Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Nga tại châu Á
Tại cuộc họp báo, Đại sứ Andrey G. Kovtun đã điểm lại mối quan hệ đoàn kết, hợp tác truyền thống từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia quân sự xô viết trong xây dựng hệ thống phòng không hiện đại bốn thập kỷ trước đây. Đại sứ thông báo lễ kỷ niệm trọng thể vào ngày 29-12 có sự tham dự của Tư lệnh các lực lượng không quân Liên bang Nga, Trung tướng V.N Bondarev.
Đại sứ Andrey G. Kovtun cho biết mối quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam tiếp tục được củng cố và phát triển, bao trùm ngày càng nhiều lĩnh vực và phương hướng hợp tác mới. Năm 2012 hai nước đã triển khai nhiều thỏa thuận quy mô lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ đối thoại chính trị Nga - Việt khẳng định quyết tâm của hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ song phương.
Bên cạnh các chuyến thăm lãnh đạo cấp cao hai nước, sự tăng cường hợp tác các bộ, ngành, hợp tác kinh tế thương mại đã đạt được những kết quả khả quan. Kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương từ tháng 1-10 năm nay đạt 3,11 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, Nga xuất khẩu đạt 1,23 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa Việt Nam là 1,88 tỷ USD. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế giữa hai nước vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Hai bên cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa để đạt mức 7 tỷ USD vào năm 2015.
Bên cạnh đó, hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh như năng lượng, viễn thông, văn hóa - giáo dục, du lịch, hợp tác khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Liên bang Nga đang phát triển theo chiều hướng sâu rộng...
Đại sứ chia sẻ, đầu năm 2013 bắt đầu quá trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan và Việt Nam. Nga đề xuất tiếp cận một cách rộng hơn và tổng hợp hơn đối với soạn thảo văn kiện hiệp định này, không chỉ bao gồm lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn cả lĩnh vực dịch vụ và đầu tư...
Đại sứ Andrey G. Kovtun nhấn mạnh rằng sự phát triển các mối quan hệ với Việt Nam vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga tại châu Á và nó đáp ứng các lợi ích của hai dân tộc, có lợi cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung./.
Thủ tướng hai nước Việt Nam, Nhật Bản điện đàm  (28/12/2012)
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố danh mục sản phẩm quốc gia  (28/12/2012)
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có thật và nguy hiểm khôn lường*  (28/12/2012)
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có thật và nguy hiểm khôn lường*  (28/12/2012)
Thế giới năm 2012: Từ góc nhìn an ninh biển  (28/12/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên