Mỹ - EU nhất trí khởi động đàm phán về thương mại
Trong một thông cáo chung, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso nhấn mạnh hiệp định trên sẽ giúp Mỹ và EU mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, cũng như góp phần xây dựng và phát triển các quy định toàn cầu nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương.
Lãnh đạo hai bên đồng thời cam kết nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm củng cố mối quan hệ đối tác song phương vì sự thịnh vượng của người dân Mỹ và EU.
Phát biểu trước báo giới cùng ngày, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk đã hoan nghênh các cuộc đàm phán sắp tới, đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẽ nỗ lực hợp tác với các đối tác EU cùng với sự hỗ trợ của các cổ động và thành viên Quốc hội nhằm củng cố mối quan hệ đối tác thương mại vốn rất sâu sắc giữa hai bên.
Theo ông Kirk, các cuộc đàm phán sắp tới giữa Mỹ và EU sẽ thảo luận về tất cả các lĩnh vực, bao gồm các vấn đề nhạy cảm như các sản phẩm nông ngiệp và thực phẩm. Lãnh đạo hai bên sẽ có thời hạn 18 tháng để xúc tiến các cuộc đàm phán nhằm tiến tới ký kết một thỏa thuận đầu tiên vào cuối năm 2014.
Trước đó, tại Hội nghị Mỹ - EU hồi tháng 11-2011, Nhóm chuyên viên cấp cao Mỹ - EU về Việc làm và Tăng trưởng đã được chỉ định phụ trách việc đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.
Hồi tháng 6-2012, nhóm chuyên viên này đã công bố báo cáo sơ bộ, trong đó nêu rõ Hiệp định trên sẽ là một thỏa thuận tiềm năng bao gồm thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các vấn đề pháp lý, dịch vụ, đầu tư, mua sắm, quyền sở hữu trí tuệ và các quy tắc.
Thông cáo chung của Mỹ và EU được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Obama trình bày bức Thông điệp liên bang, trong đó nhấn mạnh kế hoạch xúc tiến các cuộc đàm phán về một Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương với EU được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông Obama trong nhiệm kỳ 2.
Theo ông Obama, việc đạt được các thỏa thuận trên sẽ thành lập một khu vực tự do thương mại với EU, đồng thời mở đường cho sự ra đời khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.
Ý tưởng về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU đã được bàn luận từ nhiều năm qua, song vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển bởi hai bên còn bất đồng về các quy định liên quan đến nông nghiệp, an toàn thực phẩm và biến đổi khí hậu.
Ý tưởng này gần đây đã được hai bên đề cập đến nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế hai bên đều sụt kém.
Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và EU được đánh giá là lớn nhất thế giới và cũng là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất. Riêng trong năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên đạt trên 600 tỷ USD.
Thuế quan giữa Mỹ và EU hiện ở mức tương đối thấp, trong khoảng từ 5% đến 7%. Nghiên cứu của Trung tâm châu Âu ước tính rằng việc loại bỏ thuế quan sẽ thúc đẩy xuất khẩu Mỹ sang EU tăng lên 17% và xuất khẩu của EU tăng 18%.
Trong khi đó, Phòng Thương mại Mỹ ước tính thỏa thuận tự do hóa thương mại còn có thể mang lại cho nền kinh tế Mỹ và EU thêm 180 tỷ USD trong 5 năm./.
Năm 2013, năm xác lập quan hệ mới tích cực Mỹ - Trung, Mỹ - Nga  (14/02/2013)
Kinh tế thế giới năm 2013 - Những gam màu sáng tối  (14/02/2013)
Một số điểm mới trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng  (14/02/2013)
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp  (13/02/2013)
Thực hiện nghiêm Công điện 231 của Thủ tướng Chính phủ  (13/02/2013)
Người Việt Nam ở nước ngoài đón Tết cổ truyền dân tộc  (13/02/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên