Nhanh chóng cải tổ trước thách thức toàn cầu
21:49, ngày 22-02-2012
20 nhà khoa học được Giải “Hành tinh Xanh” của Liên hiệp quốc ngày 21-2 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng cải tổ hệ thống toàn cầu để đối phó hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu, nghèo đói và mất đa dạng sinh học đang làm tồi tệ hơn nữa các vấn đề toàn cầu.
Những nội dung chính cần sớm cải tổ gồm: từ bỏ việc lấy tổng sản phẩm nội địa (GDP) làm thước đo sự thịnh vượng, chấm dứt các loại trợ cấp gây nguy hại đến môi trường và cải tổ hệ thống quản trị môi trường để có thể xây dựng một tương lai xán lạn hơn cho nhân loại.
Trong nghiên cứu về “Môi trường và các thách thức phát triển” được công bố tại Hội nghị Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ở thủ đô Nairobi của Kenya, 20 nhà khoa học khẳng định, hệ thống toàn cầu hiện đang tan vỡ và đẩy nhân loại đến một tương lai ảm đạm với nhiệt độ Trái Đất có thể nóng lên từ 3-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.
Do những tác động nguy hại của biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học không thể đảo ngược, nên nhân loại cần phải hành động khẩn cấp.
Các nhà hoạch định chính sách cần tư duy táo bạo và đi trước thời đại để thúc đẩy tối đa các giải pháp nhằm hiện thực hoá giấc mơ về một thế giới bình đẳng hơn, không có đói nghèo, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nghiên cứu cho rằng thế giới đã đạt được rất ít tiến bộ về môi trường trong vòng 20 năm qua kể từ Hội nghị cấp cao về Trái Đất năm 1992, trong đó một trong những nguyên nhân hàng đầu là quản trị kém.
Nghiên cứu kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần có cái nhìn vượt quá lợi ích quốc gia để có những cải tổ căn bản trong quá trình hoạch định chính sách, trao quyền cho các cộng đồng bên lề xã hội và hòa nhập các chính sách kinh tế, xã hội và môi trường, đặt phát triển con người vào con đường mới bền vững hơn.
Nghiên cứu cũng kêu gọi các chính phủ loại bỏ các trợ cấp trong các lĩnh vực năng lượng, vận tải và nông nghiệp hiện đang khiến nhân loại đang phải trả giá cao về xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết nạn tiêu dùng quá mức và sức ép dân số thông qua việc trao thêm quyền cho phụ nữ, cải thiện giáo dục và thực hiện hiệu quả kế hoạch hóa gia đình./.
"Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ"  (22/02/2012)
Chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng người lao động  (22/02/2012)
Phát triển toàn diện, chính quy quân chủng hải quân  (22/02/2012)
Ban hành quy chế nguyên tắc làm việc của Chính phủ  (22/02/2012)
Quốc hội Việt Nam muốn lập quan hệ với Quốc hội Litva  (22/02/2012)
Tổng thống Pháp tăng tốc trong chiến dịch vận động tái tranh cử năm 2012  (22/02/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên