ADB muốn cắt giảm rào cản thương mại với lúa gạo
ADB cho rằng, người dân châu Á - lực lượng tiêu thụ và sản xuất gạo hàng đầu thế giới, đã phải chịu gánh nặng khi giá ngũ cốc tăng vọt trong năm 2007 - 2008, mà một trong những nguyên nhân là do các nhà sản xuất hạn chế xuất khẩu và các nhà tiêu thụ hoảng loạn nhập khẩu.
Chuyên gia nông nghiệp và an ninh lương thực của ADB, Lu-đét A-đờ-ri-a-nô (Lourdes Adriano) cho rằng giá lương thực tăng tới 149% trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 chủ yếu là do sự hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất. Do vậy, để tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo giá gạo không tăng quá cao, các nhà hoạch định chính sách cần phải cắt giảm các rào cản thương mại gạo và bình ổn giá.
Bà Lu-đét A-đờ-ri-a-nô (Lourdes Adriano) nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực do tăng trưởng sản xuất chậm lại trong khi nhu cầu tăng cao, thời tiết xấu, cạnh tranh từ các nhiên liệu sinh học, tích trữ gia tăng và xuất khẩu hạn chế.
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong báo cáo nghiên cứu công bố đầu tháng 8 vừa rồi đã cắt giảm dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2012, từ 732,3 triệu tấn trong dự báo trước đó xuống 724,5 triệu tấn do mưa ít ở Nam Á - một trong những khu vực sản xuất lúa gạo lớn của thế giới.
ADB đánh giá Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho khu vực châu Á đông dân nhất thế giới. ASEAN đã đạt sản lượng 110,5 triệu tấn gạo năm 2011 và có thể duy trì sản lượng này bằng cách thiết lập một chỉ số giá và tăng cường trao đổi thương mại lúa gạo, động thái giúp giảm thiểu biến động giá cả toàn cầu khi cho phép nông dân bớt phải qua khâu trung gian, có thể bán trực tiếp ra thị trường với mức giá tốt hơn.
ASEAN có hai nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan, Việt Nam và các nhà cung cấp tiềm năng như Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma, song cũng bao gồm hai nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và các nhà tiêu thụ gạo như Bru-nây, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a./.
Đêm nghệ thuật “Trường Sa - Biển đảo Việt Nam mến yêu”  (03/09/2012)
Hội nghị toàn cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực  (03/09/2012)
Thêm một hành động xung quanh quần đảo tranh chấp giữa 2 nước Trung Quốc – Nhật Bản  (03/09/2012)
Nhiều hoạt động chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (02/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên