Mốc mới trong nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc ở Việt Nam
22:53, ngày 26-12-2012
Ngày 26-12, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã ký Thỏa thuận về việc xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc, ghi dấu cột mốc mới trong nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc ở Việt Nam.
Với việc xây dựng Ngôi nhà chung, các tổ chức Liên hợp quốc ở Việt Nam sẽ được cùng làm việc trong một tòa nhà để tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc ở Việt Nam.
Theo Thỏa thuận được ký kết, tòa nhà hiện tại ở 304 phố Kim Mã, Hà Nội sẽ được cải tạo, nâng cấp thành một tòa nhà thân thiện với môi trường cho Liên hợp quốc ở Việt Nam. Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc sẽ tạo thuận lợi cho việc phối kết hợp và tăng cường gắn kết giữa các tổ chức Liên hợp quốc. Tòa nhà mới này sẽ sử dụng năng lượng và nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái.
Tòa nhà sẽ là trụ sở chung của tất cả nhân viên Liên hợp quốc hiện đang làm việc rải rác tại hơn 10 địa điểm ở Hà Nội. Tòa nhà sẽ giúp Liên hợp quốc tăng cường hiệu quả của các dịch vụ hành chính và tiết kiệm khá lớn chi phí hoạt động.
Dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc là một nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các nước tài trợ và Liên hợp quốc ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đóng góp mặt bằng có giá trị lớn cùng tòa nhà và các công trình hiện tại, đồng thời miễn tiền thuê nhà trong 10 năm đầu cho các tổ chức Liên hợp quốc. Các nhà tài trợ song phương như Úc, Phần Lan, Ai len, Niu Di Lân, Na Uy, Ả rập Xê út, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã tài trợ một phần tương đối lớn chi phí xây dựng cùng với sự đóng góp của các tổ chức Liên hợp quốc.
Tại buổi lễ ký kết Thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh: Việc ký Biên bản ghi nhớ hôm nay một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”.
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các nước tài trợ đã luôn ủng hộ dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc. Bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ to lớn về tài chính và vật chất khác của các đối tác, việc ký kết Thỏa thuận để triển khai xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc đã không thể diễn ra.
Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy nỗ lực “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc tại Việt Nam và sẽ giúp Liên hợp quốc xây dựng một tập thể mạnh để có thể hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc phát triển của Việt Nam. Với những tính năng thân thiện với môi trường, Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc là cam kết của Liên hợp quốc đóng góp bảo đảm bền vững về môi trường./.
Theo Thỏa thuận được ký kết, tòa nhà hiện tại ở 304 phố Kim Mã, Hà Nội sẽ được cải tạo, nâng cấp thành một tòa nhà thân thiện với môi trường cho Liên hợp quốc ở Việt Nam. Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc sẽ tạo thuận lợi cho việc phối kết hợp và tăng cường gắn kết giữa các tổ chức Liên hợp quốc. Tòa nhà mới này sẽ sử dụng năng lượng và nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái.
Tòa nhà sẽ là trụ sở chung của tất cả nhân viên Liên hợp quốc hiện đang làm việc rải rác tại hơn 10 địa điểm ở Hà Nội. Tòa nhà sẽ giúp Liên hợp quốc tăng cường hiệu quả của các dịch vụ hành chính và tiết kiệm khá lớn chi phí hoạt động.
Dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc là một nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các nước tài trợ và Liên hợp quốc ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đóng góp mặt bằng có giá trị lớn cùng tòa nhà và các công trình hiện tại, đồng thời miễn tiền thuê nhà trong 10 năm đầu cho các tổ chức Liên hợp quốc. Các nhà tài trợ song phương như Úc, Phần Lan, Ai len, Niu Di Lân, Na Uy, Ả rập Xê út, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã tài trợ một phần tương đối lớn chi phí xây dựng cùng với sự đóng góp của các tổ chức Liên hợp quốc.
Tại buổi lễ ký kết Thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh: Việc ký Biên bản ghi nhớ hôm nay một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”.
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các nước tài trợ đã luôn ủng hộ dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc. Bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ to lớn về tài chính và vật chất khác của các đối tác, việc ký kết Thỏa thuận để triển khai xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc đã không thể diễn ra.
Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy nỗ lực “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc tại Việt Nam và sẽ giúp Liên hợp quốc xây dựng một tập thể mạnh để có thể hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc phát triển của Việt Nam. Với những tính năng thân thiện với môi trường, Ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc là cam kết của Liên hợp quốc đóng góp bảo đảm bền vững về môi trường./.
Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X  (26/12/2012)
Điện mừng Thủ tướng Nội các, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản  (26/12/2012)
Kỷ niệm 10 năm ngày Báo Bảo vệ Pháp luật ra số đầu tiên  (26/12/2012)
Năm 2013 phải ưu tiên tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô  (26/12/2012)
Hà Nội: Tưởng niệm các nạn nhân bị bom Mỹ sát hại ở Khâm Thiên  (26/12/2012)
Kết luận thanh tra công chức, viên chức phải được công khai  (26/12/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên