Dịch “Kỷ yếu Hoàng Sa” sang tiếng nước ngoài
20:04, ngày 06-09-2012
TCCSĐT - Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa giao Hội Khoa học lịch sử thành phố phối hợp với Sở Ngoại vụ và Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa xây dựng kế hoạch dịch “Kỷ yếu Hoàng Sa” sang một số tiếng nước ngoài, trước mắt là tiếng Anh và tiếng Trung.
"Kỷ yếu Hoàng sa" đã được phát hành vào tháng 1-2012, dày 212 trang do Nhà xuất bản Thông tin - Truyền thông cấp phép và phát hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ làm chủ biên, Giáo sư Phan Huy Lê làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Cuốn sách gồm 4 phần: Hoàng Sa – Chủ quyền Việt Nam; Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa; Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử; Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Cuốn sách cũng giới thiệu 24 nhân chứng sống tại Hoàng Sa cũng như những kỉ niệm, ký ức và cảm nhận của họ về vùng thời gian sống và làm việc trên đảo.
Bên cạnh đó, nội dung Kỷ yếu cũng đề cập một số hoạt động tại các địa phương và nhân dân cả nước có liên quan đến việc sưu tầm tư liệu, hiện vật minh chứng quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, lịch sử của công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hoàng Sa - Việt Nam - vùng đất thiêng và niềm ý thức về chủ quyền dân tộc luôn là những khái niệm thường trực, hiện hữu trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Cuốn sách là tập hợp các tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý, trong đó có nhiều hình ảnh và ký ức của những người đã từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX cùng những cảm nhận của họ về vùng đảo, những ngày tháng sống ở đây.
Theo ông Đặng Công Ngữ, Chủ biên cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, những tư liệu trong cuốn sách này là tài liệu tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ nhất từ trước đến nay về mặt địa lý lịch sử, nhân chứng cũng như quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa kể từ thời nhà Nguyễn./.
Cuốn sách gồm 4 phần: Hoàng Sa – Chủ quyền Việt Nam; Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa; Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử; Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Cuốn sách cũng giới thiệu 24 nhân chứng sống tại Hoàng Sa cũng như những kỉ niệm, ký ức và cảm nhận của họ về vùng thời gian sống và làm việc trên đảo.
Bên cạnh đó, nội dung Kỷ yếu cũng đề cập một số hoạt động tại các địa phương và nhân dân cả nước có liên quan đến việc sưu tầm tư liệu, hiện vật minh chứng quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, lịch sử của công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hoàng Sa - Việt Nam - vùng đất thiêng và niềm ý thức về chủ quyền dân tộc luôn là những khái niệm thường trực, hiện hữu trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Cuốn sách là tập hợp các tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý, trong đó có nhiều hình ảnh và ký ức của những người đã từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX cùng những cảm nhận của họ về vùng đảo, những ngày tháng sống ở đây.
Theo ông Đặng Công Ngữ, Chủ biên cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, những tư liệu trong cuốn sách này là tài liệu tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ nhất từ trước đến nay về mặt địa lý lịch sử, nhân chứng cũng như quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa kể từ thời nhà Nguyễn./.
Tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (06/09/2012)
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn  (06/09/2012)
Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (06/09/2012)
Xây dựng “ xã hội học tập” cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số  (06/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển