Doanh nghiệp Việt Nam 2012: Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi giảm, thua lỗ tăng
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-8-2012, cả nước đã có 46.054 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 320.801 tỷ đồng, giảm 11,5% về số lượng DN và tăng 2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Cũng đến thời điểm này, tổng số DN đã dừng hoạt động và giải thể là 35.483 DN. Trong đó có 5.897 DN giải thể và 29.586 DN dừng hoạt động, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2011.
So với một số giai đoạn khó khăn của Nhật Bản (những năm 1990, đầu những năm 2000), thì tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường ở nước ta vẫn chưa đến mức báo động. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kém khả quan, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn tới dừng hoạt động, giải thể, phá sản đang có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nước ta trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của biến động kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp hội viên của các hiệp hội đều phản ánh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các khó khăn chính bao gồm:
Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói khó khăn lớn nhất mà các DN vừa và nhỏ đang phải đối mặt là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khả năng tài chính của bản thân các doanh nghiệp vốn đã không cao, thêm vào đó, rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Ngay cả khi đã tiếp cận được, thì lãi suất ngân hàng vẫn còn cao, thời hạn cho vay ngắn, nên doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương lao động. Hiện nay lãi suất cho vay, tuy qua nhiều lần điều chỉnh theo hướng giảm nhưng cũng vẫn xoay quanh mức 12% - 13%/năm.
Giá nguyên liệu biến động liên tục
Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Một đặc điểm cơ bản của các DN sản xuất Việt Nam là tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, dẫn đến tình trạng nhập khẩu nguyên liệu cao và bị phụ thuộc vào những nguồn nhập khẩu này. Ví dụ, các DN sản xuất dây và cáp điện, DN cơ khí điện bị giảm sản lượng do giá nhập nguyên liệu như đồng, nhôm, kẽm,… tăng mạnh; các DN ngành hàng điện tử cũng bị phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu, linh kiện nhập khẩu.
Kinh doanh kém hiệu quả, tồn kho lớn
Báo cáo từ các hiệp hội cho thấy, tồn kho lớn tập trung chủ yếu ở các ngành như: bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản,… kéo theo tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn. Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội bất động sản Việt Nam phải đối mặt với các tình huống khó khăn: các khoản vay lớn của ngân hàng sắp đến hạn trả nhưng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh, tồn đọng hàng hóa nhiều (bất động sản, vật liệu xây dựng, hàng hóa nội thất…). Một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Rau quả Việt Nam phải chuyển đổi sản xuất do bị thua lỗ kéo dài.
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng mạnh do thu nhập của đại bộ phận người dân giảm so với sự gia tăng về giá cả. Mặc dù chưa thực hiện thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, nhưng chủ trương này cũng có ảnh hưởng phần nào tới các DN sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ ô tô ở Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp
Hầu hết các thị trường truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp dẫn đến kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút. Những thị trường mới mở chủ yếu phục vụ các hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu tính ổn định. Đáng lưu ý là trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước là từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý phải kể đến tình trạng của các doanh nghiệp bất động sản. Với diễn biến của thị trường bất động sản như thời gian vừa qua, nguồn lực của các doanh nghiệp bất động sản bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn nguy cơ vỡ nợ càng cao và có rất nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản hoặc “án binh bất động”. Một số ngành nghề khác có liên quan đến thị trường bất động sản như xi măng, sắt thép, trang thiết bị nội thất… cũng bị ảnh hưởng nặng nề, kéo theo một lực lượng lớn lao động không có việc làm./.
Tăng cường xây dựng Đảng trong lực lượng Công an nhân dân  (11/12/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp Ban Cải cách Tư pháp Trung ương lần 8  (11/12/2012)
Mô hình giáo dục sau năm 2015 sẽ nhiều khác biệt?  (11/12/2012)
Hội Chữ thập đỏ cần nâng cao chất lượng hoạt động  (11/12/2012)
Liên minh châu Âu EU nhận giải Nobel Hòa bình  (11/12/2012)
ASEAN lập hệ thống hậu cần ứng phó với thiên tai  (11/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay