Năm 2011, năm thành công của lĩnh vực di sản Việt Nam
22:18, ngày 10-01-2012
Ngày 10-1, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tiến hành Hội nghị đánh giá hoạt động năm 2011 và định hướng năm 2012 trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Các lĩnh vực này đều đạt được kết quả nhất định, song nổi trội hơn cả lại là lĩnh vực văn hóa.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đưa ra nhận định năm 2011 là năm đầy ắp những thành tích về ngoại giao văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực di sản đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đóng góp một phần công sức không nhỏ.
Năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình và vận động thành công việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới; Hát Xoan Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với kết quả này, Việt Nam đã có thêm di sản văn hóa dân tộc được thế giới tôn vinh, bạn bè quốc tế đến biết đến một hình ảnh một Việt Nam thân thiện, giàu truyền thống văn hóa. Các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận đều được giới thiệu trong các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước ở nhiều sự kiện như Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy...
Trong năm 2012, Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương tổ chức lễ trao bằng công nhận Di sản thế giới của UNESCO cho Thành nhà Hồ và Hát Xoan.
Hồ sơ bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình "Ký ức thế giới" sau khi được công nhận là Di sản tư liệu cấp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cũng trong năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình thêm hồ sơ "Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm" và "Hoa Lư thi thập" để UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó là việc đưa 2 hồ sơ quần thể danh thắng Tràng An và quần đảo Cát Bà vào danh sách dự kiến đề cử mới của UNESCO; đang tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để trình UNESCO công nhận lần 2 với tiêu chí đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng cho biết rằng việc đệ trình hồ sơ di sản và vận động để thắng lợi đã làm rất tốt, song công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản vẫn là vấn đề còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa. Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế là 2 địa phương có di sản thế giới nổi tiếng là Vịnh Hạ Long và quần thể di tích Cố đô Huế, dù đã rất nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản song UNESCO vẫn 2 lần lên tiếng khuyến nghị về công tác bảo tồn trước.
Trong năm 2011 đã có một số dự án bảo tồn di sản được tiến hành, trong đó có dự án bảo tồn Khu di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội với kinh phí 1,2 triệu USD do Quỹ Ủy thác Nhật Bản tài trợ; bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn kinh phí 1,5 triệu USD do Chính phủ Italy tài trợ. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cũng thực hiện 2 dự án do UNESCO tài trợ là "Cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và quá trình hiện đại hóa;" "Củng cố hồ sơ cho công tác thống kê".../.
Khánh thành cột mốc đại 144 Huổi Puốc-Na Son (10/01/2012)
Việt Nam - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác tư pháp (10/01/2012)
Việt Nam kêu gọi Nhật mở rộng các lĩnh vực hợp tác (10/01/2012)
Cho ý kiến dự án Luật Giám định tư pháp, Quảng cáo (10/01/2012)
Thông báo số 1 về Chương trình Xuân Quê hương 2012 (10/01/2012)
Kinh tế Việt Nam 2012: Dự báo nhiều triển vọng (10/01/2012)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam