Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2012
22:26, ngày 30-12-2012
TCCSĐT - Năm 2012 mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh... nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan, các lĩnh vực xã hội cơ bản phát triển ổn định. Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố khắc họa những nét tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2012.
I. Tăng trưởng kinh tế
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 6,4%; thuỷ sản tăng 4,5%.
a. Nông nghiệp
Cây lúa:
Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước; diện tích đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011.
Trong sản xuất lúa năm nay, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, diện tích tăng 27,6 nghìn ha và năng suất tăng 1,1 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn, diện tích đạt 2659,8 nghìn ha, tăng 70,3 nghìn ha (riêng diện tích lúa thu đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,3 nghìn ha); năng suất đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Sản lượng lúa mùa đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn, năng suất tăng 0,9 tạ/ha.
Cây công nghiệp lâu năm:
Diện tích chè ước tính đạt 115,8 nghìn ha, tăng 1,4% so với năm trước; sản lượng đạt 923,1 nghìn tấn, tăng 5%; cà phê diện tích đạt 574,2 nghìn ha, tăng 5,6%, sản lượng đạt 1.292,4 nghìn tấn, tăng 1,2%; cao su diện tích 505,8 nghìn ha, tăng 10%, sản lượng đạt 863,6 nghìn tấn, tăng 9,4%; hồ tiêu diện tích đạt 46,9 nghìn ha, tăng 4,2%, sản lượng đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6%.
Chăn nuôi:
Tại thời điểm 01-10-2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2.627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5.194,2 nghìn con, giảm 4,5% (bò sữa có 167 nghìn con, tăng 17%); đàn gia cầm có 308,5 triệu con, giảm 4,4% (gà 223,7 triệu con, giảm 3,86%). Sản lượng thịt hơi năm 2012 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu tăng 0,8%; sản lượng thịt bò tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn tăng 2%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%.
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung cả năm đạt 187 nghìn ha, bằng 88,2% năm 2011; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 169,5 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 34,8%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5.251 nghìn m3, tăng 11,9%, trong đó gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm trên 80%. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2012 là 3.225 ha, giảm 18% so với năm 2011, bao gồm: diện tích rừng bị cháy 2.091 ha, tăng 19,8%; diện tích rừng bị chặt, phá 1.134 ha, giảm 48,2%.
c. Thuỷ sản
Sản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5.732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011, trong đó cá đạt 4.343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7 nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1.059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước tính 3.110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2.402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.226 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2011. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2.622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2.418 nghìn tấn, tăng 4,8%.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12-2012 ước tính tăng 5,0% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 136,7%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 48,3%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 39,6%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 23,7%; sản xuất đường tăng 17,7%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 12,3%; khai thác dầu thô tăng 9,8%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,7%; sản xuất bia tăng 9,7%. Một số ngành có mức tăng khá là: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8%; sản xuất sợi tăng 8,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 7,9%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 7,9%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là: May trang phục tăng 2,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 2,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 0,3%; sản xuất vải dệt thoi giảm 0,8%; sản xuất giày, dép giảm 0,9%; sản xuất dây cáp, dây điện giảm 2,1%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 3,9%; sản xuất xi măng giảm 6%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 8,1%; khai thác và thu gom than cứng giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 14,6%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,6%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất đường tăng 112,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 34,2%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 29,2%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 23,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 21,7%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 10,7%; may trang phục tăng 7,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ mười một tháng tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sợi tăng 3,8%; sản xuất sắt, thép giảm 1,9%; sản xuất giày, dép giảm 2,2%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 9,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 16,7%; sản xuất xi măng giảm 17,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 18%; chế biến sữa và sản phẩm từ sữa giảm 18,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 20,6%; sản xuất dây, cáp điện giảm 38,3%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01-12-2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%; sản xuất dây, cáp điện tăng 56,8%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 42,1%; may trang phục tăng 41,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 40,8%; sản xuất xi măng tăng 30,6%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 28,6%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 9,2%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 7,1%; sản xuất giày, dép tăng 6,6%; sản xuất sợi tăng 1,4%; sản xuất vải dệt thoi tăng 1%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 5,4%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 7,5%; sản xuất thiết bị dẫn điện giảm 9,7%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 20,2%; sản xuất đường giảm 24%.
4. Hoạt động dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước tính tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%), trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 12,3% và giảm 1,2%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 84,8% và tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,9% và tăng 34,7%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp chiếm 77,1% tổng mức và tăng 15,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 11,8% và tăng 17,2%; dịch vụ chiếm 10,1% và tăng 19,6%; du lịch chiếm 1% và tăng 28,1%.
b. Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách năm 2012 ước tính tăng 12,2% về vận chuyển và tăng 9,5% về luân chuyển so với năm 2011, bao gồm: Vận tải Trung ương tăng 7,4% và tăng 6,5%; vận tải địa phương tăng 12,3% và tăng 10,1%. Vận tải hành khách đường bộ ước tính tăng 13,4% về vận chuyển và tăng 11,1% về luân chuyển so với năm trước; đường sông giảm 3,4% và giảm 3,7%; đường hàng không giảm 0,2% và tăng 7,6%; đường biển giảm 2,4% và giảm 1,5%; đường sắt tăng 2% và tăng 0,7%.
Vận tải hàng hóa năm 2012 ước tính tăng 9,5% về vận chuyển và giảm 8,7% về luân chuyển so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước tăng 10,4% và tăng 1,7%; vận tải ngoài nước giảm 12,4% và giảm 14,8%. Vận tải hàng hoá đường bộ tăng 11,5% về vận chuyển và tăng 8,7% về luân chuyển; đường sông tăng 6,8% và tăng 5,7%; đường biển giảm 14% và giảm 16%; đường sắt giảm 3,9% và giảm 3,4%.
c. Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2012 đạt 12,5 triệu thuê bao, tăng 5,5% so với năm trước, bao gồm: 16,5 nghìn thuê bao cố định, bằng 33,4% năm 2011 và 12,5 triệu thuê bao di động, tăng 5,8%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12-2012 ước tính đạt 136,6 triệu thuê bao, tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm: 14,9 triệu thuê bao cố định, giảm 2,9% và 121,7 triệu thuê bao di động, tăng 3,5%. Số thuê bao internet băng rộng ADSL phát triển mới trong năm 2012 là 355,6 nghìn thuê bao. Tính đến cuối tháng 12-2012, tổng số thuê bao internet băng rộng ADSL ước tính đạt 4,3 triệu thuê bao, tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2012 ước tính đạt 179,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011.
d. Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta năm 2012 ước tính đạt 6.647,7 nghìn lượt người, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4.170,9 nghìn lượt người, tăng 7,3%; đến vì công việc 1.166 nghìn lượt người, tăng 16,2%; thăm thân nhân đạt 1.150,9 nghìn lượt người, tăng 14,3%. Trong năm, khách đến nước ta từ Trung Quốc tăng 0,8%; Hàn Quốc tăng 30,7%; Nhật Bản tăng 19,7%; Hoa Kỳ tăng 0,9%; Đài Loan tăng 13,4%; Ma-lai-xi-a tăng 28,3%; Ôx-trây-li-a tăng 0,1%; Thái Lan tăng 24,2%; Pháp tăng 3,9%; Xin-ga-po tăng 13,8%; Liên bang Nga tăng 71,5%; Anh tăng 9%; Lào tăng 27,2%.
II. Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
1. Chỉ số giá
a. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12-2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12-2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28% (lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% (dịch vụ y tế tăng 0,03%); giáo dục tăng 0,09% (dịch vụ giáo dục tăng 0,05%); giao thông giảm 0,43%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường. Cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm(1), điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy).
Về nhóm hàng, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung. Trong khi đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.
b. Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng 3,91% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 1,05%; hàng lâm nghiệp tăng 14,26%; hàng thủy sản tăng 13,78%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 9,32% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 19,10%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 7,1%; điện và phân phối điện tăng 9,9%; nước tăng 14,45%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm 2011. Chỉ số giá cước vận tải năm 2012 tăng 13,2% so với năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2012 giảm 0,54% so với năm trước. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm 2012 giảm 0,33% so với năm trước.
2. Xây dựng, đầu tư phát triển
a. Hoạt động xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 720,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài Nhà nước 583,2 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,1 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%.
b. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%. Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 205 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011, gồm: vốn Trung ương quản lý đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%; vốn địa phương quản lý đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9%.
3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
a. Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng 18,9%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp.
Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng 25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; giá cà phê giảm 6,2%; giá hạt điều giảm 15%; giá gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm sứ tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt may tăng 7,1%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, ước tính tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao là: Điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu; giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%, tiếp đến là Hoa Kỳ 19,6 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 17,1%; ASEAN 17,3 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm 15,1%; Nhật Bản 13,1 tỷ USD, tăng 21,4% và chiếm 11,4%; Trung Quốc 12,2 tỷ USD, tăng 10% và chiếm 10,7%.
b. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 13% so với năm 2011. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.
Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng thấp hoặc giảm cả về lượng và trị giá như: Hóa chất 2,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm hóa chất đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2,9%; xăng dầu 8,9 tỷ USD, giảm 10%; phân bón 1,6 tỷ USD, giảm 7,9%; sắt thép 6 tỷ USD, giảm 7%; kim loại thường 2,7 tỷ USD, giảm 1,1%; sợi dệt 1,4 tỷ USD, giảm 9%; bông 875 triệu USD, giảm 16,9%. Thực trạng trên phản ánh nhu cầu của đầu tư và tiêu dùng trong nước thấp. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một số mặt hàng có năng lực sản xuất trong nước cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau quả tăng 14%; giấy tăng 8,9%. Nhập khẩu ô tô năm nay ước tính đạt 2,1 tỷ USD, giảm 32,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 605 triệu USD, giảm 41,2%, mức giảm mạnh do chính sách hạn chế phương tiện ô tô của Nhà nước cũng như doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 10,2%; EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm 7,7%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,7% và chiếm 4,1%.
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.
c. Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
III. Một số vấn đề xã hội
1. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%.
Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1.000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
2. Đời sống dân cư
Tính chung cả năm 2012, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1.911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011, thấp hơn mức giảm 1,6% của năm 2011 so với năm 2010.
3. Giáo dục, đào tạo
Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 03 tỉnh/thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả nước có 215 trường đại học, trong đó 187 trường công lập; 204 trường cao đẳng, trong đó 150 trường công lập; 295 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh. Cả nước có 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người.
4. Tình hình dịch bệnh
Trong năm 2012, cả nước có 81,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (67 trường hợp tử vong); 816 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (18 trường hợp tử vong); 614 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 125 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu (5 trường hợp tử vong); 151,1 nghìn người mắc dịch tay chân miệng, tăng 41,3% so với năm 2011 (45 trường hợp tử vong, giảm 72,4%).
5. Hoạt động thể thao
Tại một số giải thể thao quốc tế được tổ chức trong năm qua, các vận động viên thể thao quần chúng nước ta giành được 5 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng tại giải Cử tạ thế giới; 27 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 16 huy chương đồng tại Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á tại Indonesia và xếp thứ 4 trong tổng số 7 đoàn tham gia.
Trong hoạt động thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao tổ chức thành công 207 giải thể thao trong nước và quốc tế; tham dự 190 giải quốc tế và cử 31 đội tuyển và cá nhân đi tập huấn, đào tạo tại nước ngoài. Tại các giải thể thao quốc tế năm 2012, đoàn thể thao Việt Nam đạt được 271 huy chương vàng, 234 huy chương bạc và 154 huy chương đồng.
6. Tai nạn giao thông
Tính từ 16-12-2011 đến 15-12-2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. So với năm 2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 6,4%; thuỷ sản tăng 4,5%.
a. Nông nghiệp
Cây lúa:
Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước; diện tích đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011.
Trong sản xuất lúa năm nay, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, diện tích tăng 27,6 nghìn ha và năng suất tăng 1,1 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn, diện tích đạt 2659,8 nghìn ha, tăng 70,3 nghìn ha (riêng diện tích lúa thu đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,3 nghìn ha); năng suất đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Sản lượng lúa mùa đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn, năng suất tăng 0,9 tạ/ha.
Cây công nghiệp lâu năm:
Diện tích chè ước tính đạt 115,8 nghìn ha, tăng 1,4% so với năm trước; sản lượng đạt 923,1 nghìn tấn, tăng 5%; cà phê diện tích đạt 574,2 nghìn ha, tăng 5,6%, sản lượng đạt 1.292,4 nghìn tấn, tăng 1,2%; cao su diện tích 505,8 nghìn ha, tăng 10%, sản lượng đạt 863,6 nghìn tấn, tăng 9,4%; hồ tiêu diện tích đạt 46,9 nghìn ha, tăng 4,2%, sản lượng đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6%.
Chăn nuôi:
Tại thời điểm 01-10-2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2.627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5.194,2 nghìn con, giảm 4,5% (bò sữa có 167 nghìn con, tăng 17%); đàn gia cầm có 308,5 triệu con, giảm 4,4% (gà 223,7 triệu con, giảm 3,86%). Sản lượng thịt hơi năm 2012 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu tăng 0,8%; sản lượng thịt bò tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn tăng 2%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%.
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung cả năm đạt 187 nghìn ha, bằng 88,2% năm 2011; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 169,5 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 34,8%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5.251 nghìn m3, tăng 11,9%, trong đó gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm trên 80%. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2012 là 3.225 ha, giảm 18% so với năm 2011, bao gồm: diện tích rừng bị cháy 2.091 ha, tăng 19,8%; diện tích rừng bị chặt, phá 1.134 ha, giảm 48,2%.
c. Thuỷ sản
Sản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5.732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011, trong đó cá đạt 4.343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7 nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1.059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước tính 3.110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2.402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.226 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2011. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2.622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2.418 nghìn tấn, tăng 4,8%.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12-2012 ước tính tăng 5,0% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 136,7%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 48,3%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 39,6%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 23,7%; sản xuất đường tăng 17,7%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 12,3%; khai thác dầu thô tăng 9,8%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,7%; sản xuất bia tăng 9,7%. Một số ngành có mức tăng khá là: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8%; sản xuất sợi tăng 8,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 7,9%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 7,9%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là: May trang phục tăng 2,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 2,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 0,3%; sản xuất vải dệt thoi giảm 0,8%; sản xuất giày, dép giảm 0,9%; sản xuất dây cáp, dây điện giảm 2,1%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 3,9%; sản xuất xi măng giảm 6%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 8,1%; khai thác và thu gom than cứng giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 14,6%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,6%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất đường tăng 112,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 34,2%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 29,2%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 23,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 21,7%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 10,7%; may trang phục tăng 7,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ mười một tháng tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sợi tăng 3,8%; sản xuất sắt, thép giảm 1,9%; sản xuất giày, dép giảm 2,2%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 9,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 16,7%; sản xuất xi măng giảm 17,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 18%; chế biến sữa và sản phẩm từ sữa giảm 18,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 20,6%; sản xuất dây, cáp điện giảm 38,3%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01-12-2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%; sản xuất dây, cáp điện tăng 56,8%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 42,1%; may trang phục tăng 41,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 40,8%; sản xuất xi măng tăng 30,6%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 28,6%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 9,2%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 7,1%; sản xuất giày, dép tăng 6,6%; sản xuất sợi tăng 1,4%; sản xuất vải dệt thoi tăng 1%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 5,4%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 7,5%; sản xuất thiết bị dẫn điện giảm 9,7%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 20,2%; sản xuất đường giảm 24%.
4. Hoạt động dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước tính tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%), trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 12,3% và giảm 1,2%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 84,8% và tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,9% và tăng 34,7%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp chiếm 77,1% tổng mức và tăng 15,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 11,8% và tăng 17,2%; dịch vụ chiếm 10,1% và tăng 19,6%; du lịch chiếm 1% và tăng 28,1%.
b. Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách năm 2012 ước tính tăng 12,2% về vận chuyển và tăng 9,5% về luân chuyển so với năm 2011, bao gồm: Vận tải Trung ương tăng 7,4% và tăng 6,5%; vận tải địa phương tăng 12,3% và tăng 10,1%. Vận tải hành khách đường bộ ước tính tăng 13,4% về vận chuyển và tăng 11,1% về luân chuyển so với năm trước; đường sông giảm 3,4% và giảm 3,7%; đường hàng không giảm 0,2% và tăng 7,6%; đường biển giảm 2,4% và giảm 1,5%; đường sắt tăng 2% và tăng 0,7%.
Vận tải hàng hóa năm 2012 ước tính tăng 9,5% về vận chuyển và giảm 8,7% về luân chuyển so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước tăng 10,4% và tăng 1,7%; vận tải ngoài nước giảm 12,4% và giảm 14,8%. Vận tải hàng hoá đường bộ tăng 11,5% về vận chuyển và tăng 8,7% về luân chuyển; đường sông tăng 6,8% và tăng 5,7%; đường biển giảm 14% và giảm 16%; đường sắt giảm 3,9% và giảm 3,4%.
c. Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2012 đạt 12,5 triệu thuê bao, tăng 5,5% so với năm trước, bao gồm: 16,5 nghìn thuê bao cố định, bằng 33,4% năm 2011 và 12,5 triệu thuê bao di động, tăng 5,8%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12-2012 ước tính đạt 136,6 triệu thuê bao, tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm: 14,9 triệu thuê bao cố định, giảm 2,9% và 121,7 triệu thuê bao di động, tăng 3,5%. Số thuê bao internet băng rộng ADSL phát triển mới trong năm 2012 là 355,6 nghìn thuê bao. Tính đến cuối tháng 12-2012, tổng số thuê bao internet băng rộng ADSL ước tính đạt 4,3 triệu thuê bao, tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2012 ước tính đạt 179,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011.
d. Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta năm 2012 ước tính đạt 6.647,7 nghìn lượt người, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4.170,9 nghìn lượt người, tăng 7,3%; đến vì công việc 1.166 nghìn lượt người, tăng 16,2%; thăm thân nhân đạt 1.150,9 nghìn lượt người, tăng 14,3%. Trong năm, khách đến nước ta từ Trung Quốc tăng 0,8%; Hàn Quốc tăng 30,7%; Nhật Bản tăng 19,7%; Hoa Kỳ tăng 0,9%; Đài Loan tăng 13,4%; Ma-lai-xi-a tăng 28,3%; Ôx-trây-li-a tăng 0,1%; Thái Lan tăng 24,2%; Pháp tăng 3,9%; Xin-ga-po tăng 13,8%; Liên bang Nga tăng 71,5%; Anh tăng 9%; Lào tăng 27,2%.
II. Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
1. Chỉ số giá
a. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12-2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12-2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28% (lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% (dịch vụ y tế tăng 0,03%); giáo dục tăng 0,09% (dịch vụ giáo dục tăng 0,05%); giao thông giảm 0,43%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường. Cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm(1), điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy).
Về nhóm hàng, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung. Trong khi đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.
b. Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng 3,91% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 1,05%; hàng lâm nghiệp tăng 14,26%; hàng thủy sản tăng 13,78%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 9,32% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 19,10%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 7,1%; điện và phân phối điện tăng 9,9%; nước tăng 14,45%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm 2011. Chỉ số giá cước vận tải năm 2012 tăng 13,2% so với năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2012 giảm 0,54% so với năm trước. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm 2012 giảm 0,33% so với năm trước.
2. Xây dựng, đầu tư phát triển
a. Hoạt động xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 720,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài Nhà nước 583,2 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,1 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%.
b. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%. Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 205 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011, gồm: vốn Trung ương quản lý đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%; vốn địa phương quản lý đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9%.
3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
a. Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng 18,9%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp.
Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng 25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; giá cà phê giảm 6,2%; giá hạt điều giảm 15%; giá gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm sứ tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt may tăng 7,1%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, ước tính tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao là: Điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu; giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%, tiếp đến là Hoa Kỳ 19,6 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 17,1%; ASEAN 17,3 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm 15,1%; Nhật Bản 13,1 tỷ USD, tăng 21,4% và chiếm 11,4%; Trung Quốc 12,2 tỷ USD, tăng 10% và chiếm 10,7%.
b. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 13% so với năm 2011. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.
Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng thấp hoặc giảm cả về lượng và trị giá như: Hóa chất 2,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm hóa chất đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2,9%; xăng dầu 8,9 tỷ USD, giảm 10%; phân bón 1,6 tỷ USD, giảm 7,9%; sắt thép 6 tỷ USD, giảm 7%; kim loại thường 2,7 tỷ USD, giảm 1,1%; sợi dệt 1,4 tỷ USD, giảm 9%; bông 875 triệu USD, giảm 16,9%. Thực trạng trên phản ánh nhu cầu của đầu tư và tiêu dùng trong nước thấp. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một số mặt hàng có năng lực sản xuất trong nước cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau quả tăng 14%; giấy tăng 8,9%. Nhập khẩu ô tô năm nay ước tính đạt 2,1 tỷ USD, giảm 32,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 605 triệu USD, giảm 41,2%, mức giảm mạnh do chính sách hạn chế phương tiện ô tô của Nhà nước cũng như doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 10,2%; EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm 7,7%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,7% và chiếm 4,1%.
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.
c. Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
III. Một số vấn đề xã hội
1. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%.
Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1.000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
2. Đời sống dân cư
Tính chung cả năm 2012, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1.911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011, thấp hơn mức giảm 1,6% của năm 2011 so với năm 2010.
3. Giáo dục, đào tạo
Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 03 tỉnh/thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả nước có 215 trường đại học, trong đó 187 trường công lập; 204 trường cao đẳng, trong đó 150 trường công lập; 295 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh. Cả nước có 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người.
4. Tình hình dịch bệnh
Trong năm 2012, cả nước có 81,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (67 trường hợp tử vong); 816 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (18 trường hợp tử vong); 614 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 125 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu (5 trường hợp tử vong); 151,1 nghìn người mắc dịch tay chân miệng, tăng 41,3% so với năm 2011 (45 trường hợp tử vong, giảm 72,4%).
5. Hoạt động thể thao
Tại một số giải thể thao quốc tế được tổ chức trong năm qua, các vận động viên thể thao quần chúng nước ta giành được 5 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng tại giải Cử tạ thế giới; 27 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 16 huy chương đồng tại Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á tại Indonesia và xếp thứ 4 trong tổng số 7 đoàn tham gia.
Trong hoạt động thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao tổ chức thành công 207 giải thể thao trong nước và quốc tế; tham dự 190 giải quốc tế và cử 31 đội tuyển và cá nhân đi tập huấn, đào tạo tại nước ngoài. Tại các giải thể thao quốc tế năm 2012, đoàn thể thao Việt Nam đạt được 271 huy chương vàng, 234 huy chương bạc và 154 huy chương đồng.
6. Tai nạn giao thông
Tính từ 16-12-2011 đến 15-12-2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. So với năm 2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.
7. Thiệt hại do thiên tai
Theo báo cáo, thiên tai xảy ra trong năm 2012 đã làm hơn 700 người chết, mất tích và bị thương; hơn 100 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 80 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; gần 300 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2012 ước tính trên 7 nghìn tỷ đồng, trong đó Thái Bình thiệt hại khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng giá trị thiệt hại của cả nước. Theo báo cáo sơ bộ, tổng số tiền mặt cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai trong năm là gần 8,3 tỷ đồng./.
Bức tranh kinh tế Âu - Á năm 2013  (30/12/2012)
Tổng thống Mỹ hối thúc hành động khẩn cấp tránh "vách đá tài chính"  (30/12/2012)
Trao quyết định thăng hàm Đại tướng cho đồng chí Trần Đại Quang  (30/12/2012)
Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế  (30/12/2012)
Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế  (30/12/2012)
Việt Nam hợp tác tích cực với Pháp và các nước đối tác  (30/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay