Châu Á: Tăng trưởng kinh tế chưa giúp giảm nghèo
Ông Kazu Sakai, Tổng Giám đốc Ban Chính sách và Chiến lược của ADB, cho rằng tương lai thịnh vượng của châu Á sẽ chỉ được bảo đảm nếu các nước tiếp tục cuộc chiến chống nghèo đói và các vấn đề liên quan khác, và điều này đòi hỏi các chính phủ có hành động can thiệp tích cực.
Khi thời hạn để hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 sắp đến, nghiên cứu này là sự nhắc nhở đúng lúc về nhiệm vụ chưa hoàn thành lớn lao ở châu Á và những bước đi cần thiết để chấm dứt tình trạng nghèo đói trên diện rộng.
Nghiên cứu trên cho hay bất chấp những thành tựu đạt được ở một số nền kinh tế châu Á, hơn 660 triệu người ở khu vực này vẫn sống trong cảnh cực nghèo, với mức thu nhập chưa đầy 1,25 USD/ngày.
Nếu tính cả những người rất dễ bị ảnh hưởng và có thể dễ dàng tái rơi vào cảnh cực nghèo, thì con số này có thể tăng lên 1,5 tỷ người, hay tương đương với tỷ lệ gần 1 người/2 người dân của châu Á.
Theo nghiên cứu trên, hầu hết quốc gia châu Á không thể đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 khi họ vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hệ thống vệ sinh cơ bản, một số lượng lớn trẻ em suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong cao đối với trẻ sơ sinh và sản phụ.
Nghiên cứu trên lưu ý rằng chính phủ các nước châu Á cần hỗ trợ phát triển hệ thống dạy nghề cho người lao động, cung cấp hệ thống giáo dục chất lượng và các sáng kiến khuyến khích phát triển cho những doanh nghiệp mới thành lập.
Các biện pháp này phải được thực hiện với khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần khuyến khích sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì họ cung cấp việc làm cho một số lượng lớn lao động.
Theo nghiên cứu trên, các nhà hoạch định chính sách châu Á cũng cần cấp tài chính cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị, chương trình an sinh xã hội và giảm thiểu những bất đồng về giới và tăng tính linh hoạt của thị trường lao động để nâng cao cơ hội việc làm.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh bất kỳ giải pháp nào để đi đến thành công sẽ phải xác định rõ ràng các mục tiêu, với một thời gian biểu cụ thể và một chiến lược đáng tin cậy nhằm đạt được những mục tiêu này, cùng với một danh sách chi tiết về những hành động can thiệp của chính phủ và được thiết kế để giải quyết các vấn đề của một quốc gia hay vùng lãnh thổ cụ thể./.
Vấn đề lịch sử khuấy động quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc  (15/08/2013)
Virus H7N9 có thể lây qua đường bài tiết của người  (15/08/2013)
Chuẩn bị diễn ra “Những ngày Hà Nội tại Mátxcơva”  (15/08/2013)
Nâng cao tính chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”  (15/08/2013)
Chủ tịch nước tiếp các vị Đại sứ đến trình quốc thư  (14/08/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Ấn Độ  (14/08/2013)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay