Tạo sức lan tỏa trong thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào
22:11, ngày 07-06-2012
Chiều 7-6-2012, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lễ phát động cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam.
Hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào”, chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2012) và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977-2012), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào thống nhất chủ trương phối hợp giữa hai Đảng tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” trên phạm vi hai nước. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức: thi viết và thi trắc nghiệm trên mạng Internet.
Cuộc thi là dịp để hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào cùng nhau tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, xây đắp niềm tin cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ của hai nước về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đoàn kết, đấu tranh chống lại kẻ thù chung, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1930 - 1951) và sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào . Cuộc thi nhằm tiếp tục phát huy bền vững những giá trị tốt đẹp của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007 ” (xuất bản năm 2011 và 2012); vun đắp ngày càng sâu sắc hơn tình cảm của hai dân tộc Việt – Lào anh em- một mối tình đoàn kết trong sáng, mẫu mực, thủy chung, hiếm có, trở thành “biểu tượng cao đẹp và đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế”.
Cuộc thi góp phần đấu tranh chống lại các âm mưu "diễn biến hòa bình", chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, hòng bóp méo lịch sử, gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức đánh giá cao việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức phát động cán bộ, giảng viên, sinh viên hưởng ứng cuộc thi là một việc làm sáng tạo, đầy ý nghĩa. Ban Tuyên giáo Trung ương mong rằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, tích cực hưởng ứng, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tuyên truyền vận động các cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên, sinh viên tham gia, đặc biệt là sinh viên Lào hiện đang theo học tại Việt Nam tham gia Cuộc thi. Sự nhiệt tình hưởng ứng tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước sẽ góp phần tạo sức lan tỏa sâu sắc trong toàn xã hội, đặc biệt là trong thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào./.
Cuộc thi là dịp để hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào cùng nhau tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, xây đắp niềm tin cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ của hai nước về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đoàn kết, đấu tranh chống lại kẻ thù chung, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1930 - 1951) và sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào . Cuộc thi nhằm tiếp tục phát huy bền vững những giá trị tốt đẹp của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007 ” (xuất bản năm 2011 và 2012); vun đắp ngày càng sâu sắc hơn tình cảm của hai dân tộc Việt – Lào anh em- một mối tình đoàn kết trong sáng, mẫu mực, thủy chung, hiếm có, trở thành “biểu tượng cao đẹp và đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế”.
Cuộc thi góp phần đấu tranh chống lại các âm mưu "diễn biến hòa bình", chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, hòng bóp méo lịch sử, gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức đánh giá cao việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức phát động cán bộ, giảng viên, sinh viên hưởng ứng cuộc thi là một việc làm sáng tạo, đầy ý nghĩa. Ban Tuyên giáo Trung ương mong rằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, tích cực hưởng ứng, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tuyên truyền vận động các cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên, sinh viên tham gia, đặc biệt là sinh viên Lào hiện đang theo học tại Việt Nam tham gia Cuộc thi. Sự nhiệt tình hưởng ứng tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước sẽ góp phần tạo sức lan tỏa sâu sắc trong toàn xã hội, đặc biệt là trong thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào./.
Hội nghị Ngân hàng và Đầu tư Việt Nam 2012  (07/06/2012)
Giá xăng giảm 800 đồng/lít từ 14h ngày 7-6  (07/06/2012)
Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV  (07/06/2012)
Quảng Bình chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa  (07/06/2012)
Hiến pháp năm 1992 và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần  (07/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay