Kinh tế Việt Nam 2012: Dự báo nhiều triển vọng
Các tham luận và tranh luận tại Hội thảo đã cùng nhìn lại toàn cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2011, dự báo cho những năm tiếp theo, nêu bật những vấn đề thực tiễn cấp thiết đối với Việt Nam, trao đổi về các chính sách, đề xuất các giải pháp để vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển tốt hơn trong giai đoạn tới.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục đà suy giảm tăng trưởng. Thương mại, FDI giảm, kể cả ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Kinh tế thế giới suy thoái và chính phủ các nước châu Âu, châu Mỹ đều thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng thuế, giảm chi tiêu công, tình trạng thất nghiệp gia tăng …, dẫn tới hậu quả là nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia này suy giảm, khả năng nhập khẩu giảm, do vậy sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hàng nhu yếu phẩm của Việt Nam vẫn có khả năng gia tăng xuất khẩu, do nhu cầu thiết yếu của người dân các nước.
Do khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các ngân hàng châu Âu đang có những tính toán giảm tín dụng cho châu Á. Tín dụng của các ngân hàng châu Âu cho châu Á hiện vào khoảng 1.500 tỉ USD. Nếu giảm tiếp tín dụng thì các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể.
Các dòng vốn đầu cơ ngày càng lớn, sẵn sàng nhảy vào các thị trường để kiếm lợi do chênh lệch tỷ giá và lãi suất. Khi thời cơ kiếm lời không còn thì các dòng vốn này sẽ “rút chạy” và để lại những hậu quả tiêu cực khó đoán định. Đây là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và cả những năm sau đó.
Tuy nhiên, những khủng hoảng và thách thức trên cũng đang đồng thời tạo ra những cơ hội cho Việt Nam. Trước hết là, các dòng vốn đầu tư sẽ rút khỏi những nền kinh tế rối loạn, tìm nơi đầu tư ổn định và có lợi. Việt Nam được đánh giá cao về lợi thế địa - kinh tế và ổn định về chính trị, xã hội, nếu tình hình kinh tế vĩ mô sớm được ổn định, Việt Nam sẽ thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn.
Năm 2012 được dự đoán sẽ có thêm một số cơ hội thuận lợi về tài chính cho các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam, như: Thị trường ngoại hối sẽ có những chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế hy vọng sẽ được cải thiện… Nhận định này được dựa trên cơ sở là, Việt Nam vẫn được cộng đồng doanh nghiệp thế giới nói chung và nhiều tổ chức thế giới tin cậy vào sự ổn định cũng như triển vọng đầu tư tốt cả trong trung và dài hạn. Trong báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới năm 2011” (công bố tháng 9-2011), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những dự báo khả quan về kinh tế Việt Nam: mức tăng trưởng năm 2012 đạt khoảng 6,3% và GDP năm 2013 sẽ tăng tới 7,5%./.
Triển khai công tác quy hoạch Thủ đô năm 2012  (10/01/2012)
Lao động Việt Nam có nhiều cơ hội trở lại Libya làm việc  (10/01/2012)
Việt Nam cam kết ủng hộ các mục tiêu của OIF  (10/01/2012)
Nâng hiệu quả giám sát Quốc hội Việt-Lào-Campuchia  (10/01/2012)
“Venezuela, Iran hợp tác chống chủ nghĩa đế quốc”  (10/01/2012)
Quá khứ rất huy hoàng, tương lai đầy thách thức  (10/01/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên