Tăng cường giáo dục thể chất để hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh trong học sinh
Theo báo cáo của Bộ GD – ĐT, từ năm 2008 đến nay, hình thức tổ chức các hoạt động GDTC trong các trường học ngày càng đa dạng, phong phú. Đặc biệt, việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo cơ hội đưa các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi truyền thống và các môn thể thao truyền thống của dân tộc vào trường học, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên, phụ huynh. Đến hết năm học 2011-2012, tất cả các trường học trong cả nước đã tiến hành dạy và học môn thể dục theo chương trình do Bộ GD – ĐT ban hành từ lớp 1 đến lớp 12 và có gần 90% học sinh đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định. Việc GDTC được thực hiện theo hướng trang bị những kiến thức về kỹ năng vận động cơ bản, giáo dục các tố chất thể lực, góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách cho học sinh, hạn chế các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn trong nhà trường và xã hội.
Để nâng cao chất lượng công tác GDTC cho học sinh, từ năm 1991 đến nay, Bộ GD – ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học GDTC và y tế trường học; chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận dần với trình độ tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về công tác thể dục thể thao học sinh; đẩy mạnh việc bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác GDTC. Những năm gần đây, xu hướng xã hội hóa công tác GDTC và phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh trong các trường học và xã hội, tạo điều kiện cho phong trào thể dục thể thao trong học sinh phát triển. Thông qua phong trào này và các kỳ HKPĐ, ngành giáo dục và ngành thể thao đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều học sinh năng khiếu, bổ sung tài năng thể thao cho đất nước…
Tuy nhiên, theo nhận định chung của nhiều đại biểu tại hội nghị, công tác GDTC trong trường học thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Hiện nay, trong cả nước mới chỉ có khoảng 25% số trường tiểu học có giáo viên thể dục thể thao chuyên trách, chủ yếu là ở các trường điểm và các thành phố, còn lại do giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Ở các trường trung học cơ sở, có đến 20% số tiết thể dục do giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Hệ thống chế độ, chính sách đối với giáo viên thể dục thể thao còn nhiều bất cập. Nội dung kỹ thuật nhiều môn thể thao trong chương trình còn mang xu hướng nặng nề, cầu toàn, có nhiều kỹ thuật quá khó không phù hợp với đặc điểm sức khỏe, lứa tuổi của học sinh. Nhiều nơi, giờ học thể dục vẫn còn mang tính hình thức, học sinh tham gia với tâm thế bị bắt buộc, gượng ép. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác GDTC trong trường học (nhà tập, sân tập, sân chơi, bể bơi, dụng cụ tập luyện…) nhìn chung còn thiếu và yếu, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi…
Hội nghị đã thống nhất xác định một số mục tiêu phát triển GDTC và phong trào HKPĐ giai đoạn 2012-2016:
- Tăng cường các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác GDTC và phong trào HKPĐ trong trường phổ thông; đặc biệt quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi…
- Giáo dục cho học sinh những kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để thay đổi thói quen tập luyện thể dục thể thao, hình thành được những thói quen và hành vi sống khỏe, sống tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Xây dựng môi trường vui chơi, học tập lành mạnh trong các trường học. Ngành GD – ĐT tăng cường phối hợp với gia đình, cộng đồng tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoài trường học.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thể dục thể thao và phong trào HKPĐ trong nhà trường với sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh và cộng đồng.
- Xây dựng chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy và học môn thể dục theo chương trình đổi mới của ngành GD – ĐT sau năm 2015.
Các giải pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu đã đề ra:
Hoàn thiện bộ phận quản lý công tác thể dục thể thao và phong trào HKPĐ trường học từ Bộ GD – ĐT đến các nhà trường.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đất đai dành cho GDTC và thể thao trường học.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng giáo viên giảng dạy môn thể dục.
Tiếp tục cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn thể dục theo hướng giảm tải, bám sát mục tiêu giáo dục, tránh yêu cầu quá cao đối với học sinh về kỹ thuật và thành tích thực hành.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao quần chúng, tạo điều kiện nâng cao thành tích thể thao trong học sinh. Chú trọng xây dựng và quản lý thống nhất nội dung, hình thức thi đấu thể thao học sinh phổ thông từ cơ sở đến Trung ương.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về công tác thể dục thể thao trong trường học./.
Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên  (06/08/2012)
Thúc đẩy hợp tác giữa các ủy ban quốc hội Việt-Mỹ  (06/08/2012)
Tổng Bí thư tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào  (06/08/2012)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc  (06/08/2012)
Bộ Công Thương: Doanh nghiệp sẽ không thể tùy tiện tăng giá  (06/08/2012)
Mỹ và Australia tư vấn quy hoạch tỉnh Quảng Ninh  (06/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên