Khủng hoảng nợ công trong Eurozone ngày càng nghiêm trọng
Ông Manuel Barroso cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang ở "thời kỳ khẩn cấp về mặt xã hội". Ngay cả khi các nước thành viên EU thực hiện các biện pháp cải cách đúng đắn thì những biện pháp này vẫn có thể chịu tác động tiêu cực từ những sự kiện nằm ngoài vòng kiểm soát của họ, như tình trạng nghèo khổ và bài trừ xã hội gia tăng. Theo ông, khó khăn mà EU đang đối mặt mang tính hệ thống, đòi hỏi phải có một tầm nhìn và một đường hướng cụ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước thành viên EU đã nhận thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Ông Manuel Barroso khẳng định hội nhập sâu hơn về kinh tế giữa các nước thành viên Eurozone là "lối thoát" cho cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực, song kế hoạch hội nhập sẽ được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào cuối tháng này, chỉ là sự khởi đầu, chứ không phải sự kết thúc đối với tiến trình này. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực cam kết biến Eurozone thành một liên minh chặt chẽ hơn bao giờ hết, nhấn mạnh nếu thị trường mất lòng tin vào "tính chất không thể đảo ngược được" của liên minh kinh tế - tiền tệ này, tương lai của Eurozone sẽ "rất hạn chế".
Theo ông Manuel Barroso, tạo động lực cho sự hội nhập toàn diện, từ ngân sách đến chính sách thuế, và phát hành trái phiếu chung là giải pháp "tối cần thiết" cho tương lai của Eurozone. Ông cũng khẳng định EU cần thúc đẩy tăng trưởng trung hạn bằng cách không chấp nhận đề nghị của Anh và Đức về cắt giảm 100 tỉ euro trong ngân sách chung của khu vực từ nay đến cuối thập kỷ này.
Cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thừa nhận xứ sở "Bò tót" không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm một khoản vay lớn từ Eurozone. Phát biểu trước Quốc hội nước này, ông Rahoi nói rõ tại thời điểm hiện nay, chính phủ không có 100 tỉ euro và cũng không thể phát hành trái phiếu. Ông cho biết Tây Ban Nha không có một hệ thống tài chính tốt nhất như chính phủ tiền nhiệm đã khẳng định và đó là lý do buộc chính phủ đương nhiệm phải vay mượn từ EU để hỗ trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn. Ông khẳng định các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ phải hoàn lại khoản vay mà các bộ trưởng tài chính Eurozone đã nhất trí dành cho Madrid ngày 9-6 vừa qua.
Trong bài diễn văn trước cuộc họp nội các cũng trong ngày 13-6, Thủ tướng Italia Mario Monti cho biết, ông không lo lắng về vị thế của nước này trên vũ đài và thị trường quốc tế. Italia hiện có mức thâm hụt ngân sách nhà nước và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều nước EU khác, các ngân hàng ổn định của nước này "không bị phơi nhiễm" trước cuộc khủng hoảng ngân hàng đang đe dọa Tây Ban Nha. Lãi suất trái phiếu chính phủ cao của Italia không bắt nguồn từ những vấn đề bên trong Italia và có thể giảm nếu các nhà lãnh đạo EU chấp nhận "gói các biện pháp tăng trưởng đáng tin cậy" tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Tuy nhiên, báo chí và giới phân tích Italia dự đoán Roma có thể "theo chân" Madrid xin hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Theo các nguồn tin này, việc các bộ trưởng tài chính Eurozone nhất trí cho Tây Ban Nha vay 100 tỉ euro chứng tỏ "tấm màng lọc" ngăn cách nước này và Italia với nhóm các nước đang mắc nợ trầm trọng trong EU đã được tháo dỡ. Nợ công của Italia hiện tương đương 120% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong khi GDP quý I/2012 giảm 0,8%, mức giảm lớn nhất trong 3 năm qua.
Như vậy, sau khi phải "bơm" tiền cứu trợ cho Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, cuối tuần qua, các bộ trưởng tài chính của 17 nước thành viên Eurozone đã nhất trí dành khoản hỗ trợ tài chính trị giá 100 tỉ euro (125 tỉ USD) để vực dậy ngành ngân hàng đang điêu đứng của Tây Ban Nha - nền kinh tế có giá trị lớn gấp đôi 3 nền kinh tế kể trên gộp lại.
Đây là lần đầu tiên Eurozone áp dụng biện pháp ngăn ngừa để hỗ trợ một thành viên của khu vực tránh khỏi việc ngừng giao dịch trên thị trường. Sự kiện này cho thấy Đức đã thay đổi quan điểm, khi trụ cột kinh tế này trước đây từng nhấn mạnh rằng tất cả các gói cứu trợ sẽ chỉ là "giải pháp cuối cùng". Các nhà phân tích đánh giá rằng quyết định cứu trợ Tây Ban Nha là bước tiến mới linh hoạt hơn trong cách giải quyết cuộc khủng hoảng, hoặc đó là do các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhận ra rằng hành động nhanh chóng là cách giúp tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.
Có thể với gói cứu trợ vừa được thông qua, người ta sẽ có thêm thời gian để tái cấu trúc "ngôi nhà chung" Eurozone. Song khả năng Hy Lạp sẽ lại "bén lửa" nếu đảng cánh tả Syriza, vốn phản đối các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế cho Aten, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ngày 17-6, hoặc các cuộc bầu cử lại rơi vào bế tắc một lần nữa. Ngày 12-6, thủ lĩnh đảng cánh tả Syriza ở Hy Lạp nói rằng gói cứu trợ quốc tế đối với Hy Lạp sẽ trở thành "chuyện cũ" sau cuộc tổng tuyển cử lại ở Hy Lạp sắp tới. Tuyên bố trên của người đứng đầu lực lượng chính trị đang có nhiều triển vọng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này càng làm tăng thêm mối lo ngại Aten sẽ từ bỏ thỏa thuận của chính phủ tiền nhiệm với các nhà lãnh đạo EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc nước này phải ra khỏi Eurozone. Về phía mình, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cũng đã trao đổi với các chính phủ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) về tư vấn pháp lý đối với kiểm soát vốn, bao gồm cả giới hạn rút tiền từ tài khoản ngân hàng Hy Lạp và các biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp khi họ xây dựng kế hoạch dự phòng trường hợp Hy Lạp ra khỏi Eurozone.
Phóng viên TTXVN tại Luân Đôn dẫn báo “Điện tín” của Anh ngày 12-6 cho biết các quan chức EC xác nhận rằng những yếu tố kể trên trong kế hoạch dự phòng Hy Lạp ra khỏi Eurozone đã được Nhóm làm việc về đồng euro (EWG) của EC thảo luận trong sáu tuần qua. Báo "Ekathimerini " của Hy Lạp cho rằng việc rút tiền ở các ngân hàng Hy Lạp đã lên đến 500 triệu euro mỗi ngày và tốc độ rút tiền dự kiến còn tăng cao hơn nữa sau ngày Hy Lạp tổ chức bầu cử 17-6 tới.
Các chính phủ khu vực Eurozone cũng đã tìm kiếm lời khuyên về việc đình chỉ vùng du lịch không cần mang hộ chiếu của Liên minh châu Âu (EU) để ngăn chặn người dân Hy Lạp mang tiền ra khỏi nước này hoặc hạn chế số người chạy trốn khỏi hỗn loạn chính trị.
Người ta lo ngại rằng việc EC thừa nhận đã đưa ra các tư vấn pháp lý về những vấn đề trên sẽ làm tăng thêm sự bất ổn của thị trường trong bối cảnh dư luận lo ngại rằng Eurozone đang trên đà tan vỡ vào mùa Hè này.
Một nhận định là dường như các chính phủ châu Âu mới chỉ đang "rón rén" thực hiện các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, trong khi họ có khả năng làm nhiều hơn thế. Thủ tướng Canada Stephen Harper nhận định: "Châu Âu là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới, tuy nhiên, cuộc giải cứu đồng euro có vẻ như mới chỉ được giải quyết nửa vời, do thiếu sức mạnh tổng lực của ngân hàng trung ương, thiếu một cơ quan đầu não với các thẩm quyền tài chính và cơ chế quản lý ngân hàng, vốn là các nhân tố cần thiết trong một liên minh tiền tệ". Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng tiến trình (tái cấu trúc) tại châu Âu sẽ kéo dài nhiều tháng, hoặc thậm chí là nhiều năm.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng tại châu Âu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần trước đã thực hiện một số cuộc điện đàm với các lãnh đạo khu vực và kêu gọi thực hiện các biện pháp nhanh chóng nhằm vực dậy đồng euro. Washington lo ngại rằng cuộc khủng hoảng thậm chí sẽ có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ và hủy hoại chiến dịch tái tranh cử của đương kim Tổng thống. Mặc dù đồng quan điểm với Washington, nỗ lực tìm kiếm các sáng kiến cứu hệ thống tài chính và ngân hàng, song các nhà phân tích cho rằng tiến trình điều chỉnh Hiệp ước tài chính châu Âu và phê chuẩn của 27 nước thành viên đang diễn ra rất "chậm chạp".
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng các nước EU cần trao cho các thể chế châu Âu - bao gồm cả Tòa án Công lý châu Âu - thêm quyền quản lý ngân sách quốc gia để liên minh này hoạt động thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, việc thay đổi hiệp ước có thể sẽ gây ra căng thẳng tại nhiều nước như Pháp và Hà Lan - hai nước đã phản đối hiệp ước châu Âu trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2005.
Nhà đầu tư kỳ cựu tại châu Âu George Soros, người ủng hộ kế hoạch hội nhập châu Âu, cho rằng tiến trình thay đổi chính trị không xoa dịu nổi sự mất kiên nhẫn của thị trường, bởi vậy các nhà lãnh đạo EU sẽ chỉ còn 3 tháng để giải cứu đồng euro. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng các nhà đầu tư đang quá bi quan. Theo ông, dư luận đang đánh giá thấp sức mạnh của những cam kết chính trị mà các nước thành viên khu vực đồng euro đưa ra./.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (14/06/2012)
Thế giới cần thay đổi mô hình phát triển để giải quyết thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội  (14/06/2012)
Lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững  (14/06/2012)
Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên thăm Việt Nam  (14/06/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm