Kết luận thanh tra công chức, viên chức phải được công khai
Thông tư này quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra (bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra) và nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.
Thông tư này áp dụng đối với Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ và Chánh Thanh tra Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong lĩnh vực tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; đối tượng thanh tra và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Theo quy định, trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá những thông tin thu thập được; xác định vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; những nội dung cần tập trung xem xét, đánh giá trong quá trình thanh tra.
Nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức bao gồm: Thanh tra căn cứ pháp lý của việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; việc tuyển dụng công chức (bao gồm thi tuyển công chức, xét tuyển công chức; xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên…); việc bố trí, phân công công tác đối với công chức; việc chuyển ngạch, nâng ngạch và tiêu chuẩn ngạch công chức; việc thực hiện quy định về những việc công chức không được làm…
Quy định nêu rõ, kết luận thanh tra được công khai theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22-9-2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Theo đó, việc công khai kết luận thanh tra có thể công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01-02-2013./.
Nhật Bản: Chủ tịch LDP Sindô Abê được bầu làm Thủ tướng  (26/12/2012)
Cấp gần 30.000 ha đất cho đồng bào dân tộc thiểu số  (26/12/2012)
Khách quốc tế tới Việt Nam tăng 9,5% so với năm ngoái  (26/12/2012)
Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 48,5 triệu tấn  (26/12/2012)
Khánh thành Nhà máy Phân bón quốc tế Năm Sao ở Campuchia  (26/12/2012)
Tổng thống Myanmar đề xuất cải cách hành chính  (26/12/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên