Việt Nam đóng góp tích cực trong hợp tác chống cướp biển
22:55, ngày 21-11-2012
Ngày 19-11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở bàn về nạn cướp biển - một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Tham dự phiên họp có đại diện 41 nước trên thế giới và một số tổ chức khu vực và quốc tế. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc dẫn đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, đông đảo đại diện các nước đều nhất trí cho rằng cướp biển là nguy cơ lớn đối với vận tải biển, thương mại quốc tế và an ninh, ổn định tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại vùng biển ngoài khơi Xô-ma-lia (Somalia) và Vịnh Ghi-nê (Guinea).
Vấn nạn này đòi hỏi quốc tế cần tăng cường phối hợp hành động, trong đó có việc giải quyết các vấn đề liên quan như xây dựng cơ sở pháp lý, đảm bảo an toàn cho thủy thủ cũng như xây dựng năng lực cho các nước có nhiều cướp biển hoạt động… Các nước cũng đánh giá cao nỗ lực của Liên hợp quốc và một số cơ chế trong việc phòng chống nạn cướp biển.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh cướp biển là quan tâm chung của nhiều nước và các tổ chức tại nhiều khu vực; hoan nghênh nỗ lực của các nước và Liên hợp quốc trong đấu tranh chống cướp biển; đồng thời cho rằng các bài học thành công cần được chia sẻ và nhân rộng.
Đại sứ nêu rõ Việt Nam đã đóng góp tích cực trong hợp tác khu vực, đặc biệt là trong khuôn khổ Hiệp định khu vực châu Á về chống cướp biển và cướp vũ trang, chia sẻ cơ chế pháp lý và chính sách Việt Nam đã xây dựng trong lĩnh vực này.
Đại sứ khẳng định Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các đối tác quốc tế trong tương lai.
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề chống cướp biển một cách toàn diện ở cấp độ toàn cầu, trong bối cảnh các vụ tấn công xảy ra ngày một nhiều hơn trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Hội đồng Bảo an tập trung xây dựng cơ chế xử lý vấn đề tại hai "điểm nóng" về cướp biển là vùng biển Somalia và Vịnh Guinea. Đã có một vài trường hợp; trong đó một số thủy thủ Việt Nam bị bắt làm con tin, song đều đã được đoàn tụ với gia đình./.
Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam  (21/11/2012)
Việt Nam đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông  (21/11/2012)
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,22% so với tháng 10  (21/11/2012)
Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai và thông qua Luật Thủ đô  (21/11/2012)
Những sự kiện cải cách hành chính đáng chú ý tháng 11-2012  (21/11/2012)
Lời chúc  (21/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay