Học viện Báo chí và Tuyên truyền tích cực, chủ động phát triển năng lực tư duy, nâng cao tầm nhìn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tiền thân là Trường Tuyên giáo Trung ương, được thành lập ngày 16-1-1962 theo Nghị quyết số 36/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng, trên cơ sở hợp nhất ba trường: Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, Trường Tuyên huấn, Trường Đại học Nhân dân.
Khi mới thành lập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ là một cơ sở đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ báo chí - xuất bản, tuyên truyền, huấn học phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau một thời gian ngắn, nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, trường đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy.
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, bên cạnh việc tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng, nhà trường bắt đầu đào tạo bậc đại học 8 chuyên ngành. Trong 50 năm qua, Học viện đã đào tạo và bồi dưỡng cho đất nước hơn 60 nghìn cán bộ lý luận chính trị, tư tưởng văn hóa, trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu giảng dạy lý luận Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ chí Minh và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản xuất bản, báo chí. Từ chỗ chỉ có 5 khoa và 4 hệ đào tạo, đến nay Học viện có 19 khoa đào tạo 26 chuyên ngành đại học, 12 chuyên ngành cao học, 2 chuyên ngành tiến sỹ với quy mô đào tạo mỗi năm 3.000 sinh viên đại học, hơn 400 học viên cao học và bồi dưỡng hàng trăm cán bộ tuyên giáo, cán bộ báo chí cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; 28 sinh viên, 3 học viên cao học cho Trung Quốc; bồi dưỡng tiếng Việt cho 112 tình nguyện viên Hàn Quốc. Hiện Học viện đã trở thành một trường đại học trọng điểm, có uy tín về đào tạo cán bộ lý luận chính trị, báo chí truyền thông cùng nhiều chuyên ngành khoa học và xã hội nhân văn khác. Hoạt động đào tạo của Học viện không tách rời hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong 50 năm qua, Học viện đã triển khai nghiên cứu 1.289 đề tài khoa học các cấp, gồm 6 đề tài cấp Nhà nước, 90 đề tài cấp Bộ, 1.193 đề tài cấp cơ sở; biên soạn mới 272 tập đề cương bài giảng, 279 giáo trình lưu hành nội bộ, xuất bản 298 cuốn sách là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tô Huy Rứa biểu dương những thành tích của Học viện trong nửa thế kỷ qua, đồng thời đề nghị trong thời gian tới Học viện cần tích cực và chủ động phát triển năng lực tư duy, nâng cao tầm nhìn để xây dựng chiến lược phát triển đến giữa thế kỷ XXI. Đồng chí cũng nhấn mạnh, việc nghiên cứu khoa học phải bảo đảm cả hai yêu cầu: vừa đáp ứng nghiên cứu cơ bản đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa tăng cường nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tô Huy Rứa đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện./.
Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2011 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2012  (31/03/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga  (31/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm