Hội thảo Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị
22:29, ngày 22-05-2012
Hội thảo quốc tế về “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” (ICCPR) đã khai mạc sáng 22-5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền” giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Tham dự Hội thảo có đại diện của các Bộ Ngoại giao, Công an, Tư pháp, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan, các tổ chức của Việt Nam…, đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và chuyên gia từ Văn phòng Cao Ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Hà Kim Ngọc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cho mọi người dân.
Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng được quốc tế ghi nhận. Việt Nam cũng đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Các Chỉ số Phát triển Con người (HDI), Chỉ số Phát triển Giới (GDI) liên tục tăng và cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập.
Trong năm qua, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thắt chặt chi tiêu ngân sách, ứng phó với những thách thức đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng Chính phủ vẫn duy trì ưu tiên chi ngân sách cho an sinh xã hội. Hội thảo là một trong nhiều hoạt động thiết thực của Dự án.
Ông Hà Kim Ngọc đánh giá cho rằng Hội thảo là dịp để các đại biểu chia sẻ thông tin, học hỏi những kinh nghiệm quý báu về thực thi và làm báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực thi Công ước ở Việt Nam.
Trong một ngày làm việc, Hội thảo trao đổi về các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các hướng dẫn làm báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện Công ước và kinh nghiệm trình bày báo cáo lên Uỷ ban Nhân quyền, Cơ quan theo dõi thực hiện Công ước của các quốc gia thành viên./.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Hà Kim Ngọc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cho mọi người dân.
Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng được quốc tế ghi nhận. Việt Nam cũng đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Các Chỉ số Phát triển Con người (HDI), Chỉ số Phát triển Giới (GDI) liên tục tăng và cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập.
Trong năm qua, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thắt chặt chi tiêu ngân sách, ứng phó với những thách thức đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng Chính phủ vẫn duy trì ưu tiên chi ngân sách cho an sinh xã hội. Hội thảo là một trong nhiều hoạt động thiết thực của Dự án.
Ông Hà Kim Ngọc đánh giá cho rằng Hội thảo là dịp để các đại biểu chia sẻ thông tin, học hỏi những kinh nghiệm quý báu về thực thi và làm báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực thi Công ước ở Việt Nam.
Trong một ngày làm việc, Hội thảo trao đổi về các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các hướng dẫn làm báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện Công ước và kinh nghiệm trình bày báo cáo lên Uỷ ban Nhân quyền, Cơ quan theo dõi thực hiện Công ước của các quốc gia thành viên./.
Hải quân Việt-Ấn tiếp tục hợp tác trên một số lĩnh vực  (22/05/2012)
Đoàn Học viện nghiên cứu quốc phòng Anh thăm Việt Nam  (22/05/2012)
Việt Nam sẽ tăng cường giúp Lào về công nghệ  (22/05/2012)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp Hoàng thân Alfred  (22/05/2012)
Phó Chủ tịch nước hội kiến với Thống đốc tỉnh Aichi  (22/05/2012)
Gặp mặt trên 120 nữ đại biểu của Quốc hội khóa XIII  (22/05/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên