Liên hợp quốc thúc đẩy nghị trình đô thị tại Hội nghị Rio+20
22:15, ngày 05-05-2012
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bảo đảm rằng tiến trình đô thị hóa nhanh trên toàn cầu sẽ là đề mục được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tại Brazil trong tháng Sáu tới.
Nhận định trên được ông Ban Ki-moon đưa ra trong thông điệp quan trọng gửi các thành phố đang được mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu ngày 4-5.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định cuộc chiến vì sự phát triển bền vững thành công hay thất bại phụ thuộc vào các thành phố, bởi các thành phố bền vững quyết định phúc lợi của nhân loại trong tương lai.
Ông kêu gọi các thành phố trên toàn cầu nhận thức rõ và ủng hộ các chiến lược quốc gia thông minh hơn về đô thị, các chính sách phát triển khu vực cân bằng hơn và các khuôn khổ kinh tế và luật pháp đô thị được tăng cường hơn.
Đóng góp của các đô thị không chỉ bảo đảm thành công của Hội nghị Rio+20, mà còn cung cấp nền tảng thực hiện chương trình nghị sự đô thị mới hướng tới Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về nhà ở và phát triển đô thị bền vững vào năm 2016 (Habitat III) ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên hợp quốc thiết lập Diễn đàn đô thị thế giới để nghiên cứu giải quyết một trong những vấn đề nóng nhất của thế giới đương đại là tình trạng đô thị hóa quá nhanh cũng như tác động của nó đến các cộng đồng dân cư, các thành phố, các nền kinh tế và các chính sách với dự báo 3/4 nhân loại sẽ sống ở các thành phố trong vòng 50 năm tới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh nhân loại đang thực sự sống trong thế giới với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Dân số đô thị tăng chóng mặt và những siêu thành phố đang mọc lên nhanh nhất ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin.
Trung bình 7 trong 10 đô thị người dân đang sống là ở các nước đang phát triển. Tác động của biến đổi nhanh chóng này đặt ra một thách thức lớn là giảm nhanh tỷ lệ người nghèo đang tăng nhanh tại các đô thị, tạo điều kiện cho người nghèo đô thị tiếp cận với các tiện nghi sống thiết yếu như nhà ở, điện nước, công trình vệ sinh.
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh sự ủng hộ của các nhà chức trách tại các đô thị chưa bao giờ mang tính quyết định như hiện nay trong cuộc chiến chống đói nghèo, bảo vệ môi trường tự nhiên và giảm nguy cơ thảm họa.
Các thách thức về năng lượng, nước, lương thực, đa dạng sinh học, thích nghi với biến đổi khí hậu, phơi trần trước thảm họa tự nhiên, các mô hình sản xuất và tiêu dùng, chính sách bảo vệ xã hội, việc làm đặc biệt đối với thanh niên…đều gắn kết chặt chẽ với nhau.
Theo ông Ban Ki-moon, bằng việc ưu tiên đô thị hoá bền vững trong khuôn khổ phát triển rộng lớn hơn, các thách thức phát triển quan trọng này có thể lần lượt được giải quyết.
Tổng Thư ký cũng nhấn mạnh một đường lối nhất quán phát triển đô thị bền vững và phổ quát cần được thừa nhận và thông qua tại Hội nghị Rio+20./.
Nga - Nhật Bản tăng hợp tác hợp tác trên 4 lĩnh vực  (05/05/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chính sách người có công  (05/05/2012)
Tổng Bí thư tiếp xúc với các cử tri quận Tây Hồ  (05/05/2012)
Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo vụ Tiên Lãng  (05/05/2012)
Nhà nước hỗ trợ các sáng tạo khoa học công nghệ  (05/05/2012)
Tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2556  (05/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển