Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm nông nghiệp
TCCS - Nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về một số vấn đề bảo hiểm nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở xin trao đổi về một số nội dung chủ yếu chung quanh vấn đề này.
Hỏi: Đối tượng được áp dụng, nguyên tắc hỗ trợ và các mức hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về chính sách bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ?
* Đáp: Đối tượng áp dụng:
Ngày 31-12-2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 142/ 2009/QĐ-TTg, về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đối tượng áp dụng là các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Nguyên tắc hỗ trợ:
- Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ rủi ro cùng người sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con.
- Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản phải bảo đảm chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
- Công khai, minh bạch, đúng đối tượng, định mức.
Mức hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ ha;
b) Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 750.000 đồng/ ha;
c) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ ha;
d) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
2. Hỗ trợ đối với vật nuôi:
a) Thiệt hại do thiên tai;
- Gia cầm hỗ trợ từ 7.000- 15.000 đồng/con giống;
- Lợn hỗ trợ 500.000 đồng/con giống;
- Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 2.000.000 đồng/con giống;
- Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 1.000.000 đồng/con giống.
b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm: mức hỗ trợ giống thực hiện theo
quy định tại Quyết định
số 719/QĐ-TTg ngày
5-6-2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Diện tích nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ
từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/ha;
b) Lồng, bè nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ
từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng/ 100m3 lồng; thiệt hại từ 30 - 70% hỗ trợ từ 1.000.000- 3.000.000 đồng/ 100m3 lồng.
4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Hỏi: Một số điểm mới của Đề án chi tiết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp?
* Đáp: Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Đề án Chi tiết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Đề án đã nỗ lực giải quyết những vấn đề của 3 chủ thể chính khi tham gia triển khai chủ trương này: Người mua (nông dân), người bán (doanh nghiệp bảo hiểm) và Nhà nước.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Đề án là đề xuất hỗ trợ 80% - 90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân nghèo, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân (không thuộc diện nghèo) sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm loại hình bảo hiểm này.
Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ có hướng dẫn chi tiết về đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đối với trường hợp thiệt hại về thiên tai, dịch bệnh lớn, mang tính thảm họa, vượt quá khả năng chi trả của các doanh nghiệp. Nguồn lực để hỗ trợ sẽ là ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương bảo đảm 50% còn lại. Các địa phương còn lại thì ngân sách địa phương bảo đảm. Hằng quý, trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm về việc ký hợp đồng bảo hiểm và đã thu được phần phí bảo hiểm của tổ chức, hộ nông dân, cá nhân sản xuất nông nghiệp đóng góp, ngân sách sẽ cấp kinh phí đối với phần phí bảo hiểm do ngân sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Để triển khai thí điểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định, có hệ thống chi nhánh, văn phòng giao dịch, cơ sở, địa điểm kinh doanh tại địa bàn được hỗ trợ; có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và hiểu biết về BHNN./.
Hội nghị “bộ tứ” ở Sô-chi  (22/08/2010)
Siết tín dụng để phòng ngừa khủng hoảng toàn cầu  (22/08/2010)
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm nông nghiệp  (22/08/2010)
Lễ trao tặng Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”, Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” và “Thương hiệu-Nhãn hiệu” năm 2010  (22/08/2010)
Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước  (22/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên