Bồi dưỡng cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh - nhìn từ góc độ chiến lược đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai
“Vườn ươm” các thủ lĩnh nhỏ tuổi
Năm 1980, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn được Đảng và Nhà nước Liên Xô tặng Giải thưởng Lê-nin “Vì củng cố hòa bình giữa các dân tộc”. Đồng chí Lê Duẩn có tâm nguyện dành toàn bộ số tiền thưởng đó để làm một công trình cho thiếu nhi Thủ đô Hà Nội. Thường vụ Thành ủy Hà Nội, mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Lương, đã giao nhiệm vụ cho Thành đoàn Hà Nội đề xuất việc xây dựng một công trình nhằm giáo dục, tập hợp thiếu niên, nhi đồng.
Trong thời kỳ này, việc huấn luyện các em chỉ huy Đội và phụ trách thiếu nhi do Hội đồng Đội thành phố và các quận, huyện tổ chức. Do cơ sở vật chất thiếu thốn, nên kết quả bồi dưỡng còn hạn chế. Vì vậy, có được một mái trường đào tạo phụ trách và chỉ huy Đội là mong muốn của nhiều thế hệ phụ trách thiếu nhi Hà Nội. Một số nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, như Cộng hòa dân chủ Đức, cũng có trường đào tạo cán bộ Đội thiếu nhi để phục vụ cho hoạt động Đội thiếu niên và Đội nhi đồng ở trường phổ thông.
Từ yêu cầu cấp bách của công tác thiếu nhi và học tập kinh nghiệm của Đoàn thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, Ban thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã đề xuất với Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố cho phép xây dựng một trường huấn luyện chỉ huy đội và tổng phụ trách thiếu nhi, trực thuộc Thành đoàn Hà Nội. Đề xuất của Thành Đoàn đã được Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý.
Đồng chí Phan Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì cuộc họp các ngành và Thành đoàn để triển khai việc xây dựng trường bồi dưỡng chỉ huy Đội. Việc đầu tiên là xác định địa điểm đất để xây dựng trường. Sở Xây dựng và Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đưa đoàn khảo sát đi xem 3 địa điểm dự kiến, cuối cùng thống nhất chọn khu đất cạnh Bãi chiếu bóng Cầu Giấy, bên hồ Thủ Lệ và đền Voi Phục. Vị trí đất này tuy còn xa trung tâm thành phố (thời kỳ đó), nhưng ở đây có không gian mở, cạnh hồ nước và di tích lịch sử - văn hóa, có nhiều cây xanh, có điều kiện mở rộng để phát triển trường.
Chọn được đất, bắt đầu vào công việc thiết kế và thi công. Tiền giải thưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ đủ để xây dựng phần trường học và 5 phòng chức năng, bao gồm cả phòng giáo viên và phòng hành chính. Trong nhiệm vụ thiết kế, thì trường đào tạo cán bộ Đội cần đáp ứng cho các em nội và ngoại thành đến ăn ở tập trung một thời gian, nên cần làm một ngôi nhà 3 tầng với 300 giường ngủ và nội trú cho học sinh. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định ưu tiên bổ sung ngân sách, để xây dựng Trường đào tạo cán bộ Đội.
Đầu tháng 12-1981, công trình Trường Đội chính thức khởi công xây dựng. Trong không khí trang trọng của buổi lễ, đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Lương đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng Trường Đội: Đây là ngôi trường “đào tạo cán bộ tương lai của Đảng, vì vậy cần phải xây dựng nhanh và đạt chất lượng cao…”.
Là công trình trọng điểm của Thành phố, nên hằng tháng, Thành ủy, UBND thành phố và Thành đoàn tổ chức giao ban với đơn vị thi công, từ đó giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh. Công trình xây dựng được tiến hành rất khẩn trương. Anh chị em kỹ sư và công nhân làm việc hăng say cả trong các ngày nghỉ hoặc khi gặp thời tiết xấu. Sáng ngày 30 Tết, Chủ tịch UBND thành phố Trần Vỹ đến kiểm tra công việc và chỉ thị cho đơn vị thi công những điều cần lưu ý như: hạ thấp độ cao bồn rửa mặt cho phù hợp với lứa tuổi các em; làm tốt việc lát nền; sửa chữa ngay những khu vực thi công chưa đạt chất lượng,…
Vượt qua nhiều khó khăn, được sự chăm lo của Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố, trong đó có sự góp sức của Thành đoàn, ngày 19-5-1983 - nhân kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Đội khánh thành và được vinh dự mang tên Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Trường Đội Lê Duẩn có chức năng, nhiệm vụ là nơi huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chi đội trưởng và cán bộ tổng phụ trách Đội cho các trường phổ thông tiểu học và trung học cơ sở; đồng thời trường còn là cơ sở nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Những chi đội trưởng - thủ lĩnh nhỏ tuổi, qua huấn luyện ở Trường Đội Lê Duẩn được tiếp thu kiến thức, phương pháp chỉ huy một tập thể thiếu nhi trong hoạt động xã hội, lao động, văn hóa, vui chơi, giúp đỡ cộng đồng… Việc học ở Trường Đội gắn với thực hành, tập dượt theo bài bản. Các em chỉ huy Đội và anh chị tổng phụ trách trở về trường phổ thông của mình sẽ áp dụng của hoạt động vào từng lớp học, từng chi đội và liên chi đội…
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển (1983-2013), tại Trường Đội Lê Duẩn đã bồi dưỡng đào tạo được hơn 30.000 cán bộ chi đội trưởng và hơn 3.000 tổng phụ trách Đội.
Cùng với đào tạo ở trường phổ thông và sự dìu dắt của thầy, cô giáo, các em chỉ huy Đội, lớp trưởng dần dần trưởng thành, đảm đương công việc của cả một lớp học, điều khiển hoạt động xã hội, văn hóa… Các “thủ lĩnh” nhỏ tuổi tập làm chỉ huy một “đám đông” theo bài bản và sự sáng tạo của người đứng đầu. Nét đặc sắc ở đây là, các “thủ lĩnh” nhỏ tuổi đó được định hướng giáo dục chính trị, đạo đức theo đường lối của Đảng và pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các em chỉ huy Đội trưởng thành như những mầm non trong vườn ươm vun trồng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai trên mọi lĩnh vực. Sự trải nghiệm “chỉ huy”, “quản lý” này là rất bổ ích trong cuộc đời sau này của các em.
Qua tổng kết công tác bồi dưỡng đào tạo ở Trường Đội Lê Duẩn nhân kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 25 năm đã cho thấy một kết quả rất sinh động là chính các em chi đội trưởng, chỉ huy Đội, lớp trưởng,… qua bồi dưỡng đào tạo ở Trường Đội Lê Duẩn đã trưởng thành những cán bộ đoàn thể, cán bộ Đảng, chính quyền các cấp, nhiều người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Từ góc độ chiến lược đào tạo cán bộ dự bị thì việc quan tâm đến bồi dưỡng chỉ huy Đội - qua Trường Đội Lê Duẩn và cả các lớp bồi dưỡng khác ở quận, huyện - chính là góp phần quan trọng vào xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai. Thực tiễn 30 năm hoạt động của Trường Đội Lê Duẩn đáng để cấp ủy Đảng và chính quyền tổng kết một cách nghiêm túc, khoa học về vấn đề tạo nguồn cán bộ từ khi các em đang điều khiển một tập thể đội viên và bạn học… Trường Đội Lê Duẩn là một mô hình đào tạo tập trung đối tượng thủ lĩnh nhỏ tuổi, cần được Trung ương Đoàn… tổng kết nhân rộng.
Tiếp tục xứng đáng là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai
30 năm - một chặng đường phát triển, Trường Đội Lê Duẩn đã bồi dưỡng đào tạo cho đất nước hơn 30.000 “thủ lĩnh nhỏ tuổi” với những kiến thức và khả năng thực hành “quản lý” tập thể học sinh, thiếu niên nhi đồng. Những con chim non đó, những cây non đó đã trưởng thành, trong số đó khá nhiều là cán bộ lãnh đạo và quản lý đủ bản lĩnh và năng lực ở các cấp, các ngành của Thủ đô và đất nước.
Thành quả 30 năm phát triển đã khẳng định vị thế của Trường Đội Lê Duẩn là trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đội và tổng phụ trách Đội cho phong trào thiếu nhi và trường phổ thông. Đây là một trường bồi dưỡng đặc thù, có giá trị thực tiễn cao; đặc biệt, chính nơi đây đã góp phần vào chiến lược tạo nguồn cán bộ dự bị từ xa của Đảng ta.
Trong điều kiện hiện nay, Trường Đội Lê Duẩn cần tiếp tục đổi mới và phát triển, xứng đáng với nhiệm vụ được giao. Theo chúng tôi, thời gian tới, trường cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, cần xác định rõ việc đào tạo bồi dưỡng tập trung chi đội trưởng và tổng phụ trách là rất cần thiết, rất đúng và quan trọng với cách mạng Việt Nam. Bồi dưỡng cho các “thủ lĩnh” nhỏ tuổi là để gieo mầm non cán bộ lãnh đạo và quản lý, để sau này chính họ làm nòng cốt gánh vác điều khiển xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mô hình Trường Đội Lê Duẩn, với nhiệm vụ to lớn nặng nề, cần đặt đúng vị trí như một trường Trung cấp chuyên nghiệp, và có mặt còn đặc biệt hơn.
Hai là, nhà trường tiếp tục hoàn thiện chương trình bồi dưỡng và tập huấn theo hướng tiếp cận mới, hiện đại. Ngoài chương trình, giáo trình như đã định hình qua thực tiễn, cần xem xét mở rộng việc bồi dưỡng thêm về các lĩnh vực như tâm lý điều khiển đám đông, kỹ năng sống, một số kiến thức luật pháp cần thiết, chương trình quân sự,… Về thời gian, có thể kéo dài 18 - 20 ngày cho mỗi đợt bồi dưỡng.
Ngoài bồi dưỡng tại Trường Đội, nên có nghiên cứu mở lớp cho một số quận, huyện hoặc cụm trường. Hà Nội có hàng ngàn trường tiểu học và trung học cơ sở, với hàng vạn lớp học, nhu cầu bồi dưỡng chỉ huy Đội rất lớn.
Ba là, tiếp tục đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tăng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo. Đây là trường đào tạo đặc thù, các tổng phụ trách và chi đội trưởng đến đây, đợt này rồi đợt khác, lại trở về cơ sở trường phổ thông. Đầu tư lớp học, hội trường, khu nội trú, đạo cụ, phương tiện,… của Trường Đội không chỉ cần đầy đủ mà còn tốt và hiện đại.
Trường Đội Lê Duẩn cần đủ giáo viên các bộ môn, kể cả về tâm lý học, kỹ năng sống,… Nhà trường cần có chế độ thỏa đáng đối với giáo viên kiêm nhiệm và cộng tác viên (giáo viên tâm lý, văn hóa - nghệ thuật, pháp luật, quân sự…).
Bốn là, đề nghị tổ chức theo dõi - thống kê các chi đội trưởng và tổng phụ trách đã qua đào tạo tại Trường Đội Lê Duẩn, đặc biệt là lực lượng chỉ huy Đội. Nên chăng Thành ủy giao cho Thành đoàn có bộ máy thống kê - theo dõi số “thủ lĩnh” này đến hết đại học và các môi trường khác (đến hết tuổi 30). Nếu ở Thành đoàn có bộ máy thống kê - theo dõi sự trưởng thành của cán bộ Đội và cán bộ Đoàn (từ trường phổ thông phát triển), có sự phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan… thì Thành ủy Hà Nội và Ban tổ chức Trung ương có điều kiện xây dựng kế hoạch phát hiện nguồn cán bộ để bồi dưỡng một cách chủ động, có cơ sở thực tiễn để tìm cán bộ tốt cho hệ thống chính trị./.
Tính thuyết phục của “Abenomics” ?  (09/05/2013)
Trở ngại lớn cho sự phát triển nước Nga  (09/05/2013)
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh  (09/05/2013)
Xây dựng đảng và nhà nước trong sạch gắn với đấu tranh chống tiêu cực - những chỉ dẫn của V. I. Lê-nin và giá trị thực tiễn hiện nay  (09/05/2013)
Phát động Tuần lễ “Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013”  (08/05/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm