Kim Sơn phát huy thế mạnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Huyện Kim Sơn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Trải qua quá trình phát triển, địa giới hành chính của huyện Kim Sơn có nhiều thay đổi, nhưng đến năm 1994 sau 2 năm tái lập tỉnh, một số xã ở Kim Sơn tách về huyện Yên Khánh và từ đó huyện Kim Sơn cũng được tái lập và phát triển đến ngày nay.
Trong 18 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Kim Sơn đã tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, bám sát với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Kinh tế liên tục tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng khá và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách năm 2011 đạt 107 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng so với năm 1994. Trong phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nếu như năm 1994 trong cơ cấu kinh tế lĩnh vực nông-lâm-thủy sản chiếm 58,1%; Công nghiệp-TTCN, xây dựng chiếm 26,9%, dịch vụ chiếm 15% thì đến năm 2011, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, do đó ở lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm còn 35%; công nghiệp-TTCN và xây dựng chiếm 41,5%, dịch vụ chiếm 23,5%.
Trong nông nghiệp, phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản, tạo ra sự chuyển dịch cơ bản trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất lúa liên tục được mùa, đạt đỉnh cao mới về năng suất và sản lượng lúa, là đơn vị dẫn đầu tỉnh về năng suất. Năm 1994, năng suất lúa mới đạt 69,2 tạ/ha/năm, đến năm 2011 năng suất bình quân cả năm đạt 127,2 tạ/ha. Sản lượng lương thực tăng cao, năm 1994 chỉ đạt 59.612 tấn thì đến năm 2011 đã đạt 107.668 tấn; bình quân đầu người đạt 659,8 kg, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.
Kinh tế biển được đầu tư phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Kim Sơn. Cùng với chính sách đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cải tạo ao đầm, đưa giống mới, tăng nguồn vốn vay để đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm đầu huyện tái lập, thủy sản gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có đủ điều kiện về hạ tầng, giao thông, thủy lợi và nhân dân vùng kinh tế mới chưa có đủ vốn đầu tư phát triển sản xuất, diện tích nuôi trồng ít, đến năm 2011, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đã đạt trên 3.200 ha, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ trên 2.200 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt trên 1.000 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 16.911 tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt sản lượng cao (10.094 tấn). Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển. Năm 1994 tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.535 tấn thì đến năm 2009 đạt 6.663 tấn, năm 2010 đạt 6.750 tấn, đã xuất hiện một số mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả, có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh, phát triển sản xuất công - TTCN và làng nghề đến năm 2010 và định hướng đến 2015. Do đó hoạt động sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn được đẩy mạnh, giá trị sản xuất ngày càng tăng cao, năm 1994 giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN chỉ đạt 51,7 tỷ đồng và giá trị xuất khẩu rất thấp thì đến năm 2011 giá trị đạt 307 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 4 triệu USD.
Hiện nay huyện Kim Sơn đã có 23 làng nghề chế biến cói được công nhận là làng nghề cấp tỉnh. Cùng với sự phát triển nghề truyền thống, trên địa bàn đã hình thành gần 30 doanh nghiệp sản xuất chế biến cói, thu hút trên 4.000 lao động làm việc thường xuyên và gần 30.000 lao động trong khu dân cư. Các doanh nghiệp chế biến hàng cói xuất khẩu đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn về thị trường, giá cả và ký được nhiều hợp đồng lớn, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.
Cùng với phát triển kinh tế, xây dựng cơ bản, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều đổi mới, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh, quốc phòng, biên phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được tăng cường.
Trong những ngày này, cùng với các cấp, các ngành và các địa phương, Đảng bộ, quân và dân Kim Sơn đang phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, lập thành tích cao nhất để chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 65 năm thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn.
Trong kế hoạch của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (2010-2015), huyện Kim Sơn đã đề ra mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 105.000 tấn; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 90 triệu đồng; tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí năm 2005 giảm xuống còn 3%...
Đồng chí Trần Hồng Quảng, Bí thư Huyện ủy Kim Sơn cho biết: Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra, trong thời gian tới huyện Kim Sơn tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tập trung vào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển ba thế mạnh của huyện là phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế biển và phát triển công nghiệp-TTCN.
Trong sản xuất nông nghiệp, tập trung đẩy mạnh sản xuất cây lúa chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn, đồng thời sản xuất sản phẩm sạch như rau sạch; sản xuất cây dược liệu thay thế cây vụ đông. Cùng với đó là tập trung đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, đầu tư sản xuất ngao giống, cua xanh và tôm giống cung cấp cho nhân dân trên địa bàn đảm bảo chất lượng và giá thành. Huyện tiếp tục khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công hoạt động hiệu quả, tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn.
Tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân Kim Sơn xác định là rất quan trọng và cũng rất khó khăn khi thực hiện. Do đó toàn huyện phải tập trung cao để tạo cho nông thôn Kim Sơn một diện mạo mới khang trang hơn, phát triển hơn.
Trong quá trình phát triển kinh tế, Kim Sơn đang tập trung chỉ đạo quy hoạch kinh tế - xã hội vùng ven biển theo chủ trương của tỉnh. Nội dung sẽ tập trung quy hoạch trên 10.000 ha vùng bãi bồi, vùng ven biển, vùng mép nước để đầu tư phát triển đồng bộ về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và kinh tế biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, một nhiệm vụ hết sức quan trọng là tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở. Hiện nay được tỉnh và Trung ương quan tâm, huyện đang tập trung vào hoàn thiện, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10, đường tránh Quốc lộ 10, đường 481 (từ Yên Lộc đến các xã bãi bồi); đường 480 (từ Yên Mô đi Lai Thành). Ngoài ra tập trung nâng cấp cải tạo, nạo vét sông Ân, sông Cà Mau, hoàn thiện Đê Bình Minh II...
Song song với đó, huyện sẽ tập trung phát triển đô thị theo định hướng thành lập thị xã Phát Diệm vào trước năm 2020. Về vấn đề này huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian thị trấn Phát Diệm, đồng thời mở rộng không gian và quy hoạch xây dựng hạ tầng thị trấn Bình Minh để khi thành lập thị xã Phát Diệm có không gian thành lập huyện mới ở khu vực ven biển. Tập trung làm tốt công tác văn hóa - xã hội, an sinh xã hội chăm lo cho các đối tượng chính sách là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chú trọng rèn luyện đạo đức lối sống, tư tưởng, ý thức chính trị, trách nhiệm của đảng viên, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt ở các cấp, thực hiện nghiêm túc phê bình, tự phê bình, nâng cao niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đặc biệt, trong năm 2012 huyện Kim Sơn sẽ kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ huyện, bài học xuyên suốt trong 65 năm qua là: Đoàn kết lương-giáo, đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự đồng thuận để Kim Sơn ngày càng phát triển./.
Khối các tổ chức chính trị - xã hội ký kết giao ước thi đua năm 2012  (10/03/2012)
Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia  (10/03/2012)
OPEC giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ  (10/03/2012)
Trung Quốc và Mỹ hội đàm các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương  (09/03/2012)
"Dự luật nhân quyền Việt Nam là không công bằng"  (09/03/2012)
Điện chia buồn  (09/03/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay