Vinh quang Việt Nam lần thứ X: Chương trình tôn vinh những điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua ái quốc
Tham dự chương trình có các đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; cùng đại điện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình khẳng định: Vinh quang Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội sâu sắc, có tác động tích cực và sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. Xuất phát từ sáng kiến của báo Lao động, Chương trình được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân, những tấm gương dũng cảm sẵn sàng xả thân vì cộng đồng, những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua 10 lần tổ chức, đã có 134 tập thể, cá nhân tiêu biểu được tôn vinh.
Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ X năm 2013 được tổ chức vào đúng dịp cả nước đang ra sức thi đua nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Với chủ đề “Vượt khó đi lên”, Chương trình lần này đã tôn vinh 11 tập thể và 15 cá nhân đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ là những tấm gương về sự không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên, có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước và an sinh xã hội trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tiêu biểu là các doanh nghiệp như Tổng Công ty Công trình giao thông 4, Ngân hàng Vietinbank, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Đồn Biên phòng 54 Cát Bà (Hải Phòng), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên), Viện Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), …
Hướng vào những cá nhân có thành tích đặc biệt trong lao động sáng tạo và có nhiều tác động tích cực tới cộng đồng, Chương trình năm nay đã tôn vinh Anh hùng Lao động Huỳnh Văn Cam, thương binh hạng ¾. Tuy tuổi đời đã trên 70 nhưng anh hùng Huỳnh Văn Cam vẫn tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội. Với vai trò là Chủ tịch hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bến Tre, ông đã vận động những nhà hảo tâm quyên góp được số tiền lên tới trên 100 tỷ đồng để giúp hơn 10 nghìn người mù được chữa sáng mắt, 600 người bị bệnh tim được cứu sống. Chương trình cũng kịp thời tôn vinh tấm gương nhỏ tuổi Lê Văn Được, học sinh lớp 9 xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An đã dũng cảm vượt hiểm nguy, nhảy xuống dòng nước sâu để cứu 5 em nhỏ thoát chết; hay những gương mặt trí thức ngày đêm tận tụy với công việc như GS, TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng viện Huyết học truyền máu Trung ương. Bên cạnh đó, Chương trình còn tôn vinh những công nhân chăm chỉ và sáng tạo trong lao động như anh Trần Văn Quang (công nhân lái máy xúc Công ty Than Núi Béo, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam), anh Trần Kim Minh (thợ khoan, Tập đoàn Sông Đà), thượng úy Trần Hiếu Tâm (tổ trưởng sản xuất Nhà máy Quốc phòng Z111). Chương trình cũng dành sự quan tâm đặc biệt để tôn vinh những lãnh đạo doanh nghiệp giỏi, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước như ông Nguyễn Phước Thanh (Tổng giám đốc Vietcombank), ông Nguyễn Quỳnh Lâm (Tổng giám đốc Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Công ty Điều hành dầu khí Biển Đông), ông Lê Văn Kháng (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu), …
Đại diện cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao bằng khen và kỷ niệm chương cho 26 tập thể và cá nhân điển hình được tôn vinh. Có thể khẳng định Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ X đã tạo ra dấu ấn, góp phần tích cực tuyên truyền mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, động viên, khích lệ tinh thần lao động hăng say, vượt lên mọi khó khăn của mỗi công dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá: “Chương trình đã thực sự trở thành một thương hiệu có uy tín trong việc tôn vinh các điển hình tốt và tạo ra sức lan tỏa mạnh. Chương trình không hô hào chung chung mà đi vào thực tế, tìm kiếm những điển hình tốt, tôn vinh và nhân rộng trong xã hội… Nếu không có sự tôn vinh và nhân rộng các gương người tốt, việc tốt trong xã hội, không học tập và làm theo lời Bác, đất nước Việt Nam đã không được như ngày hôm nay”./.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh  (13/07/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản  (13/07/2013)
Bế mạc phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (13/07/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp mặt điển hình tiên tiến  (13/07/2013)
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chào xã giao Thủ tướng Ấn Độ  (12/07/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay