một số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường của Ai Cập.
Tình hình bạo lực tại quốc gia Bắc Phi này đang diễn biến rất phức tạp, chưa có dấu hiệu gì trở lại đường ray hòa giải dân tộc, mà thậm chí còn dần dần tiệm cận cuộc nội chiến./.
Cuộc đối đầu không cân sức
Kể từ khi Tướng Áp-đen Phát-ta En Xi-xi (Abdel Fattah El Sisi), Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Quân đội Ai Cập tuyên bố phế truất vị Tổng thống Hồi giáo Mô-ha-mét Mơ-xi, ngày 3-7, Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) liên tục tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đô Cai-rô và khắp các địa phương để phản đối quân đội, Chính phủ lâm thời và đòi phục chức cho ông M. Mơ-xi. Gọi là “biểu tình ngồi”, “biểu tình hòa bình”, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Trà trộn trong những đoàn người biểu tình có các thế lực Hồi giáo quá khích và cả những thế lực khủng bố. Họ không chỉ hò hét đưa ra các yêu sách, phê phán, chỉ chích quân đội và Chính phủ lâm thời, mà còn hành động quấy rối, phá phách, tấn công các đồn bốt cảnh sát, quân đội và trụ sở chính quyền. Thậm chí các thế lực này còn tổ chức vũ trang, đe dọa ám sát, bắn tỉa nhằm vào các lực lượng vũ trang và quan chức chính quyền lâm thời. Các thủ lĩnh MB tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng, bằng mọi giá đòi phục chức cho ông M. Mơ-xi, bằng mọi cách giành lại vai trò lãnh đạo quốc gia. Họ cho rằng, chính quyền hiện nay không thể kiểm soát đất nước, chỉ có Anh em Hồi giáo mới là lực lượng quyền lực và được lòng dân nhất tại Ai Cập.
Trong khi đó, chính quyền lâm thời đã không thể giải tán các cuộc biểu tình bằng các biện pháp “mềm”. Tổng thống tạm quyền Át-ly Man-xua (Adly Mansour), Thủ tướng Chính phủ lâm thời Ha-giem En Bép-la-uy (Hazem el Beblawi), Tư lệnh Quân đội Áp-đen Phát-ta En Xi-xi đã nhiều lần phải xuất hiện trên đài phát thanh, đài truyền hình, đưa ra “tối hậu thư” yêu cầu mọi người biểu tình trở về nhà, nhưng cũng không thể lay chuyển được tình hình. Tổ chức MB và những người ủng hộ ông M. Mơ-xi liên tục tổ chức các cuộc biểu tình ngày càng đông đảo hơn, hành động quyết liệt hơn. Thậm chí họ còn dựng trại “biểu tình thường trực” ở nhiều địa điểm ngay tại thủ đô Cai-rô, tổ chức cản trở, ngăn chặn nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng ra vào thành phố.
Suốt mấy tuần liền, quân đội và cảnh sát không thể giải tán được các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất bạo lực của các thế lực ủng hộ Tổng thống bị phế truất. Tướng A. En Xi-xi quyết định biểu dương lực lượng bằng cuộc “đại biểu tình” vào ngày 26-7, trong đó tập hợp hàng triệu người ủng hộ các hành động cứng rắn của cảnh sát và quân đội để đối phó với các “thế lực phản động, phá rối trật tự, làm đảo lộn đời sống đất nước”. Chính quyền lâm thời coi những người biểu tình ủng hộ ông M. Mơ-xi là “các lực lượng phản động”, không khác gì bọn khủng bố An Kê-đa. Chính quyền lâm thời đã ra lệnh giới nghiêm, sau 22-23 giờ hằng ngày (tùy theo từng địa phương), người dân không được ra đường. Đồng thời “bật đèn xanh” cho phép cảnh sát và quân đội thực thi các “biện pháp mạnh theo chức năng”, nghĩa là có thể dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình, lập lại trật tự.
Nếu những ngày cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8, cảnh sát mới chỉ lẻ tẻ bắn đạn thật nhằm vào những kẻ quá khích trong đám biểu tình, cốt để thị uy, gây cho họ hoang mang hoảng sợ, buộc phải giải tán, thì vào ngày 14-8 đã trở thành một ngày “đàn áp biểu tình thực sự”, một ngày “đẫm máu kinh hoàng” trong lịch sử Ai Cập. Xe tăng, xe bọc thép của quân đội yểm trợ, cảnh sát chống bạo động Ai Cập đã tiến vào các khu lều trại trấn áp và giải tán các cuộc “biểu tình thường trực” của thế lực ủng hộ ông M. Mơ-xi và Tổ chức MB tại Cai-rô. Đồng thời, ở các thành phố lớn như: A-lếch-xan-đri-a (Alexandria), Tan-ta (Tanta), Đa-mi-ét-ta (Damietta), En A-rít (El-Arish). I-xmai-li-a (Ismailia), thành phố kênh đào Xuy-ê (Suez), các thành phố trên bờ sông Nin và nhiều địa phương khác cảnh sát cũng đã sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình chống chính quyền lâm thời và ủng hộ Tổng thống Hồi giáo bị phế truất và Tổ chức MB. Theo số liệu của Bộ Nội vụ và các cơ quan y tế, trong ngày này đã có ít nhất 638 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương. (Tuy nhiên, theo số liệu của Tổ chức MB, số người chết lên tới 2.600 người và khoảng 10.000 người bị thương!) Cảnh sát đã bắt giam hàng nghìn thành viên của MB, nhất là các lãnh đạo, thành viên nòng cốt đã tổ chức các cuộc biểu tình và kích động người dân chống lại chính quyền.
Ai Cập là quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả-rập, gồm hơn 84 triệu người, trong đó hơn 80% theo các dòng Hồi giáo, hơn 10% theo Thiên chúa giáo, số còn lại theo các đạo khác. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận không lớn tín đồ Hồi giáo tham gia Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB). MB được thành lập năm 1928, theo chủ thuyết tư tưởng cực đoan, quá khích, vì vậy không được chính quyền Ai Cập và nhiều nước Ả-rập khác thừa nhận. Hơn 80 năm qua, MB bị cấm đoán, đặt ngoài vòng pháp luật. Chính vì vậy, trong cuộc cách mạng “Mùa Xuân A-rập”, lợi dụng làn sóng bất bình của đại đa số người dân Ai Cập, kể cả tín đồ Hồi giáo lẫn Thiên chúa giáo và các đạo khác, MB đã giành được địa vị lãnh đạo cao nhất tại xứ sở các Pha-ra-ông. Từ chỗ phải hoạt động trong bóng tối, các thủ lĩnh cũng như các thành viên MB có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào, sau “Mùa Xuân A-rập” họ đã có tổng thống, cả một hệ thống chính quyền, một chính phủ, một đa số ghế trong quốc hội, được thế giới trân trọng. Nay bị quân đội phế truất, thực chất là một cuộc đảo chính lật đổ, rõ ràng họ không cam chịu. Họ tỏ ra kiên quyết, chiến đấu đến cùng, cũng là điều dễ hiểu.
Hé lộ “tim đen” của phe quân sự
Sau “Ngày đẫm máu 14-8”, MB không những không chùn bước, mà ngay sau đó họ còn phát động những cuộc biểu tình đông hơn, với những quy mô rộng rãi hơn ở thủ đô Cai-rô và hầu khắp đất nước. Nhân lễ mai táng cho những người thiệt mạng trong ngày 14-8, họ kích động dư luận không chỉ trong nước, mà còn thông qua hệ thống truyền thông tố cáo ra nước ngoài “tội ác” của Chính quyền lâm thời Ai Cập.
Chính quyền của Tổng thống lâm thời A. Man-xua, đương nhiên, cũng không phải vì thế mà chùn tay. Từ ngày 18-8, các lực lượng cảnh sát và quân đội Ai Cập đã tăng cường triển khai lực lượng tới hàng trăm vị trí trọng yếu tại các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm chuẩn bị ứng phó với chiến dịch biểu tình do Tổ chức MB phát động. Tại thủ đô Cai-rô, xe bọc thép đã được bố trí xung quanh các trụ sở chính quyền trung ương, các quảng trường lớn, các cây cầu huyết mạch bắc qua sông Nin, nối giữa hai tỉnh Cai-rô và Gi-da (Giza). Xe bọc thép cùng lính vũ trang cũng tiếp tục hiện diện tại các cửa ngõ dẫn vào thủ đô. Tất cả các phương tiện ra vào Cai-rô trong những ngày này đều bị kiểm tra vũ khí rất kỹ lưỡng. Nhiều biện pháp tăng cường an ninh tương tự cũng đã được triển khai tại một số địa phương khác, nhất là thành phố lớn thứ hai đất nước A-lếch-xan-đri-a, các thành phố cảng lớn ở phía Bắc, dọc theo kênh đào Xuy-ê và sông Nin, nơi liên tiếp xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh trong những ngày qua.
Nhân danh Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Thông tin Ai Cập Đa-rê-a Sa-ráp En-đin (Darea Sharaf El Din) ngày 18-8 đã đanh thép tuyên bố: “Chính phủ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố với tất cả quyết tâm và sức mạnh của mình. Chính phủ cũng cam kết sẽ thực hiện kế hoạch lộ trình chuyển giao quyền lực, xây dựng Hiến pháp mới, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tuân thủ các nội dung đã được các lực lượng chính trị đưa ra ngày 3-7 vừa qua nhằm xây dựng một Nhà nước Ai Cập thực sự dân chủ”.
Việc “trấn áp mạnh tay” các cuộc biểu tình chống chính quyền đang chia rẽ xã hội Ai Cập. Chính quyền, các nhà hoạt động xã hội tự do và thế tục, cùng dư luận đông đảo người dân xứ sở Kim Tự tháp cho rằng, phong trào chống lại vị Tổng thống Hồi giáo M. Mơ-xi và Tổ chức MB là hoàn toàn chính đáng, vì họ đã lạm dụng quyền lực. Quốc gia Bắc Phi này cần tìm kiếm một “cơ hội thứ hai” để tiến tới một nền dân chủ thật sự. Chính quyền “buộc phải thực thi” những biện pháp cưỡng chế các thủ lĩnh Anh em Hồi giáo, bắt giam một số, thậm chí tiêu diệt một vài phần tử quá khích vì họ có những hành vi kích động bạo lực. Phần lớn người Ai Cập theo đạo Hồi, song đại đa số ủng hộ chủ trương ôn hòa, tỏ ra ác cảm đối với Tổ chức MB, vì họ lo ngại rằng ông M. Mơ-xi và các đồng minh của ông ta có thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ một phiên bản luật Hồi giáo hà khắc hơn đối với đất nước. Thế nhưng, cũng không ít người dân nước này không đồng tình với cách “hành xử đẫm máu” của cảnh sát và quân đội.
Bộ Nội vụ và quân đội là những lực lượng kiên quyết giải tán các cuộc biểu tình bằng mọi giá. Còn Phó Tổng thống Mô-ha-mét En Ba-ra-đây (Mohamed ElBaradei) và Phó Thủ tướng Zi-át Ba-ha-a En-đin (Ziad Bahaa Eldin) đại diện cho nhiều thành viên khác lại có cách tiếp cận mang tính dân chủ hơn. Ông En Ba-ra-đây cho rằng “Họ (nghĩa là MB) nên tiếp tục là một phần của tiến trình chính trị hòa giải dân tộc. Họ nên tiếp tục tham gia tiến trình soạn thảo lại Hiến pháp cũng như tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống”.
Quả thực, với một quốc gia mà trong nhiều thập kỷ qua các nhà cầm quyền đã quen với các “hành động mạnh tay” khi giải quyết tình trạng bất đồng chính kiến, thì việc “tiếp cận thận trọng” của chính phủ trong việc đối phó với những người ủng hộ ông M. Mơ-xi là điều hiếm có. Hơn nữa, với việc sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình cho thấy tình trạng hết sức nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay ở xứ sở Bắc Phi này.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình ở xứ sở Kim Tự tháp trong thời gian gần đây, người ta đã thấy hé mở “tim đen” của phe quân sự. Mục tiêu cuối cùng của Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn không phải chỉ dừng lại ở chỗ giải tán các cuộc biểu tình của Tổ chức MB và những thế lực khác ủng hộ Tổng thống Hồi giáo bị phế truất M. Mơ-xi. Ngày 17-8, Thủ tướng lâm thời En Bép-la-uy đã chính thức đề xuất “ý tưởng giải thể MB”. Ông tuyên bố “Chính phủ đang xem xét vấn đề này” và khẳng định, sẽ không có cơ hội hòa giải với lực lượng chính trị xuất thân của Tổng thống bị phế truất. Trong khi đó, ngay sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Chỉ huy tối cao Ai Cập (thực chất là của quân đội) đã bổ nhiệm 19 viên tướng làm thống đốc lâm thời các tỉnh, thành, đặt 84 triệu dân nước này dưới sự điều hành của quân đội trong giai đoạn khẩn cấp này. Đây chính là giai đoạn tranh giành bạo lực giữa quân đội Ai Cập và Tổ chức Anh em Hồi giáo. Thời hạn giai đoạn khẩn cấp được tuyên bố một tháng, nghĩa là đến trung tuần tháng 9. Nhưng sau đó sẽ là cái gì, rất khó đoán định.
Tướng A. En Xi-xi đang theo đuổi “Kế hoạch giai đoạn” mà ông đã chuẩn bị từ trước để loại bỏ Anh em Hồi giáo với tư cách một tổ chức chính trị, đặt phong trào này ra ngoài vòng pháp luật. Ông cũng đã thông báo thời hạn tiến hành bầu cử tổng thống và bản thân ông sẽ ra tranh cử, trong khi Anh em Hồi giáo bị cấm, không có quyền tranh cử.
Ngược lại, phía Anh em Hồi giáo cũng đã lên kế hoạch chống lại quân đội bằng cách leo thang hành động nhằm lật đổ Tướng A. En Xi-xi. Theo nguồn tin từ Cai-rô, phong trào MB đã bắt đầu những hoạt động bí mật, ngấm ngầm theo hướng này, một mạng lưới khủng bố liên kết đã khởi động vận hành. Toàn bộ điều đó cho thấy tình hình chính trị ở quốc gia Bắc Phi này đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, tiến trình hòa giải dân tộc ngày càng xa vời.
Thế giới bất bình và lo lắng
Dư luận thế giới đã tỏ rõ bất bình và quan ngại về các hành động bạo lực của cảnh sát và quân đội Ai Cập. Các nước như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), những đồng minh chiến lược của Ai Cập, cũng đành chịu “bó tay”, không thể khuyên can các nhà cầm quyền Cai-rô dừng tay trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình, bởi họ bị quân đội chi phối. Phương Tây rất mong muốn làm sao để có thể bảo đảm những nguyên tắc dân chủ theo kiểu của họ, bảo đảm an ninh tại một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trong thế giới Ả-rập, bảo đảm một hành lang thương mại quan trọng của thế giới qua kênh đào Xuy-ê. Việc không thể gây ảnh hưởng tới Tướng A. En Xi-xi và giới chức an ninh Ai Cập đã khiến phương Tây rơi vào tình thế khó xử.
Giờ đây Oa-sinh-tơn cũng chỉ còn cách tỏ ra lấy làm tiếc về tình hình bạo lực tại Ai Cập, thúc giục các bên kiềm chế và tìm kiếm một giải pháp chính trị, cho dù Tổng thống B. Ô-ba-ma đã lên án mạnh mẽ hành động của Chính phủ lâm thời Ai Cập và ngày 15-8 ông đã tuyên bố hủy bỏ cuộc tập trận chung lớn với Ai Cập. Nguồn tin từ Nhà Trắng tiết lộ, mối quan hệ đồng minh chiến lược Hoa Kỳ - Ai Cập đã rạn nứt đến mức rất nghiêm trọng. Oa-sinh-tơn không thể chi phối những diễn biến đang diễn ra tại xứ sở Kim Tự tháp. Ngay cả việc Tổng thống B. Ô-ba-ma gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập A. En Xi-xi, mà ông ta cũng quyết định không nhận cuộc gọi, với lời từ chối “lịch sự” từ giới chức Cai-rô rằng: “Nhân vật phù hợp để ông nói chuyện là Tổng thống lâm thời Át-ly Man-xua!”
Các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế, những cuộc điện đàm và các chuyến thăm của nhiều nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu nhằm thúc đẩy hòa giải đều thất bại. Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry cùng nhiều quan chức phương Tây và các quốc gia Hồi giáo khác cũng chỉ còn biết lên tiếng phản đối các hành động bạo lực của quân đội và cảnh sát Ai Cập. Ông G. Ke-ry cho rằng, điều đó đã “giáng một đòn mạnh mẽ” vào các nỗ lực hòa giải chính trị, đồng thời kêu gọi chính quyền lâm thời nước này kiềm chế và có biện pháp hợp lý để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma không hề tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ thay đổi chính sách đối với Ai Cập. Các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ nói rằng vai trò của Mỹ chủ yếu là kêu gọi và hỗ trợ chính quyền lâm thời Ai cập hoàn thành các cam kết về cải cách chính trị mà họ đã đưa ra.
Giới bình luận cho rằng, phản ứng đúng đắn hiện nay của Mỹ là theo dõi sát sao hành động của quân đội Ai Cập và ngừng ngay viện trợ tài chính cũng như vũ khí cho quốc gia Bắc Phi này. Chính quyền Ô-ba-ma hầu như không còn “chiếc đòn bẩy” nào có thể sử dụng để gây ảnh hưởng. Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu có thể ngăn cản Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngừng cấp tín dụng cho Ai Cập. Tuy nhiên các cuộc đàm phán về gói 4,8 tỷ USD cho nước này vay đã thất bại ngay dưới thời ông M. Mơ-xi. Chính phủ lâm thời hiện nay cũng đã tuyên bố rằng, họ “không ưu tiên theo đuổi” các gói tín dụng của IMF, hay của châu Âu.
Ngoại trưởng Thụy Điển Can Bin (Carl Bildt) cho rằng, cơ hội để EU gây ảnh hưởng tới Ai Cập hiện rất hạn chế, bởi các nhà cầm quyền Cai-rô đang theo đuổi các biện pháp cứng rắn. Theo ông, EU cần xem xét lại các chương trình viện trợ cho Ai Cập, mặc dù sự trừng phạt kinh tế có thể sẽ không tác động tới chính trị. Dù sao cũng không nên quay lưng lại với Cai-rô, theo lời ông, đây sẽ là giai đoạn của các vụ đàn áp khốc liệt, “chúng ta nên giữ kênh đối thoại với tất cả các bên, để khi có thể hành động, chúng ta sẽ ngay lập tức có mặt”.
Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) Đa-ni-en Lê-vi (Daniel Levy) đã khuyến cáo, phương Tây nên dùng “đòn bảy kinh tế thích hợp”, đình chỉ viện trợ và các khoản hỗ trợ kinh tế cho các tầng lớp chính trị Ai Cập, bao gồm cả giới kinh doanh. Thế nhưng, điều đó đã trở nên mờ nhạt, khi A-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất và Cô-oét đã cam kết sẽ cung cấp cho Cai-rô 12 tỷ USD ngay sau khi quân đội Ai Cập phế truất ông M. Mơ-xi hôm 3-7. Ông Men-giê Cam-ben (Menzies Campbell), Nghị sĩ cao cấp của đảng Dân chủ Tự do Anh cũng đã phải buông lời thừa nhận: “Điều này cho thấy, phương Tây hoàn toàn bất lực, chứ không phải chỉ là một sự thất bại đơn thuần”.
Các nước Mỹ La-tinh cũng đã đồng loạt lên án bạo lực đẫm máu tại Ai Cập, kêu gọi các bên giải quyết bất đồng bằng các biện pháp đối thoại hòa bình. Các nước như: Vê-nê-xu-ê-la, U-ru-guay, Bra-xin, Ê-qua-đo, Pê-ru, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê còn triệu đại sứ của mình về nước. Nhiều nước châu Âu, châu Á đã bắt đầu chiến dịch đưa người dân nước họ đang làm ăn, sinh sống tại Ai Cập về nước, hoặc tạm sơ tán sang các nước láng giềng, để tránh xa các hành động bạo lực. Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập, ông Đào Thành Chung cho biết, chúng ta cũng đã có phương án sơ tán công dân nước mình, nếu tình hình ở nước này tiếp tục xấu hơn nữa. Hiện có hơn 80 công dân Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Ai Cập, trong đó chủ yếu là cán bộ, nhân viên đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao và các thành viên gia đình đi theo. Ngoài ra, còn có một số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường của Ai Cập.
Tình hình bạo lực tại quốc gia Bắc Phi này đang diễn biến rất phức tạp, chưa có dấu hiệu gì trở lại đường ray hòa giải dân tộc, mà thậm chí còn dần dần tiệm cận cuộc nội chiến./.
Chủ tịch nước đến thăm một xã điểm nông thôn mới  (03/09/2013)
"Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”  (03/09/2013)
Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Hội nghị ASEAN - Trung Quốc  (03/09/2013)
Chủ tịch Quốc hội dự hội nghị khoa học - công nghệ về tam nông  (03/09/2013)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên