Kinh tế thế giới năm 2013 - Những gam màu sáng tối
23:05, ngày 14-02-2013
TCCSĐT - Thế giới đã tiễn năm 2012 và đón chào năm 2013 với những màn pháo hoa tưng bừng, với những nụ cười và niềm hy vọng vào năm mới, thuận lợi sẽ nhiều hơn khó khăn sẽ ít hơn. Niềm tin đã tỏa ra từ những thông điệp của nhiều nhà lãnh đạo các nước trong dịp đầu xuân. Tuy nhiên, các nhà dự báo thì vẫn thận trọng và cố miệt mài phác họa bức tranh kinh tế cho năm mới, gần với những gam màu thực mà nó sẽ thể hiện trong 12 tháng tới.
Châu Á phát triển năng động và bền vững hơn
Trước thềm năm mới, giới phân tích nhận định, nét đặc trưng nổi bật của châu Á là sự thay đổi lãnh đạo gần như đồng thời diễn ra ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (3/4 nước có nền kinh tế lớn nhất châu Á) mang lại cho khu vực một khởi đầu mới sau giai đoạn đầy căng thẳng. Chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh Zhou Weihong dự báo: “Các mối quan hệ nói chung sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Có khả năng sẽ có nhiều cơ hội cho sự hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khi công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á đã nhận định, tăng trưởng GDP toàn khu vực châu Á sẽ đạt khoảng 7,3% trong năm 2013. Trong đó, Trung Quốc 8,7%, Ấn Độ đạt mức 6%, các nước Đông Nam Á cũng đạt khoảng 5,2%, cao hơn so với mức 4,6% của năm ngoái.
Theo IMF, yếu tố làm nên thành công của châu Á là chính sách phát triển hài hòa giữa ổn định, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ trong xóa đói, giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội; sức bật mạnh mẽ trong phản ứng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và phương thức quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả dựa trên các trụ cột chính, gồm trách nhiệm tài chính, kiểm soát lạm phát và tỷ giá hối đoái linh hoạt. Vì thế, đóng góp của châu Á vào quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đã vượt các khu vực khác. Thay vì phụ thuộc vào xuất khẩu, hầu hết các nền kinh tế châu Á đã biến nhu cầu nội địa thành động lực tăng trưởng. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bất chấp việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng trưởng chậm lại trong năm 2012, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra là 7,5%.
Đối với các nước châu Á, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu ngày càng quan trọng, do nhu cầu của các nước phương Tây giảm sút đáng kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc cũng là động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nước khác. Theo ước tính sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 5 năm tới ước đạt 8.000 tỷ USD.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, châu Á đang thực sự đứng trước những thời cơ và vận hội mới tốt lành. Tuy nhiên, châu Á cũng cần phải nỗ lực hết mức để nắm vững những ưu thế của mình, cơ cấu lại các nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế - tài chính khu vực, biến những điểm sáng kinh tế lan tỏa ra toàn khu vực, làm cho châu Á thực sự trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI
Nền kinh tế Mỹ có thể vượt qua giai đoạn trì trệ
Mới đây, ngày 3-1-2013, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã ký thông qua đạo luật tài chính, trong đó tăng thuế với giới thượng lưu để tránh cho nước Mỹ khỏi va vào “vách đá tài chính” đưa nền kinh tế số một thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại suy thoái. Theo đạo luật này, Chính phủ Mỹ sẽ tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm, với mức thuế suất từ 35% hiện tại lên 39,5%; việc trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện. Đây là giải pháp mang tính “kỹ thuật” và còn cần phải chờ một thời gian nữa mới giải quyết xong vấn đề nợ công nhằm tránh cho nước Mỹ trước nguy cơ vỡ nợ một lần nữa.
Theo “New York Daily News”, các nhà dự báo kinh tế của Mỹ đã có nhận định lạc quan, thị trường nhà đất được cải thiện, doanh số ô-tô bán ra thị trường lớn hơn sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2013. Các chuyên gia kinh tế dự báo thận trọng rằng, trong năm 2013 nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải. Đó là quan điểm của 44 nhà kinh tế thuộc Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia (NABE) ở Mỹ về triển vọng kinh tế trong năm tới.
Các nhà phân tích còn cho rằng, trong năm 2013 GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,4%, cao hơn mức 1,9% dự kiến trước đó. Một trong những động lực chủ yếu của nền kinh tế Mỹ năm 2013 sẽ là thị trường nhà đất, bởi theo các nhà nghiên cứu, thị trường này đang có nhiều dấu hiệu cải thiện. Năm 2012, NABE đã dự báo các ngôi nhà mới bắt đầu tăng giá 23% và sau đó sẽ tiếp tục tăng thêm 13% nữa trong năm tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa phải có nghĩa là thị trường việc làm sẽ không thay đổi lớn, dự kiến vào quý IV/2013, tỷ lệ thất nghiệp sẽ chững lại ở mức 7,8%, ngang bằng mức hồi tháng 8-2012 (tăng thêm trung bình 155.000 việc làm/tháng). Đó là một trong những lý do chủ yếu mà các nhà kinh tế dự đoán rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ như hiện nay và không tăng lãi suất cho đến năm 2015.
Châu Âu vẫn “ảm đạm” nhưng sẽ phục hồi vào năm sau
Tại châu Âu, theo báo cáo ngày 7-11-2012, EC đã dự báo về viễn cảnh kinh tế năm 2013 đầy ảm đảm, khả năng phục hồi thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Theo báo cáo nói trên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 27 thành viên thuộc EU sẽ giảm 0,3 % và 0,4% đối với 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tỷ lệ tăng trưởng năm 2013 cũng không mấy khả quan, chỉ với 0,4% cho toàn khu vực EU và 0,1% ở Eurozone. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao với 11% cho toàn EU và 12% ở Eurozone.
Ông On-li Ren (Olli Rehn), Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã tìm cách trấn an dư luận với những khẳng định về “một sự cải thiện dần dần trong triển vọng tăng trưởng của châu Âu từ đầu năm tới” cũng như “căng thẳng thị trường đã giảm” từ khi Ngân hàng trung ương châu Âu cam kết vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, ông O.Ren cũng thừa nhận châu Âu đang phải trải qua khó khăn của quá trình tái cân bằng kinh tế vĩ mô, một quá trình cần thời gian lâu dài để hoàn tất.
Trong báo cáo được đưa ra, EC cũng chỉ ra khả năng phục hồi ảm đạm của kinh tế là do khởi đầu “yếu” của năm 2012, bao gồm cả tình trạng khủng hoảng do nợ công nặng nề ở các quốc gia như Tây Ban Nha trong nửa đầu năm nay, tính bền vững của đồng euro và sự căng thẳng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở châu Âu. Cũng theo dự đoán này, Tây Ban Nha và I-ta-li-a được đánh giá là khó thoát khỏi tình trạng suy thoái cho đến trước năm 2015.
Tại Tây Ban Nha, GDP bị thu hẹp 1,4% trong năm 2012 và năm 2013 trước khi trở lại mức tăng trưởng 0,8% trong năm 2014; tại Hy Lạp, các nhà kinh tế dự báo, GDP của nước này sẽ giảm 6% trong năm 2012 và 4,2% vào năm 2013, trước khi trở lại mức tăng trưởng 0,6% trong năm 2014. Tại Đức, quốc gia có nền kinh tế khá ổn thì mức tăng trưởng được dự báo đạt 0,8% trong năm 2012 và năm 2013, đạt mức tăng trưởng cao nhất khối, và 2% vào năm 2014. Còn với Pháp, tăng trưởng trong năm 2012 là 0,2%, 0,4% năm 2013 và 1,2% vào năm 2014.
Mỹ La-tinh tiếp tục tăng trưởng nhưng chưa ổn định
Ngày 16-11-2012, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha lần thứ 22 diễn ra ở thành phố Ca-đích (Cadiz) của Tây Ban Nha, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo “Các triển vọng kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh năm 2013”, theo đó nhận định khá lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Theo báo cáo, sau gần một thập kỷ liên tục tăng tưởng, kinh tế khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2013. Trong báo cáo định kỳ 6 tháng/lần ra hồi cuối năm ngoái, WB cũng nêu rõ năm nay, nền kinh tế các nước Mỹ La-tinh sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo và đạt mức 3%.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định các nền kinh tế Mỹ La-tinh vẫn khó tránh khỏi nguy cơ mất ổn định và không bền vững do tác động của tình hình tài chính toàn cầu. Báo cáo nhấn mạnh bất kỳ rủi ro trong ngắn hạn nào cũng có thể giải quyết thông qua việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài chính linh hoạt. Mặt khác, các nền kinh tế Mỹ La-tinh cũng có thể tránh được nguy cơ cắt giảm một số hoạt động kinh tế bằng cách tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế.
Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ La-tinh có nguy cơ bị kìm hãm khi các cấu trúc tài chính quan trọng thay đổi do các thách thức về kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện nay, nguy cơ này, nếu xảy ra, có thể tác động tới giá nhiên liệu thô và tỷ giá hối đoái, gây cản trở tính cạnh tranh trên một số lĩnh vực.
Các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng, phần lớn các nước Mỹ La-tinh có thể kết hợp giữa tăng trưởng với giảm tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng. Theo báo cáo, với thị trường lao động năng động song tỷ lệ nghèo đói chiếm tới 30% dân số, các nước khu vực Mỹ La-tinh cần tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của đội ngũ giáo viên, đồng thời tiếp tục rót vốn vào các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng ở những nước này trong thời gian tới.
Châu Phi vẫn còn bất ổn
Ngân hàng Phát triển châu Phi (AFDB) cho biết, tăng trưởng kinh tế châu Phi năm 2012 ở mức 4,5% so với mức 3,4% của năm trước. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo, việc tăng giá ngũ cốc một cách đáng lo ngại trên diện rộng do hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở miền Trung Tây Mỹ sẽ tác động xấu tới những khu vực nghèo khó của thế giới, bao gồm cả lục địa châu Phi trong năm 2013.
Giá lương thực toàn cầu tăng sẽ siết chặt nhập khẩu thực phẩm của châu Phi, kết hợp với các cuộc khủng hoảng ở Eurozone cũng như sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến xuất khẩu dầu lửa và các loại hàng hóa khác của châu Phi. Theo chuyên gia Kinh tế học, Phó Chủ tịch AFDB M-thui-li N-cui-bơ (Mthuli Ncube), điều đó sẽ trở thành “cơn bão kép” nguy hiểm.
Cũng theo ông M-thui-li N-cui-bơ, trở ngại lớn nhất cho việc tạo công ăn việc làm là sự tồn tại của “nền kinh tế một mặt” ở châu Phi. Nền kinh tế này chỉ tập trung xuất khẩu dầu thô và nguyên liệu thay vì đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng thông qua chu trình khép kín như sản xuất, thương mại và chế biến nông sản… Với việc phục hồi dần dần các nền kinh tế Bắc Phi, mức tăng trưởng trung bình của châu Phi sẽ tăng lên 4,8% vào năm 2013. Điều bất ngờ lớn nhất là châu Phi - lục địa đen luôn nổi tiếng với vấn nạn nghèo đói, lại là lục địa có số lượng các quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.
Như vậy, năm cũ “ảm đạm” đã đi qua, năm mới mở ra nhiều triển vọng đã đến - một bức tranh kinh tế toàn cầu với những gam màu sáng - tối, khiến cho niềm hy vọng cùng những lo ngại đan xem. Tuy nhiên, đây có thể là bức tranh thực của nền kinh tế thế giới mà chúng ta cần phải đối mặt để tìm ra phương thức vươn lên./.
Trước thềm năm mới, giới phân tích nhận định, nét đặc trưng nổi bật của châu Á là sự thay đổi lãnh đạo gần như đồng thời diễn ra ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (3/4 nước có nền kinh tế lớn nhất châu Á) mang lại cho khu vực một khởi đầu mới sau giai đoạn đầy căng thẳng. Chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh Zhou Weihong dự báo: “Các mối quan hệ nói chung sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Có khả năng sẽ có nhiều cơ hội cho sự hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khi công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á đã nhận định, tăng trưởng GDP toàn khu vực châu Á sẽ đạt khoảng 7,3% trong năm 2013. Trong đó, Trung Quốc 8,7%, Ấn Độ đạt mức 6%, các nước Đông Nam Á cũng đạt khoảng 5,2%, cao hơn so với mức 4,6% của năm ngoái.
Theo IMF, yếu tố làm nên thành công của châu Á là chính sách phát triển hài hòa giữa ổn định, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ trong xóa đói, giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội; sức bật mạnh mẽ trong phản ứng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và phương thức quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả dựa trên các trụ cột chính, gồm trách nhiệm tài chính, kiểm soát lạm phát và tỷ giá hối đoái linh hoạt. Vì thế, đóng góp của châu Á vào quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đã vượt các khu vực khác. Thay vì phụ thuộc vào xuất khẩu, hầu hết các nền kinh tế châu Á đã biến nhu cầu nội địa thành động lực tăng trưởng. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bất chấp việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng trưởng chậm lại trong năm 2012, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra là 7,5%.
Đối với các nước châu Á, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu ngày càng quan trọng, do nhu cầu của các nước phương Tây giảm sút đáng kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc cũng là động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nước khác. Theo ước tính sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 5 năm tới ước đạt 8.000 tỷ USD.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, châu Á đang thực sự đứng trước những thời cơ và vận hội mới tốt lành. Tuy nhiên, châu Á cũng cần phải nỗ lực hết mức để nắm vững những ưu thế của mình, cơ cấu lại các nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế - tài chính khu vực, biến những điểm sáng kinh tế lan tỏa ra toàn khu vực, làm cho châu Á thực sự trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI
Nền kinh tế Mỹ có thể vượt qua giai đoạn trì trệ
Mới đây, ngày 3-1-2013, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã ký thông qua đạo luật tài chính, trong đó tăng thuế với giới thượng lưu để tránh cho nước Mỹ khỏi va vào “vách đá tài chính” đưa nền kinh tế số một thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại suy thoái. Theo đạo luật này, Chính phủ Mỹ sẽ tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm, với mức thuế suất từ 35% hiện tại lên 39,5%; việc trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện. Đây là giải pháp mang tính “kỹ thuật” và còn cần phải chờ một thời gian nữa mới giải quyết xong vấn đề nợ công nhằm tránh cho nước Mỹ trước nguy cơ vỡ nợ một lần nữa.
Theo “New York Daily News”, các nhà dự báo kinh tế của Mỹ đã có nhận định lạc quan, thị trường nhà đất được cải thiện, doanh số ô-tô bán ra thị trường lớn hơn sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2013. Các chuyên gia kinh tế dự báo thận trọng rằng, trong năm 2013 nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải. Đó là quan điểm của 44 nhà kinh tế thuộc Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia (NABE) ở Mỹ về triển vọng kinh tế trong năm tới.
Các nhà phân tích còn cho rằng, trong năm 2013 GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,4%, cao hơn mức 1,9% dự kiến trước đó. Một trong những động lực chủ yếu của nền kinh tế Mỹ năm 2013 sẽ là thị trường nhà đất, bởi theo các nhà nghiên cứu, thị trường này đang có nhiều dấu hiệu cải thiện. Năm 2012, NABE đã dự báo các ngôi nhà mới bắt đầu tăng giá 23% và sau đó sẽ tiếp tục tăng thêm 13% nữa trong năm tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa phải có nghĩa là thị trường việc làm sẽ không thay đổi lớn, dự kiến vào quý IV/2013, tỷ lệ thất nghiệp sẽ chững lại ở mức 7,8%, ngang bằng mức hồi tháng 8-2012 (tăng thêm trung bình 155.000 việc làm/tháng). Đó là một trong những lý do chủ yếu mà các nhà kinh tế dự đoán rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ như hiện nay và không tăng lãi suất cho đến năm 2015.
Châu Âu vẫn “ảm đạm” nhưng sẽ phục hồi vào năm sau
Tại châu Âu, theo báo cáo ngày 7-11-2012, EC đã dự báo về viễn cảnh kinh tế năm 2013 đầy ảm đảm, khả năng phục hồi thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Theo báo cáo nói trên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 27 thành viên thuộc EU sẽ giảm 0,3 % và 0,4% đối với 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tỷ lệ tăng trưởng năm 2013 cũng không mấy khả quan, chỉ với 0,4% cho toàn khu vực EU và 0,1% ở Eurozone. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao với 11% cho toàn EU và 12% ở Eurozone.
Ông On-li Ren (Olli Rehn), Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã tìm cách trấn an dư luận với những khẳng định về “một sự cải thiện dần dần trong triển vọng tăng trưởng của châu Âu từ đầu năm tới” cũng như “căng thẳng thị trường đã giảm” từ khi Ngân hàng trung ương châu Âu cam kết vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, ông O.Ren cũng thừa nhận châu Âu đang phải trải qua khó khăn của quá trình tái cân bằng kinh tế vĩ mô, một quá trình cần thời gian lâu dài để hoàn tất.
Trong báo cáo được đưa ra, EC cũng chỉ ra khả năng phục hồi ảm đạm của kinh tế là do khởi đầu “yếu” của năm 2012, bao gồm cả tình trạng khủng hoảng do nợ công nặng nề ở các quốc gia như Tây Ban Nha trong nửa đầu năm nay, tính bền vững của đồng euro và sự căng thẳng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở châu Âu. Cũng theo dự đoán này, Tây Ban Nha và I-ta-li-a được đánh giá là khó thoát khỏi tình trạng suy thoái cho đến trước năm 2015.
Tại Tây Ban Nha, GDP bị thu hẹp 1,4% trong năm 2012 và năm 2013 trước khi trở lại mức tăng trưởng 0,8% trong năm 2014; tại Hy Lạp, các nhà kinh tế dự báo, GDP của nước này sẽ giảm 6% trong năm 2012 và 4,2% vào năm 2013, trước khi trở lại mức tăng trưởng 0,6% trong năm 2014. Tại Đức, quốc gia có nền kinh tế khá ổn thì mức tăng trưởng được dự báo đạt 0,8% trong năm 2012 và năm 2013, đạt mức tăng trưởng cao nhất khối, và 2% vào năm 2014. Còn với Pháp, tăng trưởng trong năm 2012 là 0,2%, 0,4% năm 2013 và 1,2% vào năm 2014.
Mỹ La-tinh tiếp tục tăng trưởng nhưng chưa ổn định
Ngày 16-11-2012, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha lần thứ 22 diễn ra ở thành phố Ca-đích (Cadiz) của Tây Ban Nha, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo “Các triển vọng kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh năm 2013”, theo đó nhận định khá lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Theo báo cáo, sau gần một thập kỷ liên tục tăng tưởng, kinh tế khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2013. Trong báo cáo định kỳ 6 tháng/lần ra hồi cuối năm ngoái, WB cũng nêu rõ năm nay, nền kinh tế các nước Mỹ La-tinh sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo và đạt mức 3%.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định các nền kinh tế Mỹ La-tinh vẫn khó tránh khỏi nguy cơ mất ổn định và không bền vững do tác động của tình hình tài chính toàn cầu. Báo cáo nhấn mạnh bất kỳ rủi ro trong ngắn hạn nào cũng có thể giải quyết thông qua việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài chính linh hoạt. Mặt khác, các nền kinh tế Mỹ La-tinh cũng có thể tránh được nguy cơ cắt giảm một số hoạt động kinh tế bằng cách tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế.
Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ La-tinh có nguy cơ bị kìm hãm khi các cấu trúc tài chính quan trọng thay đổi do các thách thức về kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện nay, nguy cơ này, nếu xảy ra, có thể tác động tới giá nhiên liệu thô và tỷ giá hối đoái, gây cản trở tính cạnh tranh trên một số lĩnh vực.
Các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng, phần lớn các nước Mỹ La-tinh có thể kết hợp giữa tăng trưởng với giảm tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng. Theo báo cáo, với thị trường lao động năng động song tỷ lệ nghèo đói chiếm tới 30% dân số, các nước khu vực Mỹ La-tinh cần tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của đội ngũ giáo viên, đồng thời tiếp tục rót vốn vào các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng ở những nước này trong thời gian tới.
Châu Phi vẫn còn bất ổn
Ngân hàng Phát triển châu Phi (AFDB) cho biết, tăng trưởng kinh tế châu Phi năm 2012 ở mức 4,5% so với mức 3,4% của năm trước. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo, việc tăng giá ngũ cốc một cách đáng lo ngại trên diện rộng do hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở miền Trung Tây Mỹ sẽ tác động xấu tới những khu vực nghèo khó của thế giới, bao gồm cả lục địa châu Phi trong năm 2013.
Giá lương thực toàn cầu tăng sẽ siết chặt nhập khẩu thực phẩm của châu Phi, kết hợp với các cuộc khủng hoảng ở Eurozone cũng như sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến xuất khẩu dầu lửa và các loại hàng hóa khác của châu Phi. Theo chuyên gia Kinh tế học, Phó Chủ tịch AFDB M-thui-li N-cui-bơ (Mthuli Ncube), điều đó sẽ trở thành “cơn bão kép” nguy hiểm.
Cũng theo ông M-thui-li N-cui-bơ, trở ngại lớn nhất cho việc tạo công ăn việc làm là sự tồn tại của “nền kinh tế một mặt” ở châu Phi. Nền kinh tế này chỉ tập trung xuất khẩu dầu thô và nguyên liệu thay vì đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng thông qua chu trình khép kín như sản xuất, thương mại và chế biến nông sản… Với việc phục hồi dần dần các nền kinh tế Bắc Phi, mức tăng trưởng trung bình của châu Phi sẽ tăng lên 4,8% vào năm 2013. Điều bất ngờ lớn nhất là châu Phi - lục địa đen luôn nổi tiếng với vấn nạn nghèo đói, lại là lục địa có số lượng các quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.
Như vậy, năm cũ “ảm đạm” đã đi qua, năm mới mở ra nhiều triển vọng đã đến - một bức tranh kinh tế toàn cầu với những gam màu sáng - tối, khiến cho niềm hy vọng cùng những lo ngại đan xem. Tuy nhiên, đây có thể là bức tranh thực của nền kinh tế thế giới mà chúng ta cần phải đối mặt để tìm ra phương thức vươn lên./.
Một số điểm mới trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng  (14/02/2013)
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp  (13/02/2013)
Thực hiện nghiêm Công điện 231 của Thủ tướng Chính phủ  (13/02/2013)
Người Việt Nam ở nước ngoài đón Tết cổ truyền dân tộc  (13/02/2013)
Cà Mau: Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại bình thường  (13/02/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên