Khai mạc Hội nghị quốc tế an ninh châu Âu tại Nga
Ông Lavrov viện dẫn những ví dụ hợp tác hiệu quả giữa các nước để giải quyết những hiểm họa và thách thức mới, một trong số đó là hoạt động chống hải tặc, và cho rằng mô hình như vậy hoàn toàn có thể hình thành sự hợp tác.
Ông cũng cho rằng kết hợp những nỗ lực của cả Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) ở Afghanistan sẽ giúp ổn định tình hình tại quốc gia Tây Nam Á này.
Theo phóng viên TTXVN tại Mátxcơva, cũng phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký CSTO, ông Nikolai Bordyuzha cho rằng tổ chức sẵn sàng đối thoại với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) song không có ý định "phá cánh cửa đã đóng". Theo ông Bordyuzha, đối thoại với NATO và sự phát triển của cuộc đối thoại này sẽ giúp các nước vượt qua các nguy cơ và thách thức, và cũng là điều cấp thiết đối với cả hai tổ chức.
Các vấn đề đối thoại có thể là: bảo đảm ổn định tại Afghanistan, chống buôn bán ma túy và khủng bố, bảo đảm thông tin an ninh, chung tay giải quyết hậu quả thiên tai, trao đổi thông tin về các lực lượng phản ứng nhanh và gìn giữ hòa bình. Ông khẳng định CSTO đủ khả năng bảo đảm an ninh cho những nước thành viên đồng thời bày tỏ sự hài lòng đối với mức độ hợp tác giữa CSTO với các tổ chức khác như Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Tại hội nghị, Tổng Cục trưởng tình báo Bộ Tổng tham mưu Nga, Trung tướng Igor Sergun cho rằng số các nước sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tăng lên trong tương lai. Vị Phó Tổng tham mưu trưởng Nga này cho rằng một xu thế đáng lo ngại là tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tại các quốc gia coi đây là những công cụ duy nhất để tự vệ.
Theo ông Sergun, trong số những nguy cơ bên ngoài đối với Liên bang Nga, ngoài việc triển khai các hệ thống vũ khí chiến lược mới còn có âm mưu gây bất ổn tình hình ở những nước nhất định, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và sự bùng phát gần đường biên giới Nga các cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc, cũng như hoạt động của các nhóm cực đoan vũ trang quốc tế. Ngoài ra, ông cũng nêu những nguy cơ mang tính đa quốc gia khác như cướp biển, quân sự hóa vũ trụ và hiểm họa trong không gian mạng.
Hội nghị quốc tế về an ninh ở châu Âu diễn ra trong hai ngày 23 đến 24-5 do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức.
Mục đích của hội nghị là tạo ra một diễn đàn mở để thảo luận về các vấn đề đang tồn tại cũng như đưa ra các biện pháp để tìm ra giải pháp đôi bên cùng chấp nhận được nhằm bảo đảm nền an ninh bình đẳng ở châu Âu.
Tham gia hội nghị có hơn 250 đại biểu đại diện các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao của Nga và Mỹ, Tổng Thư ký Tổ chức Anh ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Lamberto Zannier, lãnh đạo bộ quốc phòng các nước châu Âu, các tổ chức quốc tế như NATO, Liên minh châu Âu (EU), CSTO, cùng đại diện các tổ chức tư vấn của châu Âu và Nga./.
Lãnh đạo Lào tiếp đoàn Ủy Ban Dân tộc Việt Nam  (24/05/2013)
Thái Lan đề xuất một cuộc họp về vấn đề Biển Đông  (24/05/2013)
Phối hợp thông tin Thông tấn xã Việt Nam và các Ban Chỉ đạo vùng  (23/05/2013)
Ngoại trưởng Mỹ thực hiện thăm Israel lần thứ tư  (23/05/2013)
Hội thảo Khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo và chính sách công ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh”  (23/05/2013)
Nga có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ  (23/05/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển