RCEP ra tuyên bố chung về đàm phán ASEAN+6 lần đầu
Ngày 11-5, thông cáo báo chí của Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết, Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa ra tuyên bố chung về cuộc đàm phán lần đầu tiên giữa ASEAN với 6 đối tác (ASEAN+6).
Theo đó, các quan chức của 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN, gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tiến hành đàm phán chi tiết về RCEP tại Brunei từ ngày 9 đến ngày 13-5, nhằm mục đích hoàn thành RCEP vào cuối năm 2015.
Phù hợp với Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo RCEP ngày 20-11-2012 về việc khởi động các cuộc đàm phán RCEP, các mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cho đàm phán RCEP được các Bộ trưởng RCEP nhất trí ngày 30-8-2012, các cuộc đàm phán RCEP đặt ra mục tiêu đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, thiết lập một môi trường thương mại và đầu tư mở để tạo điều kiện mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế công bằng, tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng và làm sâu sắc hơn hội nhập trong khu vực thông qua RCEP được xây dựng trên cơ sở các mối liên kết kinh tế hiện tại của ASEAN+6.
Tuyên bố chung của Ủy ban đàm phán thương mại RCEP nêu rõ các cuộc đàm phán RCEP thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực và lợi ích của các đối tác FTA của ASEAN trong hỗ trợ và đóng góp vào hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế công bằng và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia.
RCEP sẽ có sự tham gia sâu rộng hơn với những cải thiện đáng kể so với các FTA ASEAN+1 hiện có, trong khi công nhận hoàn cảnh và tính đa dạng của các nước tham gia. RCEP sẽ bao gồm các quy định để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nâng cao tính minh bạch trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước tham gia, cũng như tạo điều kiện cho sự gắn kết của các nước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.
Xét mức độ phát triển khác nhau của các nước tham gia, RCEP sẽ áp dụng các hình thức linh hoạt thích hợp, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt, cộng với sự linh hoạt bổ sung cho các nước thành viên ASEAN kém phát triển, phù hợp với các FTA ASEAN+1.
Vòng đàm phán RCEP thứ hai sẽ được tiến hành tại Autralia từ ngày 23 đến ngày 27-9 tới./.
Phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc  (11/05/2013)
Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Phi lần thứ 23  (11/05/2013)
Hà Nội: Chỉ 28% lao động nông thôn “chịu” học nghề nông nghiệp  (11/05/2013)
Mỹ: Thặng dư ngân sách lớn nhất trong vòng 5 năm  (11/05/2013)
CELAC cam kết thúc đẩy hợp tác và phát triển  (11/05/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên