Triển khai Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam
Mục tiêu Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đến năm 2020, có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình.
Đồng thời, 80% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; đạt 450 sinh viên trên một vạn dân; 70% thanh niên trong lực lượng lao động được đào tạo nghề; 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp.
Hằng năm, bồi dưỡng và nâng cao năng lực về quản lý nhà nước cho ít nhất 20% cán bộ, công chức trẻ cấp xã; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 500.000 thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; tư vấn pháp luật cho 300.000 thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số...
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo xây dựng Chương trình phát triển thanh niên của bộ, ngành, địa phương mình bám sát mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Phát triển thanh niên; kết hợp, lồng ghép Chương trình này với việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của bộ, ngành, địa phương.
Trong tổ chức thực hiện cần xác định rõ các nhiệm vụ, phân công cụ thể tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, thời hạn hoàn thành... để bảo đảm việc thực hiện hiệu lực, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển thanh niên nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu và ý nghĩa của Chiến lược; vị trí, vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
Các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức quán triệt và triển khai Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020 trong tháng 5 và tháng 6-2012. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai, thực hiện Chiến lược.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao theo đúng thời gian quy định, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Từ năm 2013, định kỳ vào Tháng Thanh niên hằng năm, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đối thoại với thanh niên để nắm bắt tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thanh niên./.
Thư mừng Nữ hoàng Elizabeth II  (22/05/2012)
Thủ tướng tiếp Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia  (22/05/2012)
5 lĩnh vực cử tri kiến nghị tới Quốc hội  (22/05/2012)
Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng  (22/05/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Hungary  (22/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển