Phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập
16:44, ngày 10-07-2013
TCCSĐT - Ngày 30-6-2013, kỷ niệm 1 năm ngày cầm quyền của Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mơ-xi không được chào mừng bằng pháo hoa mà là bằng hàng trăm cuộc biểu tình của nhiều triệu người dân Ai Cập xuống đường biểu tình đòi ông phải từ chức. Làn sóng biểu tình này được nhìn nhận như là phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” diễn ra năm 2011 đã từng buộc cựu Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc phải ra đi.
Từ cuối năm 2010 tới nay, thế giới chứng kiến hiện tượng chính trị - xã hội mang tên “Mùa xuân A-rập” ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông, khởi đầu từ Tuy-ni-di-a, tới Ai Cập, Li-bi, Y-ê-men và Xy-ri, trong đó tất cả các nước đã và đang trải qua biến động này đều rơi vào tình trạng bất ổn triền miên, riêng Ai Cập đã có tới 2 vị tổng thống phải rời chính trường khi chưa đầy 3 năm cầm quyền.
Nhìn lại phiên bản 1.0 “Mùa xuân A-rập” năm 2011
Nhìn bề ngoài, phiên bản 1.0 “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập đầu năm 2011 có vẻ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng thực chất phong trào này đã được một số thế lực bên ngoài lợi dụng theo phương thức “mượn gió bẻ măng” để đưa các lực lượng thuộc tổ chức “Anh em hồi giáo” lên cầm quyền. Chính một số nước phương Tây, trước hết là Mỹ, đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố nhằm hối thúc Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) phải rời khỏi chính trường. Do đâu có tình hình đó?
Theo giới phân tích chính trị quốc tế, trong những năm trước khi diễn ra phong trào “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập, tình hình Bắc Phi - Trung Đông có những diễn biến bất lợi đối với Mỹ, trong đó Oa-sinh-tơn đứng trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng và quyền kiểm soát ở Trung Đông sau thất bại trong tiến trình “Mỹ hóa Áp-ga-ni-xtan” từ năm 2001 và “Mỹ hóa I-rắc” từ năm 2003. Trong bối cảnh đó, Mỹ có sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao, theo đó Mỹ chuyển sang bắt tay với các lực lượng hồi giáo ôn hòa, thậm chí mở đường cho họ tham gia bộ máy cầm quyền ở một số nước trong khu vực. Sự điều chỉnh này thể hiện trong bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 05-2009 khi ông đến thăm Đại học Cai-rô ở Ai Cập. Trong bài phát biểu này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định: “Nước Mỹ là bạn của thế giới Hồi giáo. Tôi tới đây là để tìm kiếm một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo”.
Đến cuối năm 2010, “một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo” đã diễn ra dưới hình thức các biến động chính trị - xã hội bùng phát ở các nước Bắc Phi và Trung Đông mang tên “Mùa xuân A-rập”, trong đó các lực lượng Hồi giáo được Mỹ ủng hộ, đã nổi lên làm sụp đổ chính quyền ở nhiều nước và thay vào đó là một loạt chính phủ mới, trong đó các lực lượng Hồi giáo, thậm chí cả Hồi giáo cực đoan, chiếm ưu thế và gần như kiểm soát bộ máy quyền lực mới ở Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và hiện đang ráo riết tiến hành cuộc chiến khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát.
Ở Ai Cập, lợi dụng phong trào “Mùa xuân A-rập” bùng phát vào đầu năm 2011, Oa-sinh-tơn muốn loại bỏ cả Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc, một người trong thời gian gần đây đã trở thành "vật cản" trên con đường thực hiện chiến lược bình định toàn bộ khu vực Trung Đông Lớn của Mỹ. Quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc đã từng bị đóng băng do Cai-rô và Oa-sinh-tơn mâu thuẫn trong cách giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran nói riêng và chính sách của Mỹ đối với toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung. Chính vào thời điểm bùng phát các cuộc bạo động trên đường phố Cai-rô, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập được Lầu Năm góc mời sang thăm Mỹ nhằm vô hiệu hóa sự hỗ trợ của giới quân sự đối với Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc.
Một chi tiết được giới quan sát chú ý là, các biến động chính trị - xã hội trị ở Ai Cập diễn ra theo kịch bản các cuộc “cách mạng nhung”, hay còn gọi là “cách mạng sắc màu” đã từng diễn ra ở Gru-di-a hay U-crai-na. Đứng đằng sau đóng vai trò đạo diễn và ủng hộ tích cực cho các phong trào “cách mạng” đó vẫn là những tổ chức phi chính phủ quen thuộc ở Mỹ như “Ngôi nhà tự do” (Freedom House), “Quỹ Quốc gia hỗ trợ dân chủ” (National Endowment for Democracy), “Viện Cộng hòa quốc tế" (International Republican Institute) của Đảng Cộng hòa, “Viện Quốc gia Dân chủ về các vấn đề quốc tế" (National Democratic Institute for International Affairs) của Đảng Dân chủ.
Theo nhận xét của Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Giêm Cláp-pơ (James Clapper), hiện nay, tổ chức “Anh em Hồi giáo” đã là “người bạn của Mỹ”, chia sẻ quan tâm với Mỹ trong lĩnh vực “quyền con người” và “xúc tiến dân chủ”. Vì thế, nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cho rằng, “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập năm 2011 không phải là cuộc “cách mạng” của người dân đòi lật đổ chế độ mà trước hết là hoạt động phối hợp giữa các tổ chức tình báo của Mỹ với tổ chức “Anh em Hồi giáo” nhằm đạt được các mục đích địa - chính trị ở khu vực quan trọng này. Diễn biến tình hình hậu “Mùa xuân A-rập” trong hơn 2 năm qua đã chứng tỏ điều đó. Các lực lượng Hồi giáo lên cầm quyền ở Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và hiện nay tại Xy-ri một kịch bản “Mùa xuân A-rập” cũng đang được tiến hành.
Tình hình Ai Cập sau “Mùa xuân A-rập” 1.0
Để thấy được bản chất của “Mùa xuân A-rập” phiên bản 2.0 ở Ai Cập, cần nhìn lại chính trường nước này trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập” 1.0. Ở Ai Cập lúc bấy giờ có 4 nhóm chính trị chủ yếu. Một là, các tổ chức hồi giáo ôn hòa mà đại diện là tổ chức “Anh em Hồi giáo”. Hai là, các lực lượng hồi giáo cực đoan như "An-Nur" (“Ánh sáng”), "Al-Asala" (“Chân thực”); “Al-Gama'a al-Islamiyya" (“Xã hội Hồi giáo”) với chính đảng “Hizb al-Islah và Al-tátavvur” (“Đảng cải cách và phát triển”), theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước hồi giáo trên cơ sở luật Hồi giáo Sharia. Ba là, lực lượng quân sự và an ninh mà đại diện là Hội đồng Quân sự tối cao Ai Cập. Bốn là, các lực lượng dân chủ - tự do, trước hết là thanh niên, chiếm tới một nửa dân số mà đại diện là các tổ chức như "Đại hội Ai Cập"; "Hiến pháp"; "Liên minh thanh niên cách mạng"; "Tất cả chúng ta đều vì Khalida Saida"; "Phong trào thanh niên 25/01"; "Phong trào 06/04"; "Liên minh dân tộc vì sự thay đổi", "Đảng công nhân"; “Đảng Phẩm giá"...
Sau khi lật đổ Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc, tổ chức "Anh em Hồi giáo" đã loại bỏ ảnh hưởng của giới quân sự và các quan chức thuộc bộ máy cầm quyền trước đây và làm suy giảm ảnh hưởng của các đảng phái dân chủ - tự do. Trong chiến dịch đưa đại diện ra tranh cử vào ghế tổng thống, tổ chức "Anh em Hồi giáo" cũng đã vượt qua cuộc đấu tranh quyết liệt để đề cử ông Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi), Chủ tịch “Đảng tự do và công bằng”, làm ứng cử viên. Để thu phục nhân tâm các cử tri Ai Cập, ông M. Mơ-xi đã quyết định thôi giữ chức Chủ tịch “Đảng tự do và công bằng” của tổ chức "Anh em Hồi giáo" và tự tuyên bố là “tổng thống của mọi người dân Ai Cập”.
Trên thực tế, sau khi lên cầm quyền, ông M. Mơ-xi đã bắt đầu cuộc chiến giành quyền kiểm soát tối cao, tiếp tục loại bỏ các quan chức trong bộ máy cầm quyền cũ và đưa người của tổ chức "Anh em Hồi giáo" vào các cương vị chủ chốt ở trung ương và thống đốc các tỉnh. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã cách chức Viện trưởng Viện Công tố Áp-đen Ma-gít Ma-mút (Abdel Magid Mahmoud) và bổ nhiệm người này làm Đại sứ Ai Cập ở Va-ti-căng. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi còn ban bố "Đạo luật Bảo vệ cuộc cách mạng Tháng Một" như là bản Tuyên ngôn về Hiến pháp Ai Cập. Theo đạo luật này, Tòa án Hiến pháp không có quyền giải thể Hạ viện và Ủy ban Hiến pháp, còn tổng thống có quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện công tố. Hành động này của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi gây bất bình đối với phe đối lập. Họ cáo buộc ông chỉ đạo soạn thảo và đưa ra trưng cầu ý dân bản Hiến pháp mới có lợi cho tổ chức "Anh em Hồi giáo". Vì thế, ông Mô-ha-mét En Ba-ra-đây (Mohamed El Baradei), cựu Giám đốc Cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA và là người đi tiên phong trong phong trào "Mùa xuân A-rập" ở Ai Cập, đã phải đưa ra nhận xét rằng, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tự coi mình là “một Pha-ra-ông mới của Ai Cập”. Trước tình hình đó, hàng trăm nghìn người dân Ai Cập đã đổ ra đường để phản đối tổ chức "Anh em Hồi giáo" và Tổng thống Mô-ha-mét Mô-xi.
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới diễn ra ngày 15-12-2012, nhiều đảng phái chính trị ở Ai Cập đã cáo buộc tổ chức "Anh em Hồi giáo" theo đuổi âm mưu Hồi giáo hóa xã hội Ai Cập. Thủ lĩnh “Mặt trận cứu nguy dân tộc” Mô-ha-mét En Ba-ra-đây đã kêu gọi Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi bãi bỏ việc trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp mới để tránh một cuộc nội chiến. Song Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi vẫn đưa bản Hiến pháp mới ra trưng cầu ý dân, với 63,8% người dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong số 50 triệu người dân Ai Cập có quyền bỏ phiếu chỉ có 17 triệu người tham gia cuộc trưng cầu cầu ý dân về bản Hiến pháp mới nói trên.
Phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” năm 2013
Sự kiện kỷ niệm 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, không được người dân Ai Cập chào mừng bằng pháo hoa mà là bằng hàng trăm cuộc biểu tình của nhiều hàng triệu người dân trên khắp cả nước, phản đối cách thức quản lý đất nước của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi và đòi ông phải từ chức được nhìn nhận như là phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập”.
Trước sức ép của hàng triệu người dân, ngày 03-7-2013, Chủ tịch Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Áp-đun Pha-ta An-xi-xi (Abdul Fáttah al-Sisi), ra thông báo trên truyền hình cho biết, ông Mô-ha-mét Mơ-xi đã bị phế truất khỏi cương vị tổng thống, bị bắt và bị quản thúc cùng với nhiều nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức "Anh em Hồi giáo" vì “không đáp ứng những đòi hỏi của người dân”. Tiếp đó, ngày 4-7-2013, theo Sắc lệnh của Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập, Chánh án Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập, ông A-đi Man-xâu (Adli Mansour), đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của Ai Cập cho tới khi một tổng thống mới được bầu. Ngày 8-7-2013, ông Mô-ha-mét En Ba-ra-đây, cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, được đề cử vào cương vị Thủ tướng Chính phủ mới của Ai Cập.
Những sự kiện này diễn ra nhanh chóng và quyết liệt đến mức khiến dư luận trong và ngoài khu vực Trung Đông đánh giá như một cơn “địa chấn chính trị” trên chính trường Ai Cập mà nguyên nhân là do những khó khăn về kinh tế, sự bất ổn về chính trị và an ninh nổi lên trong các biến động chính trị mang tên “Mùa xuân A-rập” năm 2011 không những không được khắc phục mà càng trở nên trầm trọng hơn và biến thành cuộc khủng hoảng toàn diện do sự quản lý yếu kém của Chính phủ Ai Cập trong thời gian 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi. Điều mà đại đa số người dân Ai Cập đặc biệt lo ngại là quá trình Hồi giáo hóa đang diễn ra với ưu thế thuộc về tổ chức "Anh em Hồi giáo" đang làm tan rã các giá trị thế tục đã ăn sâu trong xã hội quốc gia này.
Sự khủng hoảng toàn diện ở Ai Cập diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh.
Trong lĩnh vực kinh tế, sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, Ai Cập đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, trong đó những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống của người dân vừa thiếu lại vừa được bán với giá “cắt cổ”. Do đó, hàng triệu người dân Ai Cập đã xuống đường phản đối cách thức điều hành và quản lý đất nước của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi với những khẩu hiệu “bánh mì, tự do và công bằng xã hội cho người dân”, “người dân muốn chế độ của Mơ-xi sụp đổ”, “ông Mơ-xi hãy ra đi”...
Trong lĩnh vực chính trị, trong 1 năm qua, đi ngược lại những lời hứa hẹn và cam kết trong cuộc vận động tranh cử, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã tiến hành hàng loạt biện pháp cải cách nhằm hồi giáo hóa toàn diện nền chính trị Ai Cập. Để phản đối các quyết định đó, nhiều nghị sỹ Ai Cập đã quyết định rút khỏi Quốc hội. Vì thế, toàn bộ hệ thống chính trị ở trung ương gần như tê liệt. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi và những người ủng hộ ông coi những gì người dân Ai Cập đạt được trong “Mùa xuân A-rập” năm 2011 là thắng lợi của Đạo Hồi, chứ không phải là thắng lợi của nền dân chủ mới ở quốc gia này. Gần đây nhất, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tuyên bố sẽ tiến hành cuộc thánh chiến của người Hồi giáo ở Xy-ri để lật đổ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát. Tuyên bố này khiến giới quân sự Ai Cập đặc biệt lo ngại.
Trong lĩnh vực an ninh, sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, Ai Cập trở thành thiên đường của chủ nghĩa khủng bố và xung đột phe phái, sắc tộc. Trong đó, người dân trong nước cảm thấy họ không được ai che chở bảo vệ trước nạn khủng bố và cướp bóc hoành hành trên toàn lãnh thổ. Vì thế, chính biến “Mùa xuân A-rập” phiên bản 2.0 tuy làm rung chuyển đất nước Kim Tự Tháp nhưng hoàn toàn không bất ngờ. Vì tình hình Ai Cập trong 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi giống như một lò thuốc súng, chỉ cần một tia lửa nhỏ kích thích là bùng cháy dữ dội, không một thế lực nào ngăn cản nổi. Tuy nhiên, nếu trong “Mùa xuân A-rập” phiên bản 1.0 có sự can thiệp công khai từ bên ngoài, thì trong phiên bản 2.0, yếu tố bên ngoài cho đến nay vẫn chưa “xuất đầu lộ diện”.
Kịch bản nào cho tương lai của Ai Cập
Hiện nay, Ai Cập đang đứng trước 2 kịch bản cho tương lai trước mắt.
Kịch bản thứ nhất hiện đang diễn ra, trong đó các lực lượng của tổ chức "Anh em Hồi giáo" ủng hộ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi vừa bị phế truất sẽ chống phá quyết liệt để bảo vệ vị thế của ông. Những người này cho rằng, ông Mô-ha-mét Mơ-xi được bầu lên một cách dân chủ thì cũng phải ra đi theo cách thức dân chủ. Trong tình hình đó, Ai Cập sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn, xung đột, thậm chí nội chiến, và kéo khu vực Trung Đông rơi vào tình cảnh rối ren với những hậu quả địa - chính trị nguy hiểm.
Kịch bản thứ hai là giới quân sự sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ dân sự chuyển tiếp đại diện cho các đảng phái chính trị và các tầng lớp xã hội Ai Cập, tiến tới bầu cử Quốc hội và Tổng thống, sửa đổi Hiến pháp, từ đó đưa Ai Cập vào con đường phát triển ổn định. Để thực hiện kịch bản này, giới quân sự phải nỗ lực duy trì tình trạng ổn định trong cả nước, tránh xung đột và đổ máu. Theo kịch bản này, Ai Cập vẫn phải trải qua một thời kỳ cải cách lâu dài, phức tạp, đầy bất ổn, trong đó người dân nước này sẽ phải chịu đựng tình trạng khủng hoảng mà triển vọng thoát ra khỏi vẫn chưa thể đoán định được./.
Nhìn lại phiên bản 1.0 “Mùa xuân A-rập” năm 2011
Nhìn bề ngoài, phiên bản 1.0 “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập đầu năm 2011 có vẻ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng thực chất phong trào này đã được một số thế lực bên ngoài lợi dụng theo phương thức “mượn gió bẻ măng” để đưa các lực lượng thuộc tổ chức “Anh em hồi giáo” lên cầm quyền. Chính một số nước phương Tây, trước hết là Mỹ, đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố nhằm hối thúc Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) phải rời khỏi chính trường. Do đâu có tình hình đó?
Theo giới phân tích chính trị quốc tế, trong những năm trước khi diễn ra phong trào “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập, tình hình Bắc Phi - Trung Đông có những diễn biến bất lợi đối với Mỹ, trong đó Oa-sinh-tơn đứng trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng và quyền kiểm soát ở Trung Đông sau thất bại trong tiến trình “Mỹ hóa Áp-ga-ni-xtan” từ năm 2001 và “Mỹ hóa I-rắc” từ năm 2003. Trong bối cảnh đó, Mỹ có sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao, theo đó Mỹ chuyển sang bắt tay với các lực lượng hồi giáo ôn hòa, thậm chí mở đường cho họ tham gia bộ máy cầm quyền ở một số nước trong khu vực. Sự điều chỉnh này thể hiện trong bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 05-2009 khi ông đến thăm Đại học Cai-rô ở Ai Cập. Trong bài phát biểu này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định: “Nước Mỹ là bạn của thế giới Hồi giáo. Tôi tới đây là để tìm kiếm một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo”.
Đến cuối năm 2010, “một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo” đã diễn ra dưới hình thức các biến động chính trị - xã hội bùng phát ở các nước Bắc Phi và Trung Đông mang tên “Mùa xuân A-rập”, trong đó các lực lượng Hồi giáo được Mỹ ủng hộ, đã nổi lên làm sụp đổ chính quyền ở nhiều nước và thay vào đó là một loạt chính phủ mới, trong đó các lực lượng Hồi giáo, thậm chí cả Hồi giáo cực đoan, chiếm ưu thế và gần như kiểm soát bộ máy quyền lực mới ở Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và hiện đang ráo riết tiến hành cuộc chiến khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát.
Ở Ai Cập, lợi dụng phong trào “Mùa xuân A-rập” bùng phát vào đầu năm 2011, Oa-sinh-tơn muốn loại bỏ cả Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc, một người trong thời gian gần đây đã trở thành "vật cản" trên con đường thực hiện chiến lược bình định toàn bộ khu vực Trung Đông Lớn của Mỹ. Quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc đã từng bị đóng băng do Cai-rô và Oa-sinh-tơn mâu thuẫn trong cách giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran nói riêng và chính sách của Mỹ đối với toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung. Chính vào thời điểm bùng phát các cuộc bạo động trên đường phố Cai-rô, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập được Lầu Năm góc mời sang thăm Mỹ nhằm vô hiệu hóa sự hỗ trợ của giới quân sự đối với Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc.
Một chi tiết được giới quan sát chú ý là, các biến động chính trị - xã hội trị ở Ai Cập diễn ra theo kịch bản các cuộc “cách mạng nhung”, hay còn gọi là “cách mạng sắc màu” đã từng diễn ra ở Gru-di-a hay U-crai-na. Đứng đằng sau đóng vai trò đạo diễn và ủng hộ tích cực cho các phong trào “cách mạng” đó vẫn là những tổ chức phi chính phủ quen thuộc ở Mỹ như “Ngôi nhà tự do” (Freedom House), “Quỹ Quốc gia hỗ trợ dân chủ” (National Endowment for Democracy), “Viện Cộng hòa quốc tế" (International Republican Institute) của Đảng Cộng hòa, “Viện Quốc gia Dân chủ về các vấn đề quốc tế" (National Democratic Institute for International Affairs) của Đảng Dân chủ.
Theo nhận xét của Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Giêm Cláp-pơ (James Clapper), hiện nay, tổ chức “Anh em Hồi giáo” đã là “người bạn của Mỹ”, chia sẻ quan tâm với Mỹ trong lĩnh vực “quyền con người” và “xúc tiến dân chủ”. Vì thế, nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cho rằng, “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập năm 2011 không phải là cuộc “cách mạng” của người dân đòi lật đổ chế độ mà trước hết là hoạt động phối hợp giữa các tổ chức tình báo của Mỹ với tổ chức “Anh em Hồi giáo” nhằm đạt được các mục đích địa - chính trị ở khu vực quan trọng này. Diễn biến tình hình hậu “Mùa xuân A-rập” trong hơn 2 năm qua đã chứng tỏ điều đó. Các lực lượng Hồi giáo lên cầm quyền ở Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và hiện nay tại Xy-ri một kịch bản “Mùa xuân A-rập” cũng đang được tiến hành.
Tình hình Ai Cập sau “Mùa xuân A-rập” 1.0
Để thấy được bản chất của “Mùa xuân A-rập” phiên bản 2.0 ở Ai Cập, cần nhìn lại chính trường nước này trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập” 1.0. Ở Ai Cập lúc bấy giờ có 4 nhóm chính trị chủ yếu. Một là, các tổ chức hồi giáo ôn hòa mà đại diện là tổ chức “Anh em Hồi giáo”. Hai là, các lực lượng hồi giáo cực đoan như "An-Nur" (“Ánh sáng”), "Al-Asala" (“Chân thực”); “Al-Gama'a al-Islamiyya" (“Xã hội Hồi giáo”) với chính đảng “Hizb al-Islah và Al-tátavvur” (“Đảng cải cách và phát triển”), theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước hồi giáo trên cơ sở luật Hồi giáo Sharia. Ba là, lực lượng quân sự và an ninh mà đại diện là Hội đồng Quân sự tối cao Ai Cập. Bốn là, các lực lượng dân chủ - tự do, trước hết là thanh niên, chiếm tới một nửa dân số mà đại diện là các tổ chức như "Đại hội Ai Cập"; "Hiến pháp"; "Liên minh thanh niên cách mạng"; "Tất cả chúng ta đều vì Khalida Saida"; "Phong trào thanh niên 25/01"; "Phong trào 06/04"; "Liên minh dân tộc vì sự thay đổi", "Đảng công nhân"; “Đảng Phẩm giá"...
Sau khi lật đổ Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc, tổ chức "Anh em Hồi giáo" đã loại bỏ ảnh hưởng của giới quân sự và các quan chức thuộc bộ máy cầm quyền trước đây và làm suy giảm ảnh hưởng của các đảng phái dân chủ - tự do. Trong chiến dịch đưa đại diện ra tranh cử vào ghế tổng thống, tổ chức "Anh em Hồi giáo" cũng đã vượt qua cuộc đấu tranh quyết liệt để đề cử ông Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi), Chủ tịch “Đảng tự do và công bằng”, làm ứng cử viên. Để thu phục nhân tâm các cử tri Ai Cập, ông M. Mơ-xi đã quyết định thôi giữ chức Chủ tịch “Đảng tự do và công bằng” của tổ chức "Anh em Hồi giáo" và tự tuyên bố là “tổng thống của mọi người dân Ai Cập”.
Trên thực tế, sau khi lên cầm quyền, ông M. Mơ-xi đã bắt đầu cuộc chiến giành quyền kiểm soát tối cao, tiếp tục loại bỏ các quan chức trong bộ máy cầm quyền cũ và đưa người của tổ chức "Anh em Hồi giáo" vào các cương vị chủ chốt ở trung ương và thống đốc các tỉnh. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã cách chức Viện trưởng Viện Công tố Áp-đen Ma-gít Ma-mút (Abdel Magid Mahmoud) và bổ nhiệm người này làm Đại sứ Ai Cập ở Va-ti-căng. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi còn ban bố "Đạo luật Bảo vệ cuộc cách mạng Tháng Một" như là bản Tuyên ngôn về Hiến pháp Ai Cập. Theo đạo luật này, Tòa án Hiến pháp không có quyền giải thể Hạ viện và Ủy ban Hiến pháp, còn tổng thống có quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện công tố. Hành động này của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi gây bất bình đối với phe đối lập. Họ cáo buộc ông chỉ đạo soạn thảo và đưa ra trưng cầu ý dân bản Hiến pháp mới có lợi cho tổ chức "Anh em Hồi giáo". Vì thế, ông Mô-ha-mét En Ba-ra-đây (Mohamed El Baradei), cựu Giám đốc Cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA và là người đi tiên phong trong phong trào "Mùa xuân A-rập" ở Ai Cập, đã phải đưa ra nhận xét rằng, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tự coi mình là “một Pha-ra-ông mới của Ai Cập”. Trước tình hình đó, hàng trăm nghìn người dân Ai Cập đã đổ ra đường để phản đối tổ chức "Anh em Hồi giáo" và Tổng thống Mô-ha-mét Mô-xi.
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới diễn ra ngày 15-12-2012, nhiều đảng phái chính trị ở Ai Cập đã cáo buộc tổ chức "Anh em Hồi giáo" theo đuổi âm mưu Hồi giáo hóa xã hội Ai Cập. Thủ lĩnh “Mặt trận cứu nguy dân tộc” Mô-ha-mét En Ba-ra-đây đã kêu gọi Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi bãi bỏ việc trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp mới để tránh một cuộc nội chiến. Song Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi vẫn đưa bản Hiến pháp mới ra trưng cầu ý dân, với 63,8% người dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong số 50 triệu người dân Ai Cập có quyền bỏ phiếu chỉ có 17 triệu người tham gia cuộc trưng cầu cầu ý dân về bản Hiến pháp mới nói trên.
Phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” năm 2013
Sự kiện kỷ niệm 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, không được người dân Ai Cập chào mừng bằng pháo hoa mà là bằng hàng trăm cuộc biểu tình của nhiều hàng triệu người dân trên khắp cả nước, phản đối cách thức quản lý đất nước của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi và đòi ông phải từ chức được nhìn nhận như là phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập”.
Hàng trăm nghìn người dân Ai Cập đổ ra đường hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Áp-đun Pha-ta An-xi-xi tuyên bố phế truất chức vụ Tổng thống của ông Mô-ha-mét Mơ-xi. |
Trước sức ép của hàng triệu người dân, ngày 03-7-2013, Chủ tịch Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Áp-đun Pha-ta An-xi-xi (Abdul Fáttah al-Sisi), ra thông báo trên truyền hình cho biết, ông Mô-ha-mét Mơ-xi đã bị phế truất khỏi cương vị tổng thống, bị bắt và bị quản thúc cùng với nhiều nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức "Anh em Hồi giáo" vì “không đáp ứng những đòi hỏi của người dân”. Tiếp đó, ngày 4-7-2013, theo Sắc lệnh của Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập, Chánh án Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập, ông A-đi Man-xâu (Adli Mansour), đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của Ai Cập cho tới khi một tổng thống mới được bầu. Ngày 8-7-2013, ông Mô-ha-mét En Ba-ra-đây, cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, được đề cử vào cương vị Thủ tướng Chính phủ mới của Ai Cập.
Những sự kiện này diễn ra nhanh chóng và quyết liệt đến mức khiến dư luận trong và ngoài khu vực Trung Đông đánh giá như một cơn “địa chấn chính trị” trên chính trường Ai Cập mà nguyên nhân là do những khó khăn về kinh tế, sự bất ổn về chính trị và an ninh nổi lên trong các biến động chính trị mang tên “Mùa xuân A-rập” năm 2011 không những không được khắc phục mà càng trở nên trầm trọng hơn và biến thành cuộc khủng hoảng toàn diện do sự quản lý yếu kém của Chính phủ Ai Cập trong thời gian 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi. Điều mà đại đa số người dân Ai Cập đặc biệt lo ngại là quá trình Hồi giáo hóa đang diễn ra với ưu thế thuộc về tổ chức "Anh em Hồi giáo" đang làm tan rã các giá trị thế tục đã ăn sâu trong xã hội quốc gia này.
Sự khủng hoảng toàn diện ở Ai Cập diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh.
Trong lĩnh vực kinh tế, sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, Ai Cập đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, trong đó những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống của người dân vừa thiếu lại vừa được bán với giá “cắt cổ”. Do đó, hàng triệu người dân Ai Cập đã xuống đường phản đối cách thức điều hành và quản lý đất nước của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi với những khẩu hiệu “bánh mì, tự do và công bằng xã hội cho người dân”, “người dân muốn chế độ của Mơ-xi sụp đổ”, “ông Mơ-xi hãy ra đi”...
Trong lĩnh vực chính trị, trong 1 năm qua, đi ngược lại những lời hứa hẹn và cam kết trong cuộc vận động tranh cử, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã tiến hành hàng loạt biện pháp cải cách nhằm hồi giáo hóa toàn diện nền chính trị Ai Cập. Để phản đối các quyết định đó, nhiều nghị sỹ Ai Cập đã quyết định rút khỏi Quốc hội. Vì thế, toàn bộ hệ thống chính trị ở trung ương gần như tê liệt. Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi và những người ủng hộ ông coi những gì người dân Ai Cập đạt được trong “Mùa xuân A-rập” năm 2011 là thắng lợi của Đạo Hồi, chứ không phải là thắng lợi của nền dân chủ mới ở quốc gia này. Gần đây nhất, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tuyên bố sẽ tiến hành cuộc thánh chiến của người Hồi giáo ở Xy-ri để lật đổ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát. Tuyên bố này khiến giới quân sự Ai Cập đặc biệt lo ngại.
Trong lĩnh vực an ninh, sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi, Ai Cập trở thành thiên đường của chủ nghĩa khủng bố và xung đột phe phái, sắc tộc. Trong đó, người dân trong nước cảm thấy họ không được ai che chở bảo vệ trước nạn khủng bố và cướp bóc hoành hành trên toàn lãnh thổ. Vì thế, chính biến “Mùa xuân A-rập” phiên bản 2.0 tuy làm rung chuyển đất nước Kim Tự Tháp nhưng hoàn toàn không bất ngờ. Vì tình hình Ai Cập trong 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi giống như một lò thuốc súng, chỉ cần một tia lửa nhỏ kích thích là bùng cháy dữ dội, không một thế lực nào ngăn cản nổi. Tuy nhiên, nếu trong “Mùa xuân A-rập” phiên bản 1.0 có sự can thiệp công khai từ bên ngoài, thì trong phiên bản 2.0, yếu tố bên ngoài cho đến nay vẫn chưa “xuất đầu lộ diện”.
Kịch bản nào cho tương lai của Ai Cập
Hiện nay, Ai Cập đang đứng trước 2 kịch bản cho tương lai trước mắt.
Kịch bản thứ nhất hiện đang diễn ra, trong đó các lực lượng của tổ chức "Anh em Hồi giáo" ủng hộ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi vừa bị phế truất sẽ chống phá quyết liệt để bảo vệ vị thế của ông. Những người này cho rằng, ông Mô-ha-mét Mơ-xi được bầu lên một cách dân chủ thì cũng phải ra đi theo cách thức dân chủ. Trong tình hình đó, Ai Cập sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn, xung đột, thậm chí nội chiến, và kéo khu vực Trung Đông rơi vào tình cảnh rối ren với những hậu quả địa - chính trị nguy hiểm.
Kịch bản thứ hai là giới quân sự sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ dân sự chuyển tiếp đại diện cho các đảng phái chính trị và các tầng lớp xã hội Ai Cập, tiến tới bầu cử Quốc hội và Tổng thống, sửa đổi Hiến pháp, từ đó đưa Ai Cập vào con đường phát triển ổn định. Để thực hiện kịch bản này, giới quân sự phải nỗ lực duy trì tình trạng ổn định trong cả nước, tránh xung đột và đổ máu. Theo kịch bản này, Ai Cập vẫn phải trải qua một thời kỳ cải cách lâu dài, phức tạp, đầy bất ổn, trong đó người dân nước này sẽ phải chịu đựng tình trạng khủng hoảng mà triển vọng thoát ra khỏi vẫn chưa thể đoán định được./.
Ngày Dân số thế giới năm 2013: “Mang thai ở tuổi vị thành niên”  (10/07/2013)
Vết bẩn của những “người trong sạch”  (10/07/2013)
Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với EU và những tác động đến kinh tế Việt Nam  (10/07/2013)
Khu kinh tế Vũng Áng: Tiềm năng và cơ hội đầu tư, phát triển  (10/07/2013)
Khánh thành Nhà máy Sữa tươi lớn nhất Đông Nam Á  (09/07/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay