Trung Nguyên từng bước hiện thực hóa chiến lược Chế biến hết cho ngành Cà phê Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 28-3-2012, Trung Nguyên chính thức khánh thành nhà máy cà phê G7 thứ hai tại Bắc Giang, khu công nghiệp Quang Châu - Việt Yên. Đây cũng là nhà máy cà phê thứ 5 của dự án hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng, trong đó, số vốn đầu tư cho nhà máy cà phê Trung Nguyên Bắc Giang là trên 30 triệu USD.
Sự ra đời của nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của khách hàng miền Bắc với sản phẩm G7 và nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc; cũng như đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia Đông Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Đây là một trong những kết quả ban đầu trong quá trình hiện thực hóa khát vọng nâng cao giá trị thương hiệu cà phê nói riêng, thương hiệu nông sản nói chung của Việt Nam; đồng thời là một bước tiếp trong chiến lược chế biến hết cho ngành cà phê Việt Nam do Trung Nguyên đề xuất và thực hiện.
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang rất thuận tiện cho hoạt động phân phối và xuất khẩu đến các nước lân cận và trong khu vực. Được chia làm hai giai đoạn đầu tư, giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào công đoạn chế biến và đóng gói thành phẩm nhằm phục vụ sự tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu trước mắt về cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc.
Sản phẩm G7 được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng |
Năm 2011, nhờ sự ưa chuộng của người tiêu dùng, G7 chiếm lĩnh áp đảo tại thị trường miền Bắc với thị phần lên tới 75,8%. Khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, trong cả ba cuộc điều tra khảo sát tại thị trường này, G7 đều được người tiêu dùng chọn lựa đầu tiên bởi hương vị đậm đà, quyến rũ, khác biệt. Do đó, với công suất thiết kế hơn 100 tấn/ngày, nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang trước mắt sẽ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng tại hai thị trường ưu tiên này, đồng thời cũng xuất khẩu sang các thị trường khó tính ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản...
Việc gia tăng thị phần xuất khẩu vào Trung Quốc giúp Trung Nguyên góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Trong giai đoạn hai, Trung Nguyên sẽ tiếp tục đầu tư đầy đủ hệ thống công nghệ chế biến cà phê hòa tan cho nhà máy để đạt hiệu quả tối đa về sản lượng và chất lượng, đáp ứng sự tăng trưởng của thị phần xuất khẩu. Nhà máy cà phê Trung Nguyên Bắc Giang là một phần trong dự tính Chiến lược Chế biến hết của Trung Nguyên cho ngành cà phê Việt Nam với dự án Cụm ngành cà phê quốc gia đã đệ trình lên Chính phủ đầu tháng 3 vừa qua với ba mục tiêu: Thịnh Vượng, Bền vững và Bản sắc. Nếu Dự án này đi vào hoạt động sẽ tạo ra 5-6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỉ USD cho ngành cà phê Việt Nam trong 15 năm tới.
Trong giai đoạn hiện tại, dự án đang được triển khai với việc thực hiện mô hình mẫu công - nông nghiệp và nông thôn mới tích hợp liên hoàn tại Ea Tul (Đắk Lắk); tập trung vào việc xây dựng vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ và mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, mang lại năng suất và chất lượng cao cho cà phê Việt Nam, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Trong thời gian tiếp theo, dự án sẽ chú trọng vào việc xây dựng nông thôn mới với việc phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm xây dựng cộng đồng xanh, bền vững và gìn giữ, củng cố bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương.
Việc tiếp tục phát triển chuỗi nhà máy chế biến cà phê hiện đại phục vụ xuất khẩu của Trung Nguyên vừa minh chứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của G7, vừa cho thấy một cách tiếp cận mới mẻ của một doanh nghiệp tiên phong trong việc thay đổi hình ảnh và giá trị của ngành cà phê Việt Nam theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, cũng thể hiện sự cam kết, những nỗ lực không ngừng của Trung Nguyên cho tương lai ngành cà phê nói riêng và ngành nông sản Việt Nam nói chung.
Ra đời gắn liền với khát vọng xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam chinh phục thế giới, thương hiệu G7 của Trung Nguyên đã không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đóng gói thương hiệu xuất khẩu đến hơn 53 quốc gia và năm 2011 chính thức vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe để vào hệ thống siêu thị hàng đầu của Mỹ, E-Mart của Hàn Quốc, cũng như được thị trường Trung Quốc yêu chuộng. Những bước đi của G7 đang đưa cà phê Việt Nam tham gia sâu hơn vào phân khúc cao trong chuỗi giá trị cạnh tranh toàn cầu, mang lại giá trị cao hơn, hình ảnh tốt hơn cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới; khẳng định năng lực cạnh tranh của nông sản – thế mạnh ưu việt của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay./.
Chiến dịch giải phóng Quảng Trị và Thành Cổ qua đánh giá của các nhà quân sự và báo chí nước ngoài  (31/03/2012)
Hướng dẫn các cấp Công đòan tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (31/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam