Dâng hương tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu
TCCSĐT - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 7-3-2012, nhân kỷ niệm 100 năm, năm sinh của đồng chí Tô Hiệu, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên cùng gia đình đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu.
Dự Lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Thế Đức, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban liên lạc cựu tù nhân Nhà tù Sơn La; Thiếu tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng đại diện các bộ, ban, ngành trung ương; đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Sơn La.
Về phía tỉnh Hưng Yên có các đồng chí: Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo huyện Văn Giang, Đảng ủy xã Nghĩa Trụ, gia đình và bạn bè, thân hữu đồng chí Tô Hiệu và đông đảo nhân dân xã Nghĩa Trụ cùng lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Trong diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp, những phẩm chất cách mạng cũng như những cống hiến của đồng chí Tô Hiệu cho cách mạng Việt Nam, đồng chí Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã nhấn mạnh những tác động tích cực từ tấm gương, tinh thần của đồng chí Tô Hiệu đối với các thế hệ cách mạng Việt Nam.
Đồng chí nêu rõ, cuộc đời ngắn ngủi mà hào hùng của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống cách mạng không chỉ với riêng lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng, bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng, liệt nữ trong lịch sử nước nhà. Tinh thần yêu nước, “thà chết chứ không chịu làm nô lệ” của con dân nước Việt qua tấm gương Tô Hiệu ở thời đại Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được nối dài theo từng giai đoạn lịch sử dân tộc, mỗi khi Tổ quốc bị các thế lực ngoại bang dòm ngó. Bên cạnh đó, tinh thần Tô Hiệu còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng. Trong địa ngục trần gian của chốn lao tù đế quốc, với vô vàn thiếu thốn, gian khổ về vật chất, sự hành hạ của kẻ thù cả về tinh thần lẫn thể xác, và vật vã với bệnh tật, Tô Hiệu vẫn động viên đồng chí, đồng đội của mình tin tưởng vào tương lai của cách mạng, tương lai của đất nước. Cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng tại nhà tù Sơn La trong thời gian cuối đời, bị giam giữ ở đây đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của các chiến sỹ Cộng sản tại nhà tù Sơn La, mà còn là “biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tấn gương kiên trung Tô Hiệu và cây đào Tô Hiệu đã trở thành hình tượng văn học, nghệ thuật quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và thế giới.
Tự hào là quê hương của đồng chí Tô Hiệu, noi gương những cống hiến của đồng chí đối với đất nước, phát huy tinh thần Tô Hiệu và vận dụng sáng tạo tinh thần ấy trong sự nghiệp đổi mới, nhất là từ sau tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, để xứng đáng với truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên quyết đồng tâm hiệp lực, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và sâu rộng công cuộc đổi mới, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đưa Hưng Yên cơ bản thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Sau phát biểu của đồng chí Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Trân, người bạn chiến đấu của liệt sỹ Tô Hiệu cũng kể lại những giây phút hào hùng trong những ngày Tô Hiệu ở nhà tù Sơn La. “Tô Hiệu là người có đóng góp lớn đối với việc tổ chức, xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng. Đồng thời Tô Hiệu có công lớn trong công tác xây dựng Đảng và Tô Hiệu cũng là một Bí thư Chi bộ có công đầu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng và tổ chức cách mạng trong nhà tù Sơn La”. Qua câu chuyện của đồng chí Nguyễn Văn Trân, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân dự buổi lễ đã biết thêm nhiều chi tiết trong cuộc đời hoạt động cách mạng của liệt sỹ Tô Hiệu.
Những cống hiến của cha anh đối với đất nước luôn là tấm gương sáng để các thế hệ mai sau học tập. Bạn Chu Thị Huyền, một cán bộ đoàn của xã Nghĩa Trụ cho rằng, “cây đào Tô Hiệu đã trở thành một biểu tượng văn hóa, biểu tượng tinh thần thể hiện niềm tin tất thắng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sự kết tinh truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương, gia đình; tinh thần lạc quan cách mạng và chủ nghĩa nhân văn. Đó là ngọn đuốc soi đường cho bao thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Đó là niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ Hưng Yên hôm nay”, đồng thời đã hứa quyết tâm học tập và làm theo tinh thần, bản lĩnh của Tô Hiệu và các vị cách mạng tiền bối khác, quyết tâm học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Thay mặt gia đình, ông Tô Quyết cảm ơn Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã quan tâm, tổ chức buổi lễ một cách long trọng, trang nghiêm, xứng tầm với những công lao và đóng góp của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đối với Tổ quốc; đồng thời, thay mặt dòng họ, ông Tiến cũng khẳng định, dòng họ Tô ở Xuân Cầu sẽ mãi mãi xứng đáng với các thế hệ cha anh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lao động xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Nho Quan phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng quê hương giàu đẹp  (07/03/2012)
Nâng cao quyền năng, vị thế của phụ nữ ở nông thôn trong vai trò xóa đói, giảm nghèo  (07/03/2012)
Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2012  (07/03/2012)
Tạo quyền bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn  (07/03/2012)
Lễ ra mắt Quỹ Khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh  (07/03/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên