Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Năm mục tiêu để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Bắc Kạn
Ngày 14-8, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong 5 năm qua, Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đi vào cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Bắc Kạn. Từ một tỉnh nghèo vào năm đầu tái lập (năm 1997), tỷ lệ hộ nghèo từ gần 60%, đến nay đã giảm xuống còn trên 20%; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 92% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia; 87% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm, tăng 4,7 triệu đồng so với năm 2008; lương thực bình quân đạt 555 kg/người/năm; toàn bộ các thôn, bản được phủ sóng phát thanh, viễn thông.
Để phát triển nông nghiệp toàn diện, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng xây dựng quy hoạch phát triển thế mạnh của tỉnh, như bảo vệ và phát triển rừng; phát triển nông nghiệp; rà soát quy hoạch thủy lợi; phát triển chăn nuôi; trồng rau an toàn; quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư; quy hoạch xây dựng nông thôn mới... Mục tiêu của Bắc Kạn là phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh về tài nguyên rừng, khoáng sản để phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp phát triển dựa trên tài nguyên rừng và chăn nuôi dưới tán rừng; ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở công nghiệp chế biến; môi trường được bảo vệ; giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
Tỉnh ủy Bắc Kạn đã đề ra 5 mục tiêu chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2014 - 2015 và đến năm 2020. Theo đó, tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững; tiếp tục tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ; thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái; hoàn thiện việc xây dựng, rà soát các quy hoạch về nông nghiệp, nông thôn và tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch.
Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã đề ra một số giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bắc Kạn sẽ xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị; đổi mới chính sách, cơ chế huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp làm đầu mối dịch vụ sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm nông, lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, quan tâm đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới"; chỉ đạo xây dựng và triển khai các dự án, đề án trọng điểm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tỉnh tập trung nguồn lực cho xây dựng xã điểm đạt tiêu chí nông thôn mới; xây dựng mối quan hệ sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, phù hợp với cơ chế thị trường...
Tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Du đã khái quát quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Bắc Kạn. Trong đó, từ năm 2010 đến nay là thời kỳ ổn định và phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi để nhân rộng, tạo vùng, hợp tác sản xuất, bảo hộ và quảng bá các sản phẩm đặc thù như miến dong, khoai môn, hồng không hạt, cam, quýt Bắc Kạn... Từ năm 2010 - 2012 Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt và quýt Bắc Kạn và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho "Miến dong Bắc Kạn", "Gạo bao thai Chợ Đồn". Hồng không hạt của Bắc Kạn nằm trong “Top 100 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”.
Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, khó khăn khi thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất của Trung ương, trong đó có việc hỗ trợ theo Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới với một tỉnh miền núi. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa phù hợp với miền núi. Bắc Kạn có 112 xã nhưng mới có một xã đạt 11 tiêu chí, còn lại 111 xã chỉ đạt được từ 2-9 tiêu chí. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng chưa bền vững; cơ cấu kinh tế nông thôn chưa có sự thay đổi đáng kể; quan hệ sản xuất chậm đổi mới; tỷ lệ hộ nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn cao; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa...
Cần Thơ: Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện
Ngày 13-8, Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hội nghị đã đề ra phương hướng, mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là: Thành phố Cần Thơ thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thành phố tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành và từng lĩnh vực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng mẫu lớn; nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lúa, đảm bảo nhu cầu thị trường, ổn định sản xuất, phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện tốt đề án đào tạo nghề nông thôn để chuyển dịch lao động. Mục tiêu từ năm 2011 đến năm 2015, thành phố sẽ đưa giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân từ 4,5% đến 5%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân từ 2,5% đến 3%/năm, có 13 xã chính thức đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
Các giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu trên là: Tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; tập trung đổi mới cơ cấu và sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, trong đó mỗi xã xây dựng ít nhất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Kinh tế - xã hội khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được huy động tăng cao so với trước. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư mới và nâng cấp mở rộng, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến rõ rệt, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước được nâng lên. Các vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn được quan tâm nhiều hơn. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt...
Tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành, địa phương đã báo cáo những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay như: Nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn vốn vay, vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản, vấn đề xây dựng nông thôn mới, cánh đồng mẫu lớn, còn nhiều điểm bất cập trong quá trình triển khai thực hiện...
Tiền Giang: Đến năm 2015, có 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang, tỉnh đang tập trung huy động các nguồn lực cho công tác xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015, có 10 xã đạt 19/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, Tiền Giang có 35 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã và 37 xã được phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 6 xã đã hoàn chỉnh chờ phê duyệt, 12 xã đã thông qua hội đồng thẩm định huyện. Các xã còn lại đã hoàn chỉnh dự thảo đang lấy ý kiến đóng góp từ xã và nhân. Tỉnh phấn đấu đến tháng 9-2013, sẽ hoàn chỉnh lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã, nhằm tạo tiền đề cho việc việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và dự án đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đúng hướng và có hiệu quả.
Tỉnh Tiền Giang hiện có 1 xã đạt 15 tiêu chí; 11 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 94 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 39 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Để đạt mục tiêu có 10 xã đạt 19/19 tiêu chí vào năm 2015, tỉnh vừa quyết định điều chỉnh, bổ sung 3 xã: Phú Kiết (Chợ Gạo), Tân Điền (Gò Công Đông) và Mỹ Phong (thành phố Mỹ Tho) vào danh sách các xã điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh; đồng thời chuyển xã Tân Thới (Tân Phú Đông) và xã Bình Xuân (thị xã Gò Công) sang danh sách các xã bổ sung để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, do các xã này không thể đạt được 19 tiêu chí vào cuối năm 2015. Sau khi điều chỉnh, bổ sung hiện tổng số xã điểm để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 11 xã.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên đại đa số người dân trong tỉnh am hiểu về xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã được người dân hưởng ứng tích cực bằng các công việc cụ thể như: hiến đất, tham gia tự nguyện đóng góp công sức nâng cấp đường giao thông nông thôn, các công trình công cộng, tu sửa nơi ở, tường rào... Từ đó, diện mạo nông thôn ở một số nơi đã thực sự khởi sắc; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao./.
Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh nhập từ 5 nước  (14/08/2013)
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đến thăm Pakistan  (14/08/2013)
Triều Tiên, Hàn Quốc đàm phán lần thứ 7 về Kaesong  (14/08/2013)
Ấn Độ - Mỹ - Afghanistan ấn định thời điểm đối thoại  (14/08/2013)
Tổng thống Italy bác yêu cầu ân xá cho ông Berlusconi  (14/08/2013)
I-ran: hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn  (14/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên