Cuộc “so găng” lần cuối giữa Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng cử viên Mít Rôm-ni
06:04, ngày 26-10-2012
TCCSĐT - Sáng 23-10-2012 (theo giờ Việt Nam), cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ 3 trên truyền hình và cũng là cuộc tranh luận cuối cùng giữa các ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và Mít Rôm-ni trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống chính thức vào ngày 6-11-2012 đã diễn ra. Trong cuộc “so găng” lần cuối, đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã nới rộng khoảng cách giữa hai ứng cử viên và vượt lên trước.
Hai ứng cử viên chuẩn bị lên “võ đài”
Sau trận thắng mở đầu của ứng cử viên Mít Rôm-ni, tiếp đến là màn "gỡ điểm" của đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong cuộc tranh luận trực tiếp lần hai diễn ra hôm 16-10-2012, cả hai ứng cử viên đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc “so găng” lần cuối sẽ diễn ra tại bang Phlo-ri-đa (Florida) vào tối 22-10-2012 (giờ địa phương).
Ngay từ tối 19-10-2012, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã đến trại Đa-vít (Camp David) và bỏ ra 3 ngày liền để chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối. Trong khi đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni cũng đã có mặt tại bang Phlo-ri-đa cùng nhóm vận động tranh cử, nơi ứng cử viên của đảng Cộng hòa chọn để tiếp xúc cử tri là bãi biển Đây-tô-na (Dayton).
Để chuẩn bị cho chủ đề của cuộc tranh luận lần cuối tập trung vào chính sách đối ngoại, trong cuộc tiếp xúc cử tri tại bãi biển Đây-tô-na tối 19-10-2012, ứng viên Mít Rôm-ni đã công kích chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh cho các nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, cụ thể là vụ Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Ben-ga-di (Banghazi) ở Li-bi bị tấn công khiến Đại sứ Mỹ và 3 nhân viên khác thiệt mạng.
Ứng viên Mít Rôm-ni phê phán đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không có chương trình nghị sự cho tương lai, không có chương trình hành động cho người dân Mỹ và cũng không có chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ tới nếu ông tái đắc cử. Ứng cử viên Mít Rôm-ni cho rằng chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã không gửi đến cử tri một thông điệp rõ ràng nào cho thấy ông ta sẽ làm gì trong 4 năm tới.
Trong khi đó, trước các cử tri tại bang Phlo-ri-đa, nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng phê phán ứng viên Mít Rôm-ni chỉ đưa ra những giả định mà không cung cấp bằng chứng cụ thể nào về sự thất bại trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ trong thời gian cầm quyền của đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Trên thực tế, chính sách chống khủng bố của Mỹ đã thu được nhiều kết quả, đáng kể nhất là vụ tiêu diệt trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen (Osma Bin Laden).
Một ngày trước khi bước vào cuộc tranh luận thứ 3 và cũng là cuối cùng, các kết quả thăm dò cho thấy, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng cử viên Mít Rôm-ni đang ở thế ngang bằng nhau là 47% trong cả nhóm các cử tri đã đăng ký và nhóm cử tri chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, trong số những cử tri đã đăng ký, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đang tạm dẫn trước với tỷ lệ 49%:44%, chỉ còn chênh 5% so với 7% khi ông từng dẫn hồi cuối tháng 9. Trong số cử tri nữ, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hiện vẫn dẫn với tỷ lệ 51%:43% nhưng mức chênh này là ngắn nhất trong suốt một năm qua.
Theo Hãng truyền hình NBC, tỷ lệ 47% ngang bằng nhau thường có lợi cho ứng cử viên lần đầu và thường bất lợi cho đương kim tổng thống ra tranh cử nhiệm kỳ hai. Tỷ lệ ủng hộ này còn cho thấy, cử tri Mỹ hiện vẫn còn nhiều băn khoăn giữa việc nên dành cho Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thêm một nhiệm kỳ 4 năm để phục hồi nền kinh tế hay nên bầu ứng cử viên doanh nhân Mít Rôm-ni lên thay để tạo luồng sinh khí mới.
Cuộc “so găng” lần cuối
Chủ đề cuộc tranh luận lần cuối này tập trung trọn vẹn cho vấn đề nước Mỹ sẽ ứng xử thế nào với thế giới cũng như vai trò của Mỹ ra sao trong: cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan; trong “Mùa xuân A-rập”; kiểm soát chương trình hạt nhân của I-ran; quan hệ với đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông là I-xra-en; quan hệ với hai cường quốc thế giới là Nga và Trung Quốc.
Theo nhận xét của giới phân tích, đây được xem là cuộc tranh luận có thực chất nhất vì mọi thứ gần như đã từng được đặt vào “điểm ngắm” của dư luận trong nước và quốc tế từ 4 năm nay ngay sau khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma bước vào Nhà Trắng. Nhiều người cho rằng, cuộc đối thoại lần cuối là cơ hội cho đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “tỏa sáng” để bù đắp lại những thua thiệt của ông trong 2 cuộc tranh luận trước mà trong đó hình ảnh của ông có phần mờ nhạt.
Về tình hình Li-bi và “cuộc khủng hoảng” ở Ben-ga-di: Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã lên tiếng nhận lỗi về sự kiện được đánh giá là “cuộc khủng hoảng” ở Ben-ga-di, trong đó Đại sứ Mỹ Cri-xtô-phơ Xti-ven (Christopher Stevens) và 3 nhân viên sứ quán Mỹ bị sát hại và hứa sẽ đi đến cùng vụ việc, nhưng Nhà Trắng lại không dám khẳng định rằng có hay không có thông tin tình báo nào cảnh báo về cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Ben-ga-di và liệu có cách nào để các lực lượng an ninh của Mỹ can thiệp sớm hơn nhằm kịp giải cứu cho các nhân viên ngoại giao của Mỹ. Đối với ứng viên Mít Rôm-ni, ông muốn chứng tỏ rằng, vụ tấn công ở Ben-ga-di là một hiện tượng cho thấy, Mỹ đang sa lầy ở Trung Đông, một hướng mà ông đã chỉ ra trong cuộc tranh luận trước đó. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, việc Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma dính líu vào cuộc tấn công ở Li-bi là một sai lầm mà hậu quả đã dẫn tới “cuộc khủng hoảng Ben-ga-di”.
Về chương trình hạt nhân của I-ran: Ngay trước khi đối thoại lần cuối, tờ Thời báo Niu Oóc (New York Times - Mỹ) đưa tin, Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đồng ý trên nguyên tắc sẽ đàm phán trực tiếp và song phương với I-ran sau cuộc bầu cử lần này. Do đó, một câu hỏi cấp thiết cho các ứng viên là trong một cuộc đàm phán như vậy, các ứng cử viên sẽ sẵn lòng trao cho I-ran điều gì để đổi lại việc Tê-hê-ran phải khiến cho Mỹ và I-xra-en tin rằng họ không sản xuất vũ khí hạt nhân. Liên quan tới I-ran, còn có vấn đề chiến tranh mạng. Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã không thể nói rõ về một chương trình máy tính mang tên “Olympic Games” mà Mỹ đã phối hợp với I-xra-en thực hiện để chống lại I-ran. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vũ khí mạng được sử dụng để chống lại một quốc gia khác. Cũng về chủ đề I-ran, ứng viên Mít Rôm-ni xác định mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất đối với Mỹ là thách thức hạt nhân từ I-ran, trong khi đó Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cho rằng mối đe dọa an ninh lớn nhất là mạng lưới khủng bố. Trong khi ứng viên Mít Rôm-ni lập luận rằng, I-ran chỉ còn 4 năm nữa là có thể sở hữu vũ khí hạt nhân và cáo buộc Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã "lãng phí 4 năm qua”, thì ông Ba-rắc Ô-ba-ma đã lập luận rằng các đòn trừng phạt mà Chính phủ Mỹ áp đặt lên I-ran đang phát huy tác dụng, đưa I-ran tới tình trạng suy yếu nhất về kinh tế, chiến lược và quân sự trong nhiều năm qua. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định, chừng nào ông còn là Tổng thống Mỹ thì I-ran sẽ không thể sở hữu vũ khí hạt nhân.
Về cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề Áp-ga-ni-xtan: Ngay từ đầu cuộc tranh luận, ứng cử viên Mít Rôm-ni đã công kích chính sách đối ngoại của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khi ông cáo buộc chiến lược của đương kim Tổng thống không dập tắt được mối đe dọa “Al-Qaeda”. Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “phản pháo” rằng lãnh đạo nòng cốt của “Al-Qaeda”, trong đó có trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen đã bị tiêu diệt và đưa ra nhận xét rằng, ứng viên Mít Rôm-ni sẽ là một lãnh đạo do dự trong quan hệ quốc tế.
Trước đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni đã có lần tuyên bố rằng: Mỹ không nên đàm phán với Ta-li-ban mà nên tiêu diệt toàn bộ phong trào này. Tuy nhiên, ông Mít Rôm-ni đã không đề cấp tới điều đó nữa sau khi các mưu sỹ của ông gợi ý rằng, nếu làm thế sẽ đưa nước Mỹ vào cuộc chiến không có hồi kết. Giờ đây, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Mít Rôm-ni đều có chủ trương giống nhau là Mỹ nên rút khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014, đúng với thời hạn đã được NATO thông qua. Giới phân tích cho rằng, kế hoạch của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014 và chỉ duy trì khoảng 10.000-15.000 quân để hiện diện lâu dài tại đây là một sáng kiến hay vì theo cách đó, Mỹ vẫn có thể hậu thuẫn cho quân đội Áp-ga-ni-xtan và kiểm soát tình hình Pa-ki-xtan. Trong khi đó, đối thủ của ông, ứng viên Mít Rôm-ni phản bác Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và cho rằng rút quân khỏi I-rắc là quá vội vàng, còn rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan là sai lầm tương tự, nhưng ông này cũng không đưa ra được sáng kiến gì để quân Mỹ vẫn hiện diện tại những “điểm nóng” này.
Về chủ đề “Mùa xuân A-rập”: Ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh, các chính sách của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hướng tới Trung Đông và Bắc Phi không ngăn được mối đe dọa từ “Al-Qaeda” trỗi dậy trong khu vực. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, dưới thời cầm quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, nước Mỹ đã để cho tình trạng hỗn loạn bao trùm khu vực Trung Đông. Ứng viên Mít Rôm-ni đặt câu hỏi về phản ứng của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đối với “Mùa xuân A-rập” và đưa ra lập luận rằng những gì nước Mỹ đang chứng kiến hoàn toàn trái ngược với hy vọng của Oa-sinh-tơn đối với khu vực này.
Theo ứng viên Mít Rôm-ni, sự trỗi dậy của các phong trào Hồi giáo chính là thất bại của Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thì cho rằng, một khi có các cuộc bầu cử tự do tại các quốc gia Hồi giáo thì phong trào “Những người Hồi giáo anh em” và các lực lượng theo dòng Hồi giáo “Xa-la-phớt” (Salafists) sẽ nắm quyền kiểm soát chính phủ. Như vậy, một câu hỏi chưa có lời giải là làm thế nào để đối phó với các chính quyền như vậy? Liệu Mỹ có nên viện trợ có điều kiện để bảo đảm “các giá trị Mỹ” được tôn trọng. Do đó, ứng viên Mít Rôm-ni đề xuất một chiến lược toàn diện và mạnh mẽ để giúp thế giới Hồi giáo và các phần khác của thế giới loại bỏ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bạo lực.
Về tình hình Xy-ri: Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cho biết, bạo lực ở Xy-ri khiến ông đau lòng và do đó Mỹ phải làm tất cả những gì có thể giúp phe đối lập. Nhưng Mỹ cũng phải nhìn nhận rằng hành động quân sự ở Xy-ri là bước đi cần phải suy xét thận trọng. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng phê phán ứng viên Mít Rôm-ni đề xuất đường lối không nhất quán về I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, có thể dẫn tới "bộ máy lãnh đạo sai trái và thiếu trách nhiệm" ở những nơi này. Còn ứng viên Mít Rôm-ni phê phán Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma do dự khi đối mặt với Xy-ri. Trong khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ “viện trợ nhân đạo” cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri thì ứng viên Mít Rôm-ni lại chủ trương sẽ trang bị cho lực lượng nổi dậy các vũ khí chống tăng và máy bay chiến đấu. Do đó, một vấn đề khiến ứng viên Mít Rôm-ni khó xử là một khi các loại vũ khí đó rơi vào tay người khác thì ông sẽ làm thế nào để loại bỏ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát (Bahsar al-Assad)?
Về quan hệ Mỹ và I-xra-en: Ứng viên Mít Rôm-ni đã cáo buộc Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã bỏ rơi các đồng minh truyền thống của Mỹ là I-xra-en và Ba Lan, còn ông Mít Rôm-ni cam kết sẽ bênh vực họ. Theo ông Mít Rôm-ni, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã gây ra tình trạng căng thẳng không cần thiết giữa Mỹ và I-xra-en cũng như đã làm hỏng quan hệ với Ba Lan khi quyết định ngừng xây dựng lá chắn tên lửa ở nước này. Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên đều nhất trí cho rằng, họ chắc chắn sẽ ủng hộ I-xra-en nếu nhà nước Do Thái bị I-ran tấn công.
Về chủ đề quan hệ Mỹ - Nga: Văn kiện có tính cương lĩnh cơ bản của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma về chính sách đối ngoại được ông đem ra sử dụng trong chiến dịch vận động tranh cử lần này là Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ công bố vào năm 2010. Phần nói về nước Nga được trình bày bằng những từ ngữ mang đậm “phong cách Ba-rắc Ô-ba-ma”, nghĩa là nhẹ nhàng nhưng thâm sâu, khác hẳn giọng điệu mang tính bộc trực và đối đầu gay gắt của ứng cử viên Đảng Cộng hoà Mít Rôm-ni. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chủ trương xây dựng quan hệ ổn định, đa diện với nước Nga dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong quan hệ với Nga, ứng viên Mít Rôm-ni chỉ trích Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma từng tiết lộ riêng với Tổng thống Nga Đ.Mét-ve-đép rằng, ông sẽ có cách ứng xử “linh hoạt" hơn với Mát-xcơ-va sau cuộc bầu cử ngày 6-11-2012. Ứng viên Mít Rôm-ni tuyên bố, sẽ cho Tổng thống Nga V. Pu-tin thấy nhiều hơn sức mạnh của Mỹ. Ứng viên Mít Rôm-ni tuyên bố, Nga là một "kẻ thù địa - chính trị số 1" của Mỹ, còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma phản bác lại rằng, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa muốn đưa Mỹ trở lại một vị thế thời Chiến tranh Lạnh trong khi cuộc chiến này đã kết thúc 20 năm nay. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã nói rằng, dường như ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đang muốn thực hiện chính sách đối ngoại của những năm 1980, cũng giống như việc ông ta muốn áp dụng các chính sách xã hội của những năm 1950 và các chính sách kinh tế của những năm 1920.
Về chủ đề quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Đây là thời điểm các ứng viên nói rõ cách thức họ sẽ đối phó với “sự trỗi dậy” của Trung Quốc từng được thể hiện trong cách ứng xử của họ tại Biển Đông và các vùng lãnh thổ và vùng biển khác đang tranh chấp với các nước khác. Hai ứng viên phải nói rõ cách thức họ sẽ xử lý các căng thẳng thương mại với Trung Quốc trong điều kiện Oa-sinh-tơn ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Đây cũng là thời điểm các ứng viên sẽ phải đưa ra quan điểm của họ về cách ứng xử của Mỹ khi bộ máy lãnh đạo Trung Quốc sẽ thay đổi sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần từ 18 sẽ diễn ra cuối năm 2012.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa hứa hẹn sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc đồng thời tuyên bố, nếu trúng cử, ngay trong ngày đầu nhậm chức ông sẽ chỉ rõ Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Ông sẽ sẵn sàng chấp nhận cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh: "Tôi muốn có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và họ có thể là đối tác của Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể qua mặt và ăn cắp công việc của chúng ta một cách không công bằng".
Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma lại tập trung vào khía cạnh quân sự trong quan hệ với Trung Quốc. Ông nhắc lại chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định: "Chúng ta tin Trung Quốc có thể là một đối tác, song chúng ta cũng gửi tín hiệu rõ ràng rằng, Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, rằng chúng ta sẽ hiện diện ở đó. Mỹ đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực để bảo đảm tàu thuyền của chúng ta có thể đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Về chủ đề xây dựng sức mạnh hải quân có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ: Về quy mô của Hải quân Mỹ, hai ứng viên cũng có những tranh luận rất quyết liệt. Trong khi ứng viên Mít Rôm-ni theo đuổi quan điểm Hải quân Mỹ cần phải được mở rộng quy mô và cho rằng lực lượng này đã bị thu nhỏ chưa từng có kể từ đầu thế kỷ XX, thì Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đáp trả rằng, tuy Hải quân Mỹ giảm quy mô so với đầu thế kỷ XX nhưng tinh nhuệ và hiện đại gấp nhiều lần với tàu sân bay, tàu ngầm.
Ứng viên Mít Rôm-ni cho rằng, vai trò của Mỹ là làm cho thế giới bình yên hơn và muốn vậy thì nước Mỹ phải mạnh, phải dẫn đầu thế giới. Ngay lập tức, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đáp trả rằng, ông chịu trách nhiệm kết thúc cuộc chiến ở I-rắc, bắt đầu tiến trình rút khỏi Áp-ga-ni-xtan và thắt chặt quan hệ đồng minh với các đối tác ở nước ngoài và do đó hiện nay ông đang “bắt đầu tái thiết nước Mỹ”.
Theo số liệu kết quả thăm dò dư luận của kênh truyền hình CBS về kết quả cuộc tranh luận lần cuối này, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma giành được sử ủng hộ của 53% cử tri, con số đó của ứng viên Mít Rôm-ni chỉ là 23%. Có 24% cử tri chưa có chính kiến. Còn theo kết quả thăm dò dư luận của kênh truyền hình CNN, số cử tri ủng hộ Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là 48%, còn ứng viên Mít Rôm-ni giành được 40%. Tuy nhiên, đánh giá chung thì tỷ lệ ủng hộ hai ứng cử viên gần ngang nhau. Do đó, mọi chuyện sẽ được quyết định tại cuộc bỏ phiếu ngày 6-11-2012 và hiện chưa có một chuyên gia phân tích nào tự tin đưa ra dự báo ai trong số hai ứng cử viên sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ./.
Sau trận thắng mở đầu của ứng cử viên Mít Rôm-ni, tiếp đến là màn "gỡ điểm" của đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong cuộc tranh luận trực tiếp lần hai diễn ra hôm 16-10-2012, cả hai ứng cử viên đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc “so găng” lần cuối sẽ diễn ra tại bang Phlo-ri-đa (Florida) vào tối 22-10-2012 (giờ địa phương).
Ngay từ tối 19-10-2012, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã đến trại Đa-vít (Camp David) và bỏ ra 3 ngày liền để chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối. Trong khi đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni cũng đã có mặt tại bang Phlo-ri-đa cùng nhóm vận động tranh cử, nơi ứng cử viên của đảng Cộng hòa chọn để tiếp xúc cử tri là bãi biển Đây-tô-na (Dayton).
Để chuẩn bị cho chủ đề của cuộc tranh luận lần cuối tập trung vào chính sách đối ngoại, trong cuộc tiếp xúc cử tri tại bãi biển Đây-tô-na tối 19-10-2012, ứng viên Mít Rôm-ni đã công kích chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh cho các nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, cụ thể là vụ Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Ben-ga-di (Banghazi) ở Li-bi bị tấn công khiến Đại sứ Mỹ và 3 nhân viên khác thiệt mạng.
Ứng viên Mít Rôm-ni phê phán đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không có chương trình nghị sự cho tương lai, không có chương trình hành động cho người dân Mỹ và cũng không có chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ tới nếu ông tái đắc cử. Ứng cử viên Mít Rôm-ni cho rằng chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã không gửi đến cử tri một thông điệp rõ ràng nào cho thấy ông ta sẽ làm gì trong 4 năm tới.
Trong khi đó, trước các cử tri tại bang Phlo-ri-đa, nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng phê phán ứng viên Mít Rôm-ni chỉ đưa ra những giả định mà không cung cấp bằng chứng cụ thể nào về sự thất bại trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ trong thời gian cầm quyền của đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Trên thực tế, chính sách chống khủng bố của Mỹ đã thu được nhiều kết quả, đáng kể nhất là vụ tiêu diệt trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen (Osma Bin Laden).
Một ngày trước khi bước vào cuộc tranh luận thứ 3 và cũng là cuối cùng, các kết quả thăm dò cho thấy, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng cử viên Mít Rôm-ni đang ở thế ngang bằng nhau là 47% trong cả nhóm các cử tri đã đăng ký và nhóm cử tri chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, trong số những cử tri đã đăng ký, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đang tạm dẫn trước với tỷ lệ 49%:44%, chỉ còn chênh 5% so với 7% khi ông từng dẫn hồi cuối tháng 9. Trong số cử tri nữ, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hiện vẫn dẫn với tỷ lệ 51%:43% nhưng mức chênh này là ngắn nhất trong suốt một năm qua.
Theo Hãng truyền hình NBC, tỷ lệ 47% ngang bằng nhau thường có lợi cho ứng cử viên lần đầu và thường bất lợi cho đương kim tổng thống ra tranh cử nhiệm kỳ hai. Tỷ lệ ủng hộ này còn cho thấy, cử tri Mỹ hiện vẫn còn nhiều băn khoăn giữa việc nên dành cho Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thêm một nhiệm kỳ 4 năm để phục hồi nền kinh tế hay nên bầu ứng cử viên doanh nhân Mít Rôm-ni lên thay để tạo luồng sinh khí mới.
Cuộc “so găng” lần cuối
Chủ đề cuộc tranh luận lần cuối này tập trung trọn vẹn cho vấn đề nước Mỹ sẽ ứng xử thế nào với thế giới cũng như vai trò của Mỹ ra sao trong: cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan; trong “Mùa xuân A-rập”; kiểm soát chương trình hạt nhân của I-ran; quan hệ với đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông là I-xra-en; quan hệ với hai cường quốc thế giới là Nga và Trung Quốc.
Theo nhận xét của giới phân tích, đây được xem là cuộc tranh luận có thực chất nhất vì mọi thứ gần như đã từng được đặt vào “điểm ngắm” của dư luận trong nước và quốc tế từ 4 năm nay ngay sau khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma bước vào Nhà Trắng. Nhiều người cho rằng, cuộc đối thoại lần cuối là cơ hội cho đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “tỏa sáng” để bù đắp lại những thua thiệt của ông trong 2 cuộc tranh luận trước mà trong đó hình ảnh của ông có phần mờ nhạt.
Về tình hình Li-bi và “cuộc khủng hoảng” ở Ben-ga-di: Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã lên tiếng nhận lỗi về sự kiện được đánh giá là “cuộc khủng hoảng” ở Ben-ga-di, trong đó Đại sứ Mỹ Cri-xtô-phơ Xti-ven (Christopher Stevens) và 3 nhân viên sứ quán Mỹ bị sát hại và hứa sẽ đi đến cùng vụ việc, nhưng Nhà Trắng lại không dám khẳng định rằng có hay không có thông tin tình báo nào cảnh báo về cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Ben-ga-di và liệu có cách nào để các lực lượng an ninh của Mỹ can thiệp sớm hơn nhằm kịp giải cứu cho các nhân viên ngoại giao của Mỹ. Đối với ứng viên Mít Rôm-ni, ông muốn chứng tỏ rằng, vụ tấn công ở Ben-ga-di là một hiện tượng cho thấy, Mỹ đang sa lầy ở Trung Đông, một hướng mà ông đã chỉ ra trong cuộc tranh luận trước đó. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, việc Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma dính líu vào cuộc tấn công ở Li-bi là một sai lầm mà hậu quả đã dẫn tới “cuộc khủng hoảng Ben-ga-di”.
Về chương trình hạt nhân của I-ran: Ngay trước khi đối thoại lần cuối, tờ Thời báo Niu Oóc (New York Times - Mỹ) đưa tin, Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đồng ý trên nguyên tắc sẽ đàm phán trực tiếp và song phương với I-ran sau cuộc bầu cử lần này. Do đó, một câu hỏi cấp thiết cho các ứng viên là trong một cuộc đàm phán như vậy, các ứng cử viên sẽ sẵn lòng trao cho I-ran điều gì để đổi lại việc Tê-hê-ran phải khiến cho Mỹ và I-xra-en tin rằng họ không sản xuất vũ khí hạt nhân. Liên quan tới I-ran, còn có vấn đề chiến tranh mạng. Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã không thể nói rõ về một chương trình máy tính mang tên “Olympic Games” mà Mỹ đã phối hợp với I-xra-en thực hiện để chống lại I-ran. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vũ khí mạng được sử dụng để chống lại một quốc gia khác. Cũng về chủ đề I-ran, ứng viên Mít Rôm-ni xác định mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất đối với Mỹ là thách thức hạt nhân từ I-ran, trong khi đó Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cho rằng mối đe dọa an ninh lớn nhất là mạng lưới khủng bố. Trong khi ứng viên Mít Rôm-ni lập luận rằng, I-ran chỉ còn 4 năm nữa là có thể sở hữu vũ khí hạt nhân và cáo buộc Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã "lãng phí 4 năm qua”, thì ông Ba-rắc Ô-ba-ma đã lập luận rằng các đòn trừng phạt mà Chính phủ Mỹ áp đặt lên I-ran đang phát huy tác dụng, đưa I-ran tới tình trạng suy yếu nhất về kinh tế, chiến lược và quân sự trong nhiều năm qua. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định, chừng nào ông còn là Tổng thống Mỹ thì I-ran sẽ không thể sở hữu vũ khí hạt nhân.
Về cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề Áp-ga-ni-xtan: Ngay từ đầu cuộc tranh luận, ứng cử viên Mít Rôm-ni đã công kích chính sách đối ngoại của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khi ông cáo buộc chiến lược của đương kim Tổng thống không dập tắt được mối đe dọa “Al-Qaeda”. Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma “phản pháo” rằng lãnh đạo nòng cốt của “Al-Qaeda”, trong đó có trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen đã bị tiêu diệt và đưa ra nhận xét rằng, ứng viên Mít Rôm-ni sẽ là một lãnh đạo do dự trong quan hệ quốc tế.
Trước đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni đã có lần tuyên bố rằng: Mỹ không nên đàm phán với Ta-li-ban mà nên tiêu diệt toàn bộ phong trào này. Tuy nhiên, ông Mít Rôm-ni đã không đề cấp tới điều đó nữa sau khi các mưu sỹ của ông gợi ý rằng, nếu làm thế sẽ đưa nước Mỹ vào cuộc chiến không có hồi kết. Giờ đây, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Mít Rôm-ni đều có chủ trương giống nhau là Mỹ nên rút khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014, đúng với thời hạn đã được NATO thông qua. Giới phân tích cho rằng, kế hoạch của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014 và chỉ duy trì khoảng 10.000-15.000 quân để hiện diện lâu dài tại đây là một sáng kiến hay vì theo cách đó, Mỹ vẫn có thể hậu thuẫn cho quân đội Áp-ga-ni-xtan và kiểm soát tình hình Pa-ki-xtan. Trong khi đó, đối thủ của ông, ứng viên Mít Rôm-ni phản bác Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và cho rằng rút quân khỏi I-rắc là quá vội vàng, còn rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan là sai lầm tương tự, nhưng ông này cũng không đưa ra được sáng kiến gì để quân Mỹ vẫn hiện diện tại những “điểm nóng” này.
Về chủ đề “Mùa xuân A-rập”: Ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh, các chính sách của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hướng tới Trung Đông và Bắc Phi không ngăn được mối đe dọa từ “Al-Qaeda” trỗi dậy trong khu vực. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, dưới thời cầm quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, nước Mỹ đã để cho tình trạng hỗn loạn bao trùm khu vực Trung Đông. Ứng viên Mít Rôm-ni đặt câu hỏi về phản ứng của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đối với “Mùa xuân A-rập” và đưa ra lập luận rằng những gì nước Mỹ đang chứng kiến hoàn toàn trái ngược với hy vọng của Oa-sinh-tơn đối với khu vực này.
Theo ứng viên Mít Rôm-ni, sự trỗi dậy của các phong trào Hồi giáo chính là thất bại của Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thì cho rằng, một khi có các cuộc bầu cử tự do tại các quốc gia Hồi giáo thì phong trào “Những người Hồi giáo anh em” và các lực lượng theo dòng Hồi giáo “Xa-la-phớt” (Salafists) sẽ nắm quyền kiểm soát chính phủ. Như vậy, một câu hỏi chưa có lời giải là làm thế nào để đối phó với các chính quyền như vậy? Liệu Mỹ có nên viện trợ có điều kiện để bảo đảm “các giá trị Mỹ” được tôn trọng. Do đó, ứng viên Mít Rôm-ni đề xuất một chiến lược toàn diện và mạnh mẽ để giúp thế giới Hồi giáo và các phần khác của thế giới loại bỏ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bạo lực.
Về tình hình Xy-ri: Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cho biết, bạo lực ở Xy-ri khiến ông đau lòng và do đó Mỹ phải làm tất cả những gì có thể giúp phe đối lập. Nhưng Mỹ cũng phải nhìn nhận rằng hành động quân sự ở Xy-ri là bước đi cần phải suy xét thận trọng. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng phê phán ứng viên Mít Rôm-ni đề xuất đường lối không nhất quán về I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, có thể dẫn tới "bộ máy lãnh đạo sai trái và thiếu trách nhiệm" ở những nơi này. Còn ứng viên Mít Rôm-ni phê phán Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma do dự khi đối mặt với Xy-ri. Trong khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ “viện trợ nhân đạo” cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri thì ứng viên Mít Rôm-ni lại chủ trương sẽ trang bị cho lực lượng nổi dậy các vũ khí chống tăng và máy bay chiến đấu. Do đó, một vấn đề khiến ứng viên Mít Rôm-ni khó xử là một khi các loại vũ khí đó rơi vào tay người khác thì ông sẽ làm thế nào để loại bỏ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát (Bahsar al-Assad)?
Về quan hệ Mỹ và I-xra-en: Ứng viên Mít Rôm-ni đã cáo buộc Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã bỏ rơi các đồng minh truyền thống của Mỹ là I-xra-en và Ba Lan, còn ông Mít Rôm-ni cam kết sẽ bênh vực họ. Theo ông Mít Rôm-ni, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã gây ra tình trạng căng thẳng không cần thiết giữa Mỹ và I-xra-en cũng như đã làm hỏng quan hệ với Ba Lan khi quyết định ngừng xây dựng lá chắn tên lửa ở nước này. Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên đều nhất trí cho rằng, họ chắc chắn sẽ ủng hộ I-xra-en nếu nhà nước Do Thái bị I-ran tấn công.
Về chủ đề quan hệ Mỹ - Nga: Văn kiện có tính cương lĩnh cơ bản của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma về chính sách đối ngoại được ông đem ra sử dụng trong chiến dịch vận động tranh cử lần này là Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ công bố vào năm 2010. Phần nói về nước Nga được trình bày bằng những từ ngữ mang đậm “phong cách Ba-rắc Ô-ba-ma”, nghĩa là nhẹ nhàng nhưng thâm sâu, khác hẳn giọng điệu mang tính bộc trực và đối đầu gay gắt của ứng cử viên Đảng Cộng hoà Mít Rôm-ni. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chủ trương xây dựng quan hệ ổn định, đa diện với nước Nga dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong quan hệ với Nga, ứng viên Mít Rôm-ni chỉ trích Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma từng tiết lộ riêng với Tổng thống Nga Đ.Mét-ve-đép rằng, ông sẽ có cách ứng xử “linh hoạt" hơn với Mát-xcơ-va sau cuộc bầu cử ngày 6-11-2012. Ứng viên Mít Rôm-ni tuyên bố, sẽ cho Tổng thống Nga V. Pu-tin thấy nhiều hơn sức mạnh của Mỹ. Ứng viên Mít Rôm-ni tuyên bố, Nga là một "kẻ thù địa - chính trị số 1" của Mỹ, còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma phản bác lại rằng, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa muốn đưa Mỹ trở lại một vị thế thời Chiến tranh Lạnh trong khi cuộc chiến này đã kết thúc 20 năm nay. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã nói rằng, dường như ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đang muốn thực hiện chính sách đối ngoại của những năm 1980, cũng giống như việc ông ta muốn áp dụng các chính sách xã hội của những năm 1950 và các chính sách kinh tế của những năm 1920.
Về chủ đề quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Đây là thời điểm các ứng viên nói rõ cách thức họ sẽ đối phó với “sự trỗi dậy” của Trung Quốc từng được thể hiện trong cách ứng xử của họ tại Biển Đông và các vùng lãnh thổ và vùng biển khác đang tranh chấp với các nước khác. Hai ứng viên phải nói rõ cách thức họ sẽ xử lý các căng thẳng thương mại với Trung Quốc trong điều kiện Oa-sinh-tơn ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Đây cũng là thời điểm các ứng viên sẽ phải đưa ra quan điểm của họ về cách ứng xử của Mỹ khi bộ máy lãnh đạo Trung Quốc sẽ thay đổi sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần từ 18 sẽ diễn ra cuối năm 2012.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa hứa hẹn sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc đồng thời tuyên bố, nếu trúng cử, ngay trong ngày đầu nhậm chức ông sẽ chỉ rõ Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Ông sẽ sẵn sàng chấp nhận cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh: "Tôi muốn có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và họ có thể là đối tác của Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể qua mặt và ăn cắp công việc của chúng ta một cách không công bằng".
Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma lại tập trung vào khía cạnh quân sự trong quan hệ với Trung Quốc. Ông nhắc lại chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khẳng định: "Chúng ta tin Trung Quốc có thể là một đối tác, song chúng ta cũng gửi tín hiệu rõ ràng rằng, Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, rằng chúng ta sẽ hiện diện ở đó. Mỹ đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực để bảo đảm tàu thuyền của chúng ta có thể đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Về chủ đề xây dựng sức mạnh hải quân có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ: Về quy mô của Hải quân Mỹ, hai ứng viên cũng có những tranh luận rất quyết liệt. Trong khi ứng viên Mít Rôm-ni theo đuổi quan điểm Hải quân Mỹ cần phải được mở rộng quy mô và cho rằng lực lượng này đã bị thu nhỏ chưa từng có kể từ đầu thế kỷ XX, thì Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đáp trả rằng, tuy Hải quân Mỹ giảm quy mô so với đầu thế kỷ XX nhưng tinh nhuệ và hiện đại gấp nhiều lần với tàu sân bay, tàu ngầm.
Ứng viên Mít Rôm-ni cho rằng, vai trò của Mỹ là làm cho thế giới bình yên hơn và muốn vậy thì nước Mỹ phải mạnh, phải dẫn đầu thế giới. Ngay lập tức, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đáp trả rằng, ông chịu trách nhiệm kết thúc cuộc chiến ở I-rắc, bắt đầu tiến trình rút khỏi Áp-ga-ni-xtan và thắt chặt quan hệ đồng minh với các đối tác ở nước ngoài và do đó hiện nay ông đang “bắt đầu tái thiết nước Mỹ”.
Theo số liệu kết quả thăm dò dư luận của kênh truyền hình CBS về kết quả cuộc tranh luận lần cuối này, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma giành được sử ủng hộ của 53% cử tri, con số đó của ứng viên Mít Rôm-ni chỉ là 23%. Có 24% cử tri chưa có chính kiến. Còn theo kết quả thăm dò dư luận của kênh truyền hình CNN, số cử tri ủng hộ Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là 48%, còn ứng viên Mít Rôm-ni giành được 40%. Tuy nhiên, đánh giá chung thì tỷ lệ ủng hộ hai ứng cử viên gần ngang nhau. Do đó, mọi chuyện sẽ được quyết định tại cuộc bỏ phiếu ngày 6-11-2012 và hiện chưa có một chuyên gia phân tích nào tự tin đưa ra dự báo ai trong số hai ứng cử viên sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ./.
Việt Nam coi trọng mối quan hệ hợp tác với Cộng hòa Pa-na-ma  (25/10/2012)
Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội  (25/10/2012)
Quốc hội thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế  (25/10/2012)
Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc  (25/10/2012)
Việt Nam khẳng định vị trí rõ nét hơn trong bản đồ tri thức thế giới  (25/10/2012)
Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5 tại Việt Nam  (25/10/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên