Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17-9 đến ngày 23-9-2012)
17:32, ngày 25-09-2012
TCCSĐT - Cho đến cuối tuần qua, các cuộc biểu tình phản đối bộ phim được cho là có nội dung phỉ báng nhà tiên tri Mô-ha-mét (Mohammed) đã lan rộng ở hơn 20 quốc gia tại các khu vực Trung Đông và Đông Nam Á.
1. Biểu tình chống Mỹ lan sang Đông Nam Á
Ngày 17-9-2012, làn sóng biểu tình phản đối bộ phim được cho là có nội dung phỉ báng nhà tiên tri Mô-ha-mét (Mohammed) đã lan sang một số nước Đông Nam Á. Tại In-đô-nê-xi-a, nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới, các cuộc biểu tình trong ngày 17-9 đã biến thành bạo lực khi khoảng 700 người biểu bình ném bom xăng và xung đột với lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Gia-các-ta (Jakarta). Tại thành phố Ma-ra-uy (Marawi) miền Nam Phi-líp-pin, khoảng 3000 người Hồi giáo tập trung tại quảng trường ở trung tâm thành phố để biểu tình phản đối bộ phim trên. Những người biểu tình đã dẫm đạp, đốt cờ Mỹ và cờ I-xra-en. Ngày 17-9, khoảng 1000 người tham gia biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Luân Đôn, Anh, trong khi các cuộc biểu tình tương tự để phản đối đoạn phim phỉ báng đạo Hồi cũng lan rộng khắp châu Âu. Cho đến cuối tuần qua, các cuộc biểu tình lan rộng ở hơn 20 quốc gia tại các khu vực Trung Đông và Đông Nam Á. Ngoài ra, các vụ biểu tình biến thành bạo lực cũng xảy ra ở một số nơi. Tại Su-đan và Tuy-ni-di, người biểu tình tìm cách tấn công sứ quán của các nước phương Tây, trong khi một nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ tại Li-băng bị đốt cháy và lực lượng gìn giữ hòa bình trên bán đảo Si-nai, Ai Cập bị tấn công.
2. Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc khóa họp 67
Ngày 18-9-2012, tại trụ sở chính ở thành phố Niu Oóc (New York), Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của các đại diện đến từ 193 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Tại lễ khai mạc Khóa họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) đánh giá cao việc Đại hội đồng xác định mục tiêu giải quyết các cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới bằng biện pháp hòa bình là chủ đề chính của Đại hội đồng khóa 67, và bắt đầu đưa ra thảo luận ngay trong tuần tới. Ông đã kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc cùng tham gia thảo luận và tích cực, chủ động tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề cấp bách của toàn cầu. Ông cho biết với tư cách là Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông tha thiết ủng hộ chủ trương giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp và xung đột thông qua đối thoại, đồng thời cho rằng vẫn còn rất nhiều khả năng chưa được khai thác hết để đạt được mục tiêu này. Các vấn đề cấp bách hiện nay như thúc đẩy phát triển bền vững, chống nạn thất nghiệp, bất bình đẳng cũng như giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, xung đột đang tạo bầu không khí cẳng thẳng trong quan hệ quốc tế. Tổng thư ký Ban Ki-mun kêu gọi khóa họp 67 tăng cường hơn nữa mọi nỗ lực của các nước thành viên để đẩy nhanh quá trình cải tổ Liên hợp quốc.
3. Hội thảo về quốc phòng các thành viên Liên minh châu Âu
Ngày 19-9-2012, tại Hội thảo về quốc phòng do Cộng hòa Síp tổ chức tại Brúc-xen, Bỉ, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu (EU), Tướng Ha-can Xy-ren (Hakan Syren) đã đưa ra lời cảnh báo: Nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ không thể duy trì một số bộ phận quan trọng trong quân đội trừ phi chính phủ những nước này tăng ngân sách quốc phòng và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực phòng thủ. Theo ông Xy-ren, khả năng quân sự của các nước thành viên Liên minh châu Âu đang trên đà tụt dốc. Trong vài năm tới, một số nước thành viên không đủ sức để “nuôi” các bộ quan trọng trong quân đội như lực lượng không quân. Nguyên nhân do nhiều nước cắt giảm chi phí cho quốc phòng như một biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước để giảm nợ công, khiến chỉ còn một số ít nước thuộc Liên minh châu Âu là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đáp ứng mục tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng. Trong khi đó, một số nước sử dụng ngân sách quốc phòng không hiệu quả, dẫn đến tình trạng đầu tư quá mức trong một số lĩnh vực trong khi không thể bù đắp những thiếu hụt nghiêm trọng trong một số lĩnh vực khác. Ông Xy-ren cho rằng chi phí tốn kém cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài như Áp-ga-ni-xtan và Li-bi cũng tạo sức ép tài chính cho các lực lượng vũ trang Liên minh châu Âu.
4. Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại In-đô-nê-xi-a
Ngày 20-9-2012, tại Gia-các-ta (Jakarta), In-đô-nê-xi-a đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Hòa bình, ổn định tại Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương: Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các nước lớn tại khu vực”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng của In-đô-nê-xi-a (IODAS) và Viện Nghiên cứu hàng hải của In-đô-nê-xi-a (IMS) tổ chức. Tại hội nghị, các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc đàm phán COC; bày tỏ hy vọng COC sẽ được hoàn thành và có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Các đại biểu cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng lòng tin, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC, và ủng hộ nỗ lực chung về giải quyết tranh chấp Biển Đông của các nước trong và ngoài khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông; phát triển cách tiếp cận phổ biến rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một trách nhiệm chính trị, phục vụ lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Trong thời gian tới, các bên liên quan cần cam kết kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; không có những hoạt động có thể làm phức tạp tình hình; tránh các cuộc chạy đua vũ trang; thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì lợi ích của cả khu vực; tôn trọng và thực hiện hiệu quả DOC, tiến tới COC, xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông; cố gắng đi đến thỏa thuận về các vấn đề ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, tham gia trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, phòng chống thiên tai, an ninh năng lượng và lương thực; chống cướp biển; linh hoạt và dần dần thể chế hóa hợp tác và tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông.
5. Trung Quốc - Liên minh châu Âu thúc đẩy tự do hóa thương mại
Ngày 20-9-2012, phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc tại Brúc-xen (Brussels), Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Thủ tướng Trung Quốc bày tỏ hy vọng Liên minh châu Âu sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, đồng thời cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ và đầu tư vào trái phiếu chính phủ của khu vực này. Tại hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hối thúc hai bên đẩy mạnh tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại và đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển chung cũng như các trung tâm chuyển giao công nghệ và đào tạo. Ông Ôn Gia Bảo cũng kêu gọi Liên minh châu Âu và Trung Quốc xây dựng các cơ chế hợp tác để tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực giao thông vận tải, điện lực và viễn thông. Tại hội nghị này, Liên minh châu Âu và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận chính trị về kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cao ủy châu Âu phụ trách vấn đề phát triển An-đrít Pi-e-ban (Andris Piebalgs) và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã ký thỏa thuận về việc tài trợ cho “việc chuyển sang nền kinh tế sử dụng ít than đá và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”.
6. Hội nghị “Những người bạn Xy-ri” tại Hà Lan
Ngày 20-9-2012, hơn 60 nhà ngoại giao đến từ các quốc gia thuộc nhóm “Những người bạn Xy-ri” đã nhóm họp gần thành phố La Hay (La Hague) của Hà Lan để thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chế độ cầm quyền tại Đa-mát (Damacus). Cuộc họp lần này tập trung vào thắt chặt các chế tài, thực thi những biện pháp trừng phạt hiện nay bao gồm cả cấm vận vũ khí và dầu mỏ. Phát biểu khai mạc cuộc họp Ngoại trưởng Hà Lan U-ri Rô-xen-than (Uri Rosenthal) cho rằng, “các biện pháp trừng phạt tài chính không chỉ nhằm làm giảm sức mạnh quân sự của chính quyền Đa-mát mà cuối cùng còn nhằm lật đổ Tổng thống Ba-sa An-Át-sát (Bashar al-Assad)”. Cuộc họp của nhóm “Những người bạn Xy-ri” diễn ra sau khi trong tháng này, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cần tăng cường các trừng phạt chống Đa-mát trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể giải quyết được cuộc khủng hoảng đẫm máu kéo dài 18 tháng qua ở Xy-ri. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực tài chính sẽ thảo luận tại cuộc họp này những cách thức tăng cường trừng phạt kinh tế, trong đó có phong tỏa tài sản.
7. AIPA 33 đã bế mạc với nhiều quyết định quan trọng
Ngày 21-9-2012, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 33, diễn ra tại Lôm-bóc (Lombok), In-đô-nê-xi-a đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng với việc thông qua nhiều quyết định quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc tăng cường vai trò và các mối quan hệ hợp tác của AIPA, hướng tới Cộng đồng ASEAN 2015. Trong phiên họp toàn thể thứ hai, Đại hội đồng AIPA 33 đã nhất trí thông qua hai nghị quyết của Ủy ban Chính trị, bao gồm “Khuyến khích các nước thành viên ASEAN tích cực nâng cao nhận thức và thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân, bao gồm cả xã hội dân sự vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN”, và “Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”. Các nghị quyết đã nhấn mạnh sự ủng hộ tuyệt đối của AIPA đối với những cam kết và nỗ lực của các nước ASEAN, trên tinh thần đoàn kết - hợp tác và thống nhất, tăng cường tham vấn để tìm giải pháp hòa bình về các vấn đề của khu vực dựa trên Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á (1976), Hiến chương ASEAN (2008) và Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về sáu Nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông đã đưa ra ngày 20 tháng 7 năm 2012 tại Phnôm Pênh, để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Đại hội đồng AIPA 33 còn thông qua một số nghị quyết về kinh tế, xã hội, các nghị quyết về nữ nghị sỹ và nhất trí với các đề xuất của Ủy ban Tổ chức, trong đó có việc chỉ định đại diện Xin-ga-po làm Tổng Thư ký AIPA nhiệm kỳ mới (kéo dài 3 năm và bắt đầu từ 1-3-2013), thay đại diện Phi-líp-pin sắp mãn nhiệm... Các đại biểu cũng quyết định Đại hội đồng AIPA 34 sẽ được tổ chức ở Bru-nây từ 15 đến 21-9-2013 tại Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan). Tại phiên họp trên, các đại biểu đã thông qua báo cáo về cuộc đối thoại giữa AIPA với các nước quan sát viên, bao gồm Ốt-xtrây-li-a, Be-la-rút, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Nga, tập trung vào các vấn đề phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; thúc đẩy phối hợp nghiên cứu và chuyển giao chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp; năng lượng và các khía cạnh liên quan tới môi trường; tăng cường các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao hợp tác nghị viện/quốc hội giữa các thành viên và quan sát viên của AIPA.
8. Phương Tây kêu gọi biện pháp trừng phạt mới với I-ran
Ngày 23-9-2012, một nguồn tin ngoại giao cho biết Anh, Pháp và Đức đã chính thức kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng ba nước trên đã viết thư cho Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu, Ca-thơ-rin Át-xtơn (Catherine Ashton), kêu gọi Liên minh châu Âu cần có những biện pháp cứng rắn hơn bởi chương trình hạt nhân của I-ran đang trở nên ngày càng đáng quan ngại. Tuy nhiên, chi tiết về các biện pháp trừng phạt mới sẽ được các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu thảo luận tại cuộc họp ở Brúc-xen (Bỉ), vào ngày 15-10 tới. Động thái trên của ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức diễn ra trong bối cảnh Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát (Mahmoud Ahmadinejad) đang tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Niu-Oóc (Mỹ), trong đó chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này là một trong những nội dung thảo luận chính. Tại cuộc họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đã tiếp tục kêu gọi I-ran cần nhanh chóng đưa ra những hành động cụ thể để cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình./.
Hàng nghìn người biểu tình phản đối bộ phim phỉ báng đạo Hồi ở thủ đô của Áp-ga-ni-xtan |
Ngày 17-9-2012, làn sóng biểu tình phản đối bộ phim được cho là có nội dung phỉ báng nhà tiên tri Mô-ha-mét (Mohammed) đã lan sang một số nước Đông Nam Á. Tại In-đô-nê-xi-a, nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới, các cuộc biểu tình trong ngày 17-9 đã biến thành bạo lực khi khoảng 700 người biểu bình ném bom xăng và xung đột với lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Gia-các-ta (Jakarta). Tại thành phố Ma-ra-uy (Marawi) miền Nam Phi-líp-pin, khoảng 3000 người Hồi giáo tập trung tại quảng trường ở trung tâm thành phố để biểu tình phản đối bộ phim trên. Những người biểu tình đã dẫm đạp, đốt cờ Mỹ và cờ I-xra-en. Ngày 17-9, khoảng 1000 người tham gia biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Luân Đôn, Anh, trong khi các cuộc biểu tình tương tự để phản đối đoạn phim phỉ báng đạo Hồi cũng lan rộng khắp châu Âu. Cho đến cuối tuần qua, các cuộc biểu tình lan rộng ở hơn 20 quốc gia tại các khu vực Trung Đông và Đông Nam Á. Ngoài ra, các vụ biểu tình biến thành bạo lực cũng xảy ra ở một số nơi. Tại Su-đan và Tuy-ni-di, người biểu tình tìm cách tấn công sứ quán của các nước phương Tây, trong khi một nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ tại Li-băng bị đốt cháy và lực lượng gìn giữ hòa bình trên bán đảo Si-nai, Ai Cập bị tấn công.
2. Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc khóa họp 67
Quang cảnh phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 |
Ngày 18-9-2012, tại trụ sở chính ở thành phố Niu Oóc (New York), Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của các đại diện đến từ 193 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Tại lễ khai mạc Khóa họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) đánh giá cao việc Đại hội đồng xác định mục tiêu giải quyết các cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới bằng biện pháp hòa bình là chủ đề chính của Đại hội đồng khóa 67, và bắt đầu đưa ra thảo luận ngay trong tuần tới. Ông đã kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc cùng tham gia thảo luận và tích cực, chủ động tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề cấp bách của toàn cầu. Ông cho biết với tư cách là Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông tha thiết ủng hộ chủ trương giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp và xung đột thông qua đối thoại, đồng thời cho rằng vẫn còn rất nhiều khả năng chưa được khai thác hết để đạt được mục tiêu này. Các vấn đề cấp bách hiện nay như thúc đẩy phát triển bền vững, chống nạn thất nghiệp, bất bình đẳng cũng như giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, xung đột đang tạo bầu không khí cẳng thẳng trong quan hệ quốc tế. Tổng thư ký Ban Ki-mun kêu gọi khóa họp 67 tăng cường hơn nữa mọi nỗ lực của các nước thành viên để đẩy nhanh quá trình cải tổ Liên hợp quốc.
3. Hội thảo về quốc phòng các thành viên Liên minh châu Âu
Ngày 19-9-2012, tại Hội thảo về quốc phòng do Cộng hòa Síp tổ chức tại Brúc-xen, Bỉ, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu (EU), Tướng Ha-can Xy-ren (Hakan Syren) đã đưa ra lời cảnh báo: Nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ không thể duy trì một số bộ phận quan trọng trong quân đội trừ phi chính phủ những nước này tăng ngân sách quốc phòng và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực phòng thủ. Theo ông Xy-ren, khả năng quân sự của các nước thành viên Liên minh châu Âu đang trên đà tụt dốc. Trong vài năm tới, một số nước thành viên không đủ sức để “nuôi” các bộ quan trọng trong quân đội như lực lượng không quân. Nguyên nhân do nhiều nước cắt giảm chi phí cho quốc phòng như một biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước để giảm nợ công, khiến chỉ còn một số ít nước thuộc Liên minh châu Âu là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đáp ứng mục tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng. Trong khi đó, một số nước sử dụng ngân sách quốc phòng không hiệu quả, dẫn đến tình trạng đầu tư quá mức trong một số lĩnh vực trong khi không thể bù đắp những thiếu hụt nghiêm trọng trong một số lĩnh vực khác. Ông Xy-ren cho rằng chi phí tốn kém cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài như Áp-ga-ni-xtan và Li-bi cũng tạo sức ép tài chính cho các lực lượng vũ trang Liên minh châu Âu.
4. Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại In-đô-nê-xi-a
Ngày 20-9-2012, tại Gia-các-ta (Jakarta), In-đô-nê-xi-a đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Hòa bình, ổn định tại Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương: Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các nước lớn tại khu vực”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng của In-đô-nê-xi-a (IODAS) và Viện Nghiên cứu hàng hải của In-đô-nê-xi-a (IMS) tổ chức. Tại hội nghị, các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc đàm phán COC; bày tỏ hy vọng COC sẽ được hoàn thành và có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Các đại biểu cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng lòng tin, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC, và ủng hộ nỗ lực chung về giải quyết tranh chấp Biển Đông của các nước trong và ngoài khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông; phát triển cách tiếp cận phổ biến rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một trách nhiệm chính trị, phục vụ lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Trong thời gian tới, các bên liên quan cần cam kết kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; không có những hoạt động có thể làm phức tạp tình hình; tránh các cuộc chạy đua vũ trang; thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì lợi ích của cả khu vực; tôn trọng và thực hiện hiệu quả DOC, tiến tới COC, xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông; cố gắng đi đến thỏa thuận về các vấn đề ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, tham gia trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, phòng chống thiên tai, an ninh năng lượng và lương thực; chống cướp biển; linh hoạt và dần dần thể chế hóa hợp tác và tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông.
5. Trung Quốc - Liên minh châu Âu thúc đẩy tự do hóa thương mại
Ngày 20-9-2012, phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc tại Brúc-xen (Brussels), Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Thủ tướng Trung Quốc bày tỏ hy vọng Liên minh châu Âu sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, đồng thời cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ và đầu tư vào trái phiếu chính phủ của khu vực này. Tại hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hối thúc hai bên đẩy mạnh tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại và đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển chung cũng như các trung tâm chuyển giao công nghệ và đào tạo. Ông Ôn Gia Bảo cũng kêu gọi Liên minh châu Âu và Trung Quốc xây dựng các cơ chế hợp tác để tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực giao thông vận tải, điện lực và viễn thông. Tại hội nghị này, Liên minh châu Âu và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận chính trị về kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cao ủy châu Âu phụ trách vấn đề phát triển An-đrít Pi-e-ban (Andris Piebalgs) và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã ký thỏa thuận về việc tài trợ cho “việc chuyển sang nền kinh tế sử dụng ít than đá và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”.
6. Hội nghị “Những người bạn Xy-ri” tại Hà Lan
Cuộc họp nhóm "Những người bạn của Xy-ri" diễn ra trong bối cảnh bạo lực tiếp tục leo thang tại quốc gia này |
Ngày 20-9-2012, hơn 60 nhà ngoại giao đến từ các quốc gia thuộc nhóm “Những người bạn Xy-ri” đã nhóm họp gần thành phố La Hay (La Hague) của Hà Lan để thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chế độ cầm quyền tại Đa-mát (Damacus). Cuộc họp lần này tập trung vào thắt chặt các chế tài, thực thi những biện pháp trừng phạt hiện nay bao gồm cả cấm vận vũ khí và dầu mỏ. Phát biểu khai mạc cuộc họp Ngoại trưởng Hà Lan U-ri Rô-xen-than (Uri Rosenthal) cho rằng, “các biện pháp trừng phạt tài chính không chỉ nhằm làm giảm sức mạnh quân sự của chính quyền Đa-mát mà cuối cùng còn nhằm lật đổ Tổng thống Ba-sa An-Át-sát (Bashar al-Assad)”. Cuộc họp của nhóm “Những người bạn Xy-ri” diễn ra sau khi trong tháng này, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cần tăng cường các trừng phạt chống Đa-mát trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể giải quyết được cuộc khủng hoảng đẫm máu kéo dài 18 tháng qua ở Xy-ri. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực tài chính sẽ thảo luận tại cuộc họp này những cách thức tăng cường trừng phạt kinh tế, trong đó có phong tỏa tài sản.
7. AIPA 33 đã bế mạc với nhiều quyết định quan trọng
Ngày 21-9-2012, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 33, diễn ra tại Lôm-bóc (Lombok), In-đô-nê-xi-a đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng với việc thông qua nhiều quyết định quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc tăng cường vai trò và các mối quan hệ hợp tác của AIPA, hướng tới Cộng đồng ASEAN 2015. Trong phiên họp toàn thể thứ hai, Đại hội đồng AIPA 33 đã nhất trí thông qua hai nghị quyết của Ủy ban Chính trị, bao gồm “Khuyến khích các nước thành viên ASEAN tích cực nâng cao nhận thức và thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân, bao gồm cả xã hội dân sự vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN”, và “Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”. Các nghị quyết đã nhấn mạnh sự ủng hộ tuyệt đối của AIPA đối với những cam kết và nỗ lực của các nước ASEAN, trên tinh thần đoàn kết - hợp tác và thống nhất, tăng cường tham vấn để tìm giải pháp hòa bình về các vấn đề của khu vực dựa trên Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á (1976), Hiến chương ASEAN (2008) và Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về sáu Nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông đã đưa ra ngày 20 tháng 7 năm 2012 tại Phnôm Pênh, để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Đại hội đồng AIPA 33 còn thông qua một số nghị quyết về kinh tế, xã hội, các nghị quyết về nữ nghị sỹ và nhất trí với các đề xuất của Ủy ban Tổ chức, trong đó có việc chỉ định đại diện Xin-ga-po làm Tổng Thư ký AIPA nhiệm kỳ mới (kéo dài 3 năm và bắt đầu từ 1-3-2013), thay đại diện Phi-líp-pin sắp mãn nhiệm... Các đại biểu cũng quyết định Đại hội đồng AIPA 34 sẽ được tổ chức ở Bru-nây từ 15 đến 21-9-2013 tại Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan). Tại phiên họp trên, các đại biểu đã thông qua báo cáo về cuộc đối thoại giữa AIPA với các nước quan sát viên, bao gồm Ốt-xtrây-li-a, Be-la-rút, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Nga, tập trung vào các vấn đề phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; thúc đẩy phối hợp nghiên cứu và chuyển giao chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp; năng lượng và các khía cạnh liên quan tới môi trường; tăng cường các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao hợp tác nghị viện/quốc hội giữa các thành viên và quan sát viên của AIPA.
8. Phương Tây kêu gọi biện pháp trừng phạt mới với I-ran
Ngày 23-9-2012, một nguồn tin ngoại giao cho biết Anh, Pháp và Đức đã chính thức kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng ba nước trên đã viết thư cho Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu, Ca-thơ-rin Át-xtơn (Catherine Ashton), kêu gọi Liên minh châu Âu cần có những biện pháp cứng rắn hơn bởi chương trình hạt nhân của I-ran đang trở nên ngày càng đáng quan ngại. Tuy nhiên, chi tiết về các biện pháp trừng phạt mới sẽ được các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu thảo luận tại cuộc họp ở Brúc-xen (Bỉ), vào ngày 15-10 tới. Động thái trên của ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức diễn ra trong bối cảnh Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát (Mahmoud Ahmadinejad) đang tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Niu-Oóc (Mỹ), trong đó chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này là một trong những nội dung thảo luận chính. Tại cuộc họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đã tiếp tục kêu gọi I-ran cần nhanh chóng đưa ra những hành động cụ thể để cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình./.
Cuộc đua của kẻ tám lạng, người nửa cân  (25/09/2012)
"Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Campuchia"  (24/09/2012)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò hậu phương quân đội  (24/09/2012)
Thủ tướng hội kiến với Quốc vương Campuchia  (24/09/2012)
Nhật Bản cử Thứ trưởng Ngoại giao đến Trung Quốc  (24/09/2012)
Triển lãm hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Phi  (24/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên