Nhiều hoạt động chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9
TCCSĐT - Những ngày qua, tại nhiều nơi trên cả nước đã diễn ra các hoạt động chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
* Chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sáng 2-9, Ban tổ chức Các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc các triển lãm ảnh tại Nhà văn hóa thanh niên, Công viên Chi Lăng và đường Đồng Khởi. Tại Nhà Văn hóa thanh niên triển lãm với chủ đề “Tự hào 67 năm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, trưng bày hơn 80 hình ảnh, tư liệu quý rất sống động và có giá trị lịch sử sâu sắc, nội dung được chia thành các phần gồm phát huy tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc; Phấn đấu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại. Tại Công viên Chi Lăng và đường Đồng Khởi, triển lãm giới thiệu 95 ảnh thời sự - nghệ thuật với chủ đề “ Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” khắc họa sự khởi sắc, phát triển đi lên của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
* Cũng trong sáng 2-9-2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và báo công với Bác Hồ tại Đền thờ Bác ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh nhân ngày Bác đi xa. Hơn 600 cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân từ khắp nơi trong tỉnh đã dự lễ.
Tại buổi lễ, các đại biểu và nhân dân cùng ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng của quân dân trong tỉnh; quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ trong những năm tháng chống Mỹ. Năm 1969, khi nghe tin Bác mất, quân dân xã Long Đức đã triển khai xây dựng một ngôi đền ngay trong tầm bom pháo của kẻ thù và kiên cường bảo vệ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Đền thờ Bác được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 3 năm 1970. Công việc xây dựng đền phải làm vào ban đêm, du kích cùng nhân dân địa phương chia ra làm nhiều tổ, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, qua mắt các căn cứ quân sự của Mỹ, ngụy chung quanh, vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xây dựng đền. Miệt mài gần mười tháng làm việc bất chấp bom đạn, sự đánh phá ngăn cản của địch, quân dân xã Long Đức đã chung sức, đồng lòng hoàn thành Đền thờ Bác Hồ và chính thức khánh thành vào đúng ngày 30 Tết Nguyên đán năm 1971. Trải qua hơn 4 thập niên, đền thờ Bác Hồ đã được trùng tu tôn tạo lại cảnh quan, tạo nên một khu di tích lịch sử văn hóa rộng hơn 7 ha , trở thành biểu tượng tình cảm của nhân dân Trà Vinh đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc . Vào tháng 4/2012, khu di tích đã cũng xây dựng hoàn thành công trình nhà sàn Bác Hồ, do Trung tâm Ứng dụng Trưng bày - Bảo tàng Hồ Chí Minh thiết kế hạng mục phục chế. Mô hình nhà sàn Bác Hồ được thiết kế và phục chế theo bản vẽ được giữ lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Các tài liệu, hiện vật được phục chế đều tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế, chất liệu, màu sắc và đảm bảo tính chân thật như hiện vật gốc. Từ lâu, đền thờ đã trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng, đồng thời mỗi năm thu hút gần 50 nghìn du khách trong nước, ngoài nước và kiều bào về thăm viếng.
* Cùng ngày 2-9, tại Đền thờ Bác, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) long trọng tổ chức lễ dâng hương nhân kỷ niệm 43 năm Ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và đông đảo nhân dân xã Châu Thới dự lễ tưởng niệm và dâng hoa, dâng hương bày tỏ lòng biết ơn với công lao của Bác, nguyện tiếp tục đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn; đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu mạnh.
Về dự lễ dâng hương, khi đền thờ Bác được nâng cấp trở thành khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trong lòng mỗi người dân Châu Thới nói riêng và mọi người dân Bạc Liêu càng thêm phấn khởi, tự hào. Ông Nguyễn Chính Quán, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi phấn khởi cho biết, Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Lợi ra sức thi đua lao động, học tập và làm theo gương Bác. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh của người dân, đền thờ Bác đã trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng và học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh của tỉnh. Đây là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời của dân tộc.
* Trước đó, ngày 1-9, tại Trung tâm hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Lễ mít-tinh kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành cách mạng và lực lượng quần chúng nhân dân tỉnh Sóc Trăng và huyện Châu Thành đã về dự.
Đồng chí Thái Đức Thông, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã điểm lại chặng đường vẻ vang của dân tộc từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, Nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, anh dũng đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, ổn định chính trị, an ninh vững chắc, kinh tế từng bước phát triển...
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay, Sóc Trăng đã không ngừng phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%, bình quân thu nhập đầu người đạt trên 1.225 USD (năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 22% hiện nay, đời sống đồng bào Khmer tại địa phương đã được cải thiện nhanh chóng thông qua các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước...
* Cùng ngày 1-9, khu Trung tâm hành chính huyện Châu Thành đã được khánh thành đưa vào sử dụng với quy mô hiện đại bậc nhất trong các khu hành chính cấp huyện tại Sóc Trăng hiện nay.
Khu Trung tâm hành chính huyện Châu Thành có diện tích 5,7 ha, trong đó diện tích xây dựng trên 1,5 ha gồm các hạng mục như: Khối nhà Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện; khối các đơn vị sự nghiệp; khối đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; Hội trường lớn; khu nhà ăn và khu nhà nghỉ công vụ; các hạng mục san lấp mặt bằng, sân tennis, tường rào, đường đi, cây xanh... Tổng kinh phí đầu tư toàn bộ Khu Trung tâm hành chính huyện gần 97 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành trước kế hoạch gần 1 năm so với dự kiến.
* Cũng trong ngày 1-9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (1-9-1957 – 1-9-2012) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Dự lễ kỷ niệm có đồng chí lãnh đạo đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam, một số cơ quan Trung ương và lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ.
Trong 55 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, các cấp và sự ủng hộ của nhân dân, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái không ngừng lớn mạnh cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, chất lượng và thời lượng phát sóng. Từ một Đài truyền thanh quy mô nhỏ ban đầu, đến nay đã hình thành cả một hệ thống phát thanh, truyền hình rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở với chất lượng ngày càng được nâng cao, diện phủ sóng được mở rộng. Trong đó, tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn dân cư tăng nhanh từ 72% năm 2005 lên 87% năm 2011.
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái đã tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng máy phát sóng kênh truyền hình 27. Đây là máy phát công nghệ bán dẫn hoàn toàn, được điều chế xử lý số đảm bảo chất lượng tín hiệu. Ngoài phát sóng thông thường máy sẵn sàng phát sóng số theo tiêu chuẩn DTB-T bảo đảm phủ các chương trình trên sóng VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam 24/24. Cùng với 5 máy đang phát sóng hiện có, máy phát sóng kênh truyền hình 27 sẽ tạo điều kiện cho Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái tăng thêm thời lượng phát sóng, nâng cao chất lượng các chương trình sản xuất của Đài.
Với những thành tích xuất sắc, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái đã vinh dự được đón nhận các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động hạng: Nhất, Nhì, Ba. Nhiều năm liền được tặng thưởng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khu vực Tây Bắc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm này Đài Phát thanh và Truyền hình Uên Bái còn vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chưng Độc lập hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và của tỉnh Yên Bái.
* Từ ngày 17-8 đến 5-9, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Ninh Bình tổ chức 3 đội thông tin lưu động phục vụ người dân tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc 3 huyện Nho Quan, Yên Mô, Hoa Lư với những bộ phim chuyên đề do Cục Điện ảnh cung cấp như: Tiền cụ Hồ, Đất đẻ… và các phim truyện nhựa: Mùi cỏ cháy, Tây Sơn hào kiệt, Vũ điệu tử thần. Rạp chiếu phim Ninh Bình cũng vừa khai trương phòng chiếu phim mới áp dụng công nghệ HD đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của giới trẻ.
Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã dẫn đầu các đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đi thăm hỏi, tặng quà một số lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa tại các huyện Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp./.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch  (02/09/2012)
Lễ Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước  (02/09/2012)
Tăng cường quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất  (01/09/2012)
Điện mừng Ngày Độc lập của Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan  (01/09/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay