Tăng cường đoàn kết ASEAN vì cộng đồng hài hòa
Với chủ đề “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hài hòa và an ninh,” ADMM Retreat tập trung đánh giá và khẳng định lại những nỗ lực tập thể của ASEAN trong năm vừa qua trong lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng.
Hội nghị bàn thảo về các vấn đề quốc phòng, an ninh của mỗi nước cũng như các thách thức mà các nước và khu vực đang phải đương đầu, cũng như các giải pháp tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực quốc phòng nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tia Banh đánh giá, kết quả hợp tác thiết thực và hữu ích giữa các lực lượng quốc phòng ASEAN thời gian qua thể hiện rõ tinh thần “An ninh của bạn là an ninh của tôi,” và ngược lại, “An ninh của tôi là an ninh của bạn,” nhằm thúc đẩy mục tiêu thành lập một Cộng đồng An ninh ASEAN vào năm 2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định rằng trên thực tế không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết tất cả những vấn đề an ninh. Vai trò kiến tạo an ninh khu vực của ASEAN đang ngày càng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Các vấn đề an ninh vẫn là yếu tố cốt lõi trong tăng cường và duy trì ổn định khu vực và thế giới. Để chia sẻ và gánh vác trách nhiệm này, cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nỗ lực hết mình nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và khái niệm được thông qua.
Các nhà lãnh đạo quốc phòng ASEAN điểm lại những kết quả cụ thể đạt được trong năm 2012 trên lĩnh vực hợp tác - an ninh quốc phòng nội khối ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các đối tác trong khu vực và thế giới.
Trước hết là việc ASEAN nhất trí tăng tần suất tổ chức cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) từ 3 năm một lần lên hai năm một lần, nhằm thúc đẩy trao đổi quan điểm và sáng kiến về những vấn đề an ninh, quốc phòng và chiến lược. Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng thảo luận và thông qua Tuyên bố chung về “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”.
Những người đứng đầu lực lượng quốc phòng ASEAN xem xét và thông qua Dự thảo Khái niệm do nước chủ nhà Campuchia đưa ra về một Khu vực ASEAN không có nội chiến. Hội nghị cũng khẳng định lại sự ủng hộ dành cho Bộ Quốc phòng Brunei Darussalam trên cương vị chủ nhà của các hội nghị quốc phòng an ninh ASEAN và khu vực năm 2013. Lễ chuyển giao vai trò đăng cai các Hội nghị quốc phòng ASEAN cho Brunei, nước chủ tịch ASEAN trong năm 2013 cũng được tổ chức.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh tham dự Hội nghị lần này.
Dự kiến, trong chương trình Hội nghị, chiều 16-11, sẽ diễn ra cuộc gặp tham vấn giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở thăm Campuchia./.
Gia nhập WTO: Lào đứng trước vận hội và thách thức lớn  (16/11/2012)
Công tác bồi dưỡng bí thư đảng ủy xã, thị trấn ở Từ Liêm, Hà Nội  (16/11/2012)
Phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam  (16/11/2012)
Kinh tế châu Âu suy thoái lần thứ hai  (16/11/2012)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay