Chứng khoán châu Á thận trọng chờ tin tức từ Fed
Chứng khoán châu Á ít biến động trong phiên giao dịch ngày 19-8, khi các nhà giao dịch thận trọng trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm rút chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn, trong lúc phố Wall cũng đuối sức trong tuần trước.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản), giảm 0,5%, sau khi kết thúc tuần trước tăng 1,45%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 108,02 điểm, hay 0,79%, lên 13.758,13 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 17,15 điểm, hay 0,83%, lên 2.085,6 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 24,79 điểm, hay 0,31%, xuống 7.900,21 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 54,11 điểm, hay 0,24%, xuống 22.463,7 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,47 điểm, hay 0,13%, xuống 1.917,64 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,4 điểm, xuống 5.112,5 điểm.
Các số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ và các phát biểu của các nhà hoạch định chính sách của Fed đang cho nhà đầu tư cảm nhận rằng Fed sẽ bắt đầu dừng chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng vốn đã hỗ trợ các thị trường toàn cầu trong gần một năm qua.
Trong khi nhiều nhà quan sát dự đoán Fed sẽ bắt đầu hành động vào tháng tới, nhà kinh tế Julia Coronado của BNP Paribas cho rằng là khả năng đó là không cao như các nhà giao dịch vẫn nhận định. Bà cho rằng biên bản cuộc họp tháng Bảy của Fed được công bố trong tuần này sẽ cho thấy quan điểm của các nhà hoạch định chính sách của Fed về vấn đề này.
Các nhà phân tích cho rằng giảm bớt quy mô chương trình mua trái phiếu sẽ đẩy lãi suất tín dụng tăng mạnh, điều có thể ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế và gây chao đảo các thị trường chứng khoán. Khi đó, Fed có thể sẽ phải dừng lại hoặc kéo dài khung thời gian cho việc rút hoàn toàn chương trình kích thích.
Fed đã đẩy mạnh việc mua trái phiếu nhằm giữ lãi suất ở mức thấp nhằm kích thích vay mượn cho chi tiêu và đầu tư, và để phục hồi thị trường việc làm. Chương trình này không có thời hạn và sẽ chỉ được dừng lại khi nền kinh tế cải thiện.
Phiên cuối tuần trước, các cổ phiếu trên phố Wall xuống giá, khép lại một trong những tuần giao dịch tồi tệ nhất trong năm, khi số liệu cho thấy lòng tin tiêu dùng trong tháng Tám không được như tháng Bảy và các nhà bán lẻ đạt mức lãi không cao. Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 0,2%, 0,32% và 0,09%.
Trong tuần này, HSBC sẽ công bố số liệu sơ bộ về chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc. Trong khi số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế này có thể đang ổn định, nếu PMI cải thiện sẽ đưa đến phản ứng tích cực từ các nhà đầu tư châu Á./.
Sửa đổi bổ sung các hình thức khen thưởng Nhà nước  (19/08/2013)
Trao Kỷ niệm chương tặng Đại sứ Canada Chatsis  (19/08/2013)
Kiểm tra thực hiện Nghị quyết ở Thanh tra Chính phủ  (19/08/2013)
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp Đoàn Cục Phát triển - Bộ Quốc phòng Vương quốc Cam-pu-chia  (19/08/2013)
Đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh  (19/08/2013)
Cơ hội tìm việc làm tại ngày hội nghề nghiệp 2013  (19/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay