Hà Nội phấn đấu giảm 16.500 hộ nghèo trong 2013
Thực hiện chương trình giảm nghèo này, Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách người có công và hỗ trợ giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã ven sông và xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thành phố cũng đồng thời lồng ghép chương chình giảm nghèo với các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn.
Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội. Theo đó, thành phố hỗ trợ hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững bằng hình thức cho vay tín dụng ưu đãi, đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý với phí 0,3%/tháng; đề xuất nâng mức vay tối đa lên 20 - 30 triệu đồng/hộ.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thành viên của hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường. Hà Nội bảo đảm các thành viên của hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được vay vốn tại ngân hàng trên và thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông.
Thành phố cũng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo; thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông và các chính sách đảm bảo xã hội về y tế, trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp và tiền điện, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với các xã vùng dân tộc, miền núi khó khăn và xã, thôn đặc biệt khó khăn, thành phố hỗ trợ trực tiếp để mua sắm nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống với mức 150.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 2) và 200.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 3).
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết tính đến thời điểm tháng 1-2013, toàn thành phố Hà Nội có 59.365 hộ nghèo với 189.418 nhân khẩu, chiếm 3,6% tổng số hộ dân cư; trong đó, khu vực thành thị có 7.456 hộ nghèo (tỷ lệ 1,1%), khu vực nông thôn có 51.909 hộ nghèo (tỷ lệ 5,3%).
Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là quận Thanh Xuân 0,28%, cao nhất là huyện Ba Vì 9,79%. Có 3 phường, thị trấn không có hộ nghèo, đó là: Phú La (quận Hà Đông), Quảng An (quận Tây Hồ), thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); 2 xã có hộ nghèo từ 25% trở lên là An Phú (huyện Mỹ Đức), tỷ lệ 25,1% và xã Ba Vì (huyện Ba Vì), tỷ lệ 39,13%./.
Tân Ngoại trưởng Mỹ ưu tiên ngoại giao kinh tế  (30/01/2013)
Kon Tum sau 100 năm thành lập: Phát triển trong thế và lực mới  (30/01/2013)
Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam  (30/01/2013)
Để thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó  (30/01/2013)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay