Phần lớn doanh nghiệp tin vào chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
21:26, ngày 08-10-2012
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 3-2012 đã giảm 13 điểm so với quý 2 nhưng vẫn tăng 7 điểm so với lần thực hiện đầu tiên vào quý 3-2008.
Đây là kết quả cuộc khảo sát 110 doanh nghiệp thuộc 10 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 50%) do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) thực hiện từ ngày 15-9 đến tuần đầu tiên của tháng 10.
Theo đó, chỉ có khoảng 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng trước trong khi có gần 35% doanh nghiệp nhận định nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ nguyên và khoảng 37% doanh nghiệp cho rằng điều kiện kinh tế kém hơn so với 12 tháng trước.
Có tới 69% doanh nghiệp được khảo sát vẫn tin tưởng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế chung có những bước chuyển mình trong thời gian tới trong khi chỉ có trên 6% lo lắng về tương lai.
Bên cạnh đó, có trên 57% doanh nghiệp tin tưởng doanh thu của mình sẽ tăng, trên 36 doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ giữ nguyên và chỉ có gần 6,4% doanh nghiệp lo ngại về con số doanh thu. Tương tự như vậy, có gần 54% doanh nghiệp tin tưởng lợi nhuận của đơn vị sẽ tăng lên trong năm tới.
Các doanh nghiệp khảo sát cũng cho biết: Sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng còn e ngại trong việc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng giải pháp tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính cũng như lựa chọn giải pháp đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giải phóng tồn kho, doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường, thực hiện chương trình khuyến mại, hạ giá bán./.
EIU: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại  (08/10/2012)
Triển lãm trang phục dân tộc “Ấn tượng Việt Nam”  (08/10/2012)
Mang giá trị, tiếng nói Việt Nam đến với thế giới  (08/10/2012)
Thỏa thuận hòa bình ở Phi-líp-pin  (08/10/2012)
Anh: Hệ thống thuế thu hút các công ty đa quốc gia  (08/10/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên