I-ran: hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
20:55, ngày 14-08-2013
TCCSĐT - Ngày 04-8-2013, ông Hát-xan Ru-ha-ni đã tuyên thệ nhậm chức tại Tê-hê-ran và trở thành vị tổng thống thứ bảy của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Chiến thắng của ông đem đến hy vọng cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của nước này cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa I-ran với Mỹ, phương Tây và một số quốc gia trong khu vực.
Nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách
Thắng lợi của ông Hát-xan Ru-ha-ni với gần 50,7% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống I-ran ngày 14-6 vừa qua đã mang lại những niềm hy vọng mới cho đất nước Hồi giáo này. Bởi ông H. Ru-ha-ni là giáo sĩ duy nhất ra tranh cử và cũng là người duy nhất theo đường lối ôn hòa trong 6 ứng cử viên (5 ứng viên đều thuộc phe bảo thủ) và bỏ xa người về vị trí thứ hai là Thị trưởng Tê-hê-ran (chỉ được 16% số phiếu). Đây là một chiến thắng tuyệt đối và I-ran không phải tiến hành bỏ phiếu lại lần hai. Giới phân tích cho rằng, tân tổng thống 64 tuổi, theo đường lối ôn hòa, có tư tưởng cải cách, từng là trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của I-ran trong giai đoạn 2003 - 2005 sẽ mang lại cơ hội mở rộng cánh cửa đàm phán với phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Trong một động thái được cho là nhằm cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài, lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Tê-hê-ran đã mời đại diện một số nước tới tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống H. Ru-ha-ni. 9 nhà lãnh đạo khu vực đã tới tham dự, trong đó có Thủ tướng W. Ha-ki (Wael al-Halqi) của Xy-ri. Trong cuộc gặp ông W. Ha-ki, Tổng thống H. Ru-ha-ni đã bày tỏ sự ủng hộ của I-ran đối với chế độ của Tổng thống Ba xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Ông nói: “Cộng hòa Hồi giáo I-ran đặt mục tiêu tăng cường quan hệ với Xy-ri và sẽ cùng Xy-ri đương đầu với mọi thách thức. Mối quan hệ lịch sử sâu sắc và mang tính chiến lược giữa người dân Xy-ri và I-ran sẽ không bị lay chuyển bởi bất cứ thế lực nào trên thế giới”.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 4-8, tân Tổng thống H. Ru-ha-ni đã đề cập về “cuộc sống tốt hơn” trong một thế giới mà người dân I-ran không bị cô lập, cam kết mục tiêu trong nhiệm kỳ là cải thiện đời sống của người dân; phá vỡ thế bị cô lập của I-ran do lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Tổng thống H. Ru-ha-ni đã giới thiệu danh sách nội các gồm các nhà kỹ trị giàu kinh nghiệm để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đang lâm vào suy thoái, lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá trầm trọng, do lệnh cấm vận và các biện pháp trừng phạt nghiệt ngã của Mỹ, phương Tây nhằm vào ngành hóa dầu và tài chính của nước này. Trong lĩnh vực đối ngoại, tân tổng thống I-ran cam kết hướng tới đối thoại mang tính xây dựng với quốc tế nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa I-ran với Mỹ và phương Tây tồn tại trong suốt nhiệm kỳ của cựu Tổng thống theo đường lối cứng rắn M. A-ma-đi-nê-giát.
Phân tích những thách thức mà Tổng thống H. Ru-ha-ni sẽ phải đối mặt trong nhiệm kỳ của mình, nhiều ý kiến cho rằng, gánh nặng đặt lên vai chính phủ mới trước hết là những kỳ vọng của người dân trong việc cải thiện đời sống. Thêm nữa, mặc dù với kinh nghiệm đàm phán và quan điểm ôn hòa của mình, ông H. Ru-ha-ni có thể giúp phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong các vòng đàm phán hạt nhân với nhóm P5+1, nhưng ngay trước thềm lễ nhậm chức của ông H. Ru-ha-ni, hơn 3/4 các nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ ký bức thư chung kêu gọi Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với I-ran với lý do thời gian dành cho các giải pháp ngoại giao đã hết. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu về việc thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Tê-hê-ran, theo đó sẽ cắt giảm chỉ tiêu nhập khẩu dầu của I-ran thêm 1 triệu thùng/1 ngày trong vòng 1 năm. Còn lãnh đạo tối cao của I-ran, ông A-y-a-tô-la A-li Kha-mi-nây tuyên bố, Tê-hê-ran sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu u-ra-ni. Đó là những trở ngại không dễ vượt qua trong thời gian tới của ông H. Ru-ha-ni.
Liệu có đột phá trong vấn đề hạt nhân?
Ngày 06-8 vừa qua, tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống H. Ru-ha-ni tuyên bố I-ran sẵn sàng cho cuộc đàm phán “nghiêm túc và không lãng phí thời gian” về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Bên cạnh đó, ông H. Ru-ha-ni nêu rõ, việc Mỹ đề nghị thi hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với I-ran chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và đánh giá không đúng về tình hình ở nước này. Ông H. Ru-ha-ni khẳng định, I-ran sẽ không từ bỏ các quyền của mình, nhất là quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình theo quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc tế. Nhà lãnh đạo mới của I-ran cho rằng, đối thoại và không áp đặt trừng phạt, dựa trên cơ sở bình đẳng, xây dựng niềm tin, tôn trọng lẫn nhau và giảm thù địch là phương thức duy nhất để tiếp xúc với I-ran. Nước này sẽ không đàm phán dưới sự đe dọa của các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc hành động quân sự. Các biện pháp trừng phạt và đe dọa chiến tranh không thể là công cụ để gây áp lực đối với I-ran.
Tuy nhiên, Tổng thống H. Ru-ha-ni cho biết, I-ran sẵn sàng dừng việc làm giàu u-ra-ni trong thời gian ngắn để tham gia đàm phán hạt nhân với phương Tây. Việc chấp nhận tạm thời ngừng làm giàu u-ra-ni có thể coi là một bước nhượng bộ lớn của I-ran. Tổng thống H. Ru-ha-ni cũng kêu gọi các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ thực hiện những bước đi thực tế để thúc đẩy đàm phán đạt kết quả. Ông H. Ru-ha-ni nói: “Chúng tôi mong muốn kết quả cả đôi bên đều có lợi và đó là điều hoàn toàn có thể”.
Ngay lập tức, Nga đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Tổng thống H. Ru-ha-ni, đồng thời chỉ trích Mỹ thúc đẩy thi hành các biện pháp trừng phạt đối với Tê-hê-ran. Ngoại trưởng Nga X. La-vrốp cho rằng, điều quan trọng đối với các cường quốc là ủng hộ giải pháp mới của Chính phủ I-ran và tiến hành cuộc đàm phán càng sớm càng tốt. Thư ký báo chí Nhà Trắng Giây Ca-ny (Jay Carney) cho biết, chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma sẵn sàng làm việc với I-ran nếu chính phủ mới tham gia một cách “thực sự và nghiêm túc” để giải quyết những lo ngại xung quanh chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Nhà Trắng công khai chúc mừng chiến thắng của ông H. Ru-ha-ni và nói rằng, đây sẽ là cơ hội để Mỹ hàn gắn lại những bất đồng kéo dài trong nhiều năm qua với I-ran. Trước đó, Anh đã lên tiếng kêu gọi ông H. Ru-ha-ni “đưa I-ran theo một con đường khác vì tương lai. Giải quyết các quan ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân của I-ran, hướng tới mối quan hệ mang tính xây dựng với cộng đồng quốc tế”.
Tuy nhiên, có một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây sẽ không chịu nhượng bộ I-ran trong vấn đề hạt nhân, bởi họ đang khai thác và lợi dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân I-ran để trục lợi. Vì vậy, cho dù Tê-hê-ran có cam kết tăng tính minh bạch của chương trình hạt nhân, chấp nhận hợp tác với cơ quan nguyên tử của Liên hợp quốc, cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận và thanh tra các cơ sở hạt nhân và phi hạt nhân của I-ran, lập trường của phương Tây và I-xra-en về vấn đề này vẫn không suy chuyển. Trong khi đó, bất cứ nhượng bộ đáng kể nào từ phía Chính phủ của ông H. Ru-ha-ni cũng sẽ khó lòng được Quốc hội I-ran chấp nhận và sẽ trở thành “điểm yếu” chính trị của tân tổng thống. Lý do là, cho đến nay, vẫn có không ít người chỉ trích tân tổng thống đã quá mềm mỏng trong các cuộc đàm phán hạt nhân trong quá khứ. Điều này cũng là một trở ngại lớn đối với ông H. Ru-ha-ni trong quá trình đàm phán với phương Tây về chương trình hạt nhân của I-ran.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng việc Mỹ ngỏ ý hợp tác với I-ran là một tín hiệu thuận lợi để có thể mở ra những cuộc đối thoại tích cực hơn giữa Tê-hê-ran và các nước phương Tây trong thời gian tới. Theo các nhà phân tích, một khi các bên liên quan tạo dựng được lòng tin, việc giải quyết khúc mắc, cho dù chỉ là ở một phương diện nhất định nào đó, vẫn không phải là không thể./.
Thắng lợi của ông Hát-xan Ru-ha-ni với gần 50,7% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống I-ran ngày 14-6 vừa qua đã mang lại những niềm hy vọng mới cho đất nước Hồi giáo này. Bởi ông H. Ru-ha-ni là giáo sĩ duy nhất ra tranh cử và cũng là người duy nhất theo đường lối ôn hòa trong 6 ứng cử viên (5 ứng viên đều thuộc phe bảo thủ) và bỏ xa người về vị trí thứ hai là Thị trưởng Tê-hê-ran (chỉ được 16% số phiếu). Đây là một chiến thắng tuyệt đối và I-ran không phải tiến hành bỏ phiếu lại lần hai. Giới phân tích cho rằng, tân tổng thống 64 tuổi, theo đường lối ôn hòa, có tư tưởng cải cách, từng là trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của I-ran trong giai đoạn 2003 - 2005 sẽ mang lại cơ hội mở rộng cánh cửa đàm phán với phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Trong một động thái được cho là nhằm cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài, lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Tê-hê-ran đã mời đại diện một số nước tới tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống H. Ru-ha-ni. 9 nhà lãnh đạo khu vực đã tới tham dự, trong đó có Thủ tướng W. Ha-ki (Wael al-Halqi) của Xy-ri. Trong cuộc gặp ông W. Ha-ki, Tổng thống H. Ru-ha-ni đã bày tỏ sự ủng hộ của I-ran đối với chế độ của Tổng thống Ba xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Ông nói: “Cộng hòa Hồi giáo I-ran đặt mục tiêu tăng cường quan hệ với Xy-ri và sẽ cùng Xy-ri đương đầu với mọi thách thức. Mối quan hệ lịch sử sâu sắc và mang tính chiến lược giữa người dân Xy-ri và I-ran sẽ không bị lay chuyển bởi bất cứ thế lực nào trên thế giới”.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 4-8, tân Tổng thống H. Ru-ha-ni đã đề cập về “cuộc sống tốt hơn” trong một thế giới mà người dân I-ran không bị cô lập, cam kết mục tiêu trong nhiệm kỳ là cải thiện đời sống của người dân; phá vỡ thế bị cô lập của I-ran do lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Tổng thống H. Ru-ha-ni đã giới thiệu danh sách nội các gồm các nhà kỹ trị giàu kinh nghiệm để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đang lâm vào suy thoái, lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá trầm trọng, do lệnh cấm vận và các biện pháp trừng phạt nghiệt ngã của Mỹ, phương Tây nhằm vào ngành hóa dầu và tài chính của nước này. Trong lĩnh vực đối ngoại, tân tổng thống I-ran cam kết hướng tới đối thoại mang tính xây dựng với quốc tế nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa I-ran với Mỹ và phương Tây tồn tại trong suốt nhiệm kỳ của cựu Tổng thống theo đường lối cứng rắn M. A-ma-đi-nê-giát.
Phân tích những thách thức mà Tổng thống H. Ru-ha-ni sẽ phải đối mặt trong nhiệm kỳ của mình, nhiều ý kiến cho rằng, gánh nặng đặt lên vai chính phủ mới trước hết là những kỳ vọng của người dân trong việc cải thiện đời sống. Thêm nữa, mặc dù với kinh nghiệm đàm phán và quan điểm ôn hòa của mình, ông H. Ru-ha-ni có thể giúp phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong các vòng đàm phán hạt nhân với nhóm P5+1, nhưng ngay trước thềm lễ nhậm chức của ông H. Ru-ha-ni, hơn 3/4 các nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ ký bức thư chung kêu gọi Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với I-ran với lý do thời gian dành cho các giải pháp ngoại giao đã hết. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu về việc thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Tê-hê-ran, theo đó sẽ cắt giảm chỉ tiêu nhập khẩu dầu của I-ran thêm 1 triệu thùng/1 ngày trong vòng 1 năm. Còn lãnh đạo tối cao của I-ran, ông A-y-a-tô-la A-li Kha-mi-nây tuyên bố, Tê-hê-ran sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu u-ra-ni. Đó là những trở ngại không dễ vượt qua trong thời gian tới của ông H. Ru-ha-ni.
Liệu có đột phá trong vấn đề hạt nhân?
Ngày 06-8 vừa qua, tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống H. Ru-ha-ni tuyên bố I-ran sẵn sàng cho cuộc đàm phán “nghiêm túc và không lãng phí thời gian” về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Bên cạnh đó, ông H. Ru-ha-ni nêu rõ, việc Mỹ đề nghị thi hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với I-ran chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và đánh giá không đúng về tình hình ở nước này. Ông H. Ru-ha-ni khẳng định, I-ran sẽ không từ bỏ các quyền của mình, nhất là quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình theo quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc tế. Nhà lãnh đạo mới của I-ran cho rằng, đối thoại và không áp đặt trừng phạt, dựa trên cơ sở bình đẳng, xây dựng niềm tin, tôn trọng lẫn nhau và giảm thù địch là phương thức duy nhất để tiếp xúc với I-ran. Nước này sẽ không đàm phán dưới sự đe dọa của các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc hành động quân sự. Các biện pháp trừng phạt và đe dọa chiến tranh không thể là công cụ để gây áp lực đối với I-ran.
Tuy nhiên, Tổng thống H. Ru-ha-ni cho biết, I-ran sẵn sàng dừng việc làm giàu u-ra-ni trong thời gian ngắn để tham gia đàm phán hạt nhân với phương Tây. Việc chấp nhận tạm thời ngừng làm giàu u-ra-ni có thể coi là một bước nhượng bộ lớn của I-ran. Tổng thống H. Ru-ha-ni cũng kêu gọi các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ thực hiện những bước đi thực tế để thúc đẩy đàm phán đạt kết quả. Ông H. Ru-ha-ni nói: “Chúng tôi mong muốn kết quả cả đôi bên đều có lợi và đó là điều hoàn toàn có thể”.
Ngay lập tức, Nga đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Tổng thống H. Ru-ha-ni, đồng thời chỉ trích Mỹ thúc đẩy thi hành các biện pháp trừng phạt đối với Tê-hê-ran. Ngoại trưởng Nga X. La-vrốp cho rằng, điều quan trọng đối với các cường quốc là ủng hộ giải pháp mới của Chính phủ I-ran và tiến hành cuộc đàm phán càng sớm càng tốt. Thư ký báo chí Nhà Trắng Giây Ca-ny (Jay Carney) cho biết, chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma sẵn sàng làm việc với I-ran nếu chính phủ mới tham gia một cách “thực sự và nghiêm túc” để giải quyết những lo ngại xung quanh chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Nhà Trắng công khai chúc mừng chiến thắng của ông H. Ru-ha-ni và nói rằng, đây sẽ là cơ hội để Mỹ hàn gắn lại những bất đồng kéo dài trong nhiều năm qua với I-ran. Trước đó, Anh đã lên tiếng kêu gọi ông H. Ru-ha-ni “đưa I-ran theo một con đường khác vì tương lai. Giải quyết các quan ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân của I-ran, hướng tới mối quan hệ mang tính xây dựng với cộng đồng quốc tế”.
Tuy nhiên, có một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây sẽ không chịu nhượng bộ I-ran trong vấn đề hạt nhân, bởi họ đang khai thác và lợi dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân I-ran để trục lợi. Vì vậy, cho dù Tê-hê-ran có cam kết tăng tính minh bạch của chương trình hạt nhân, chấp nhận hợp tác với cơ quan nguyên tử của Liên hợp quốc, cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận và thanh tra các cơ sở hạt nhân và phi hạt nhân của I-ran, lập trường của phương Tây và I-xra-en về vấn đề này vẫn không suy chuyển. Trong khi đó, bất cứ nhượng bộ đáng kể nào từ phía Chính phủ của ông H. Ru-ha-ni cũng sẽ khó lòng được Quốc hội I-ran chấp nhận và sẽ trở thành “điểm yếu” chính trị của tân tổng thống. Lý do là, cho đến nay, vẫn có không ít người chỉ trích tân tổng thống đã quá mềm mỏng trong các cuộc đàm phán hạt nhân trong quá khứ. Điều này cũng là một trở ngại lớn đối với ông H. Ru-ha-ni trong quá trình đàm phán với phương Tây về chương trình hạt nhân của I-ran.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng việc Mỹ ngỏ ý hợp tác với I-ran là một tín hiệu thuận lợi để có thể mở ra những cuộc đối thoại tích cực hơn giữa Tê-hê-ran và các nước phương Tây trong thời gian tới. Theo các nhà phân tích, một khi các bên liên quan tạo dựng được lòng tin, việc giải quyết khúc mắc, cho dù chỉ là ở một phương diện nhất định nào đó, vẫn không phải là không thể./.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế  (14/08/2013)
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trong tình hình mới  (14/08/2013)
Hướng tới một nền hành chính phục vụ trong cải cách hành chính  (14/08/2013)
Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum  (13/08/2013)
Đồng chí Lê Hồng Anh thăm Nhà bia ghi công liệt sĩ ở Kiên Giang  (13/08/2013)
Hà Nội vinh danh 329 thủ khoa xuất sắc năm 2013  (13/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên