Lao động Việt Nam có nhiều cơ hội trở lại Libya làm việc
20:58, ngày 10-01-2012
Cục quản lý lao động ngoài nước dẫn nguồn tin từ các nhà thầu xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, khoảng 6 tháng tới, khi việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Libya hoàn tất, các lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sẽ được đưa sang làm việc lại tại Libya.
Đây là tin vui đầu năm mới bởi thị trường này đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định. Cơ hội việc làm này khá hấp dẫn và đáp ứng với nguyện vọng của hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Libya phải về nước trước thời hạn vào tháng 2-2011 do bất ổn chính trị nơi đây.
Ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết đến thời điểm này, tình hình chính trị tại Libya đang dần ổn định và bắt đầu giai đoạn tái thiết đất nước. Các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch cho việc quay trở lại với các công trình xây dựng tái thiết của Libya.
Trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng thường trực Nguyễn Thanh Hòa dẫn đầu vào trung tuần tháng 12-2011 với Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài việc trao đổi hợp tác về lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, Đoàn cũng đã có buổi làm việc với Cơ quan tuyển dụng lao động Thổ Nhĩ Kỳ (cơ quan quản lý việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ), các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và một số nhà thầu đã từng tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc cho các dự án ở Libya để tìm hiểu khả năng đưa lao động Việt Nam sang thực hiện các dự án mà các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng thầu ở nước thứ ba cũng như khả năng đưa lao động Việt Nam quay trở lại Libya làm việc khi tình hình đất nước này trở lại ổn định.
Ngoài lao động nghề xây dựng, Đoàn cũng đã trao đổi với các đối tác về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ ở một số ngành nghề khác với các chế độ đãi ngộ theo tiêu chuẩn lao động của châu Âu.
Trước thời điểm xảy ra khủng hoảng chính trị tại Libya, các doanh nghiệp xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động rất mạnh ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và có nhu cầu sử dụng số lượng khá lớn lao động nước ngoài.
Có 6 doanh nghiệp của Việt Nam (Airseco, Isalco, Sona, Vinaconex Mec, VTC Corp, Vitech) hợp tác với 14 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động sang làm việc tại các công trình mà các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nhận thầu xây dựng ở Libya.
Nhìn chung, quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển tốt đẹp. Khi có chiến sự xảy ra tại Libya các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực phối hợp để đưa lao động Việt Nam ra khỏi Libya về Việt Nam an toàn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của cuộc khủng hoảng chính trị này, khi giá trị tài sản và máy móc thiết bị của các nhà thầu bị mất mát ở Libya khá lớn và các khoản nợ của chính phủ Libya chưa thanh toán cho họ, cho đến nay, vẫn còn một số doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chưa thanh toán hết tiền lương của những tháng cuối cùng cho lao động Việt Nam.
Vấn đề này cũng đã được đặt ra trong nội dung trao đổi của Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với một số doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Lao động và an sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ thanh toán hết số tiền lương còn lại cho lao động Việt Nam trong thời gian sớm nhất từ nguồn trả nợ của Chính phủ Libya và nguồn vốn của các nhà thầu.
Để giải quyết dứt điểm vấn đề này nhằm giảm bớt các khó khăn cho lao động Việt Nam trong bối cảnh tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và bền vững với Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại Libya, đầu tháng 1-2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã gửi Công hàm cho Bộ Lao động và an sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Bộ này phối hợp với các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ đôn đốc các nhà thầu nhanh chóng thanh toán cho lao động Việt Nam về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác để tiếp tục bước sang giai đoạn hợp tác mới./.
Việt Nam cam kết ủng hộ các mục tiêu của OIF  (10/01/2012)
Nâng hiệu quả giám sát Quốc hội Việt-Lào-Campuchia  (10/01/2012)
“Venezuela, Iran hợp tác chống chủ nghĩa đế quốc”  (10/01/2012)
Quá khứ rất huy hoàng, tương lai đầy thách thức  (10/01/2012)
Xung quanh chuyến công du Mỹ Latinh của Tổng thống Iran  (10/01/2012)
Thế giới trước tin Iran khởi động làm giàu urani  (10/01/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển