Đảng Đại hội Dân tộc Phi - 100 năm đấu tranh bền bỉ và anh dũng
TCCSĐT - Ngày 8-1-2012, tại sân vận động thành phố Bloemfontein (Nam Phi), Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) đã tổ chức trọng thể lễ Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (8-1-1912 - 8-1-2012) - xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Tổng thống Nam Phi kiêm Chủ tịch Đảng ANC Jacob Zuma, Phó Tổng thống Nam Phi Kgalema Motlanthe, đại diện các thế hệ lãnh đạo của Đảng ANC qua các thời kỳ, người đứng đầu các chính đảng, tổ chức xã hội, chức sắc tôn giáo và gần 100 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các chính đảng của châu Phi và thế giới đã tới tham dự.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi Điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi, Chủ tịch ANC Jacob Zuma.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Nam Phi đã điểm lại các giai đoạn lịch sự đấu tranh hào hùng, kiên cường và bất khuất, cũng như quá trình phát triển của Đảng ANC trong 100 năm qua, đặc biệt là thời kỳ Đảng ANC lãnh đạo nhân dân Nam Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid mà đỉnh cao là năm 1994 - năm Đảng ANC nắm quyền lãnh đạo đất nước, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phân biệt chủng tộc. Đây cũng là mốc son lịch sử trong cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng của các phong trào nhân dân chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tiền thân của Đảng Đại hội Dân tộc Phi sau này.
ANC (African National Congress), được thành lập ngày 8-1-1912, tại thành phố Bloemfontein, để đấu tranh cho quyền lợi của người da đen ở Nam Phi. Ông John Bube là Chủ tịch đầu tiên của ANC (từ năm 1912-1917). Năm 1961, ANC bị chính quyền Apartheid cấm hoạt động. Năm 1964, ông Nelson Mandela, nhà lãnh đạo của ANC bị bắt giam và nhận án tù chung thân vì những hoạt động vũ trang chống chính phủ.
Đến tháng 2-1990, Chính phủ lâm thời đã hợp pháp hóa ANC và vị lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid của nhân dân Nam Phi, ông Nelson Mandela được trả tự do, sau 27 năm bị cầm tù. ANC và chính quyền lâm thời đã tiến hành cuộc đàm phán thỏa thuận cùng nhau phấn đấu cho quá trình hòa bình bằng thương lượng. Kết quả là, ANC quyết định đình chỉ đấu tranh vũ trang đã được phát động từ năm 1961 đổi lấy việc chính phủ phải thả tù chính trị và ân xá cho những người lưu vong trở về nước. Ngày 27-4-1994, đã diễn ra cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên tại đất nước này với kết quả ANC chiếm đa số phiếu bầu. Ngày 10-5-1994, ông Nelson Mandela chính thức nhậm chức Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi.
Ông J.Zuma nêu rõ, Cộng hòa Nam Phi ra đời mở ra một trang sử mới cho các dân tộc, bộ tộc Nam Phi, nhất là nhân dân người Phi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ANC, đời sống các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện đáng kể và khoảng cách giàu nghèo đã được thu hẹp, đặc biệt, tất cả công dân Nam Phi đều bình đẳng trước pháp luật. Ông J.Zuma nhấn mạnh, gần 30 năm sau khi nhà lãnh đạo kiệt suất của Nam Phi và châu Phi Nelson Mandela lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Đảng ANC luôn nhận được sự tín nhiệm cao của nhân dân trong các cuộc tổng tuyển cử, nhất là cuộc bầu cử chính quyền địa phương vào năm 2011. Hầu hết cương lĩnh, các mục tiêu của Đảng đưa ra trong cuộc vận động tranh cử đã được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả khả quan. Nhiều chính sách kinh tế, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là các đối tượng nghèo, đã được quan tâm và hỗ trợ. Đặc biệt, dưới sự dẫn dắt của Đảng ANC, Nam Phi cũng có những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, vai trò và vị thế của Nam Phi trong cộng đồng quốc tế được nâng cao. Nam Phi trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu lục này và gia nhập Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), là thành viên chính thức của tổ chức các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) và tổ chức thành công Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2010.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng nhấn mạnh, mục tiêu chủ yếu của Nam Phi, Đảng ANC hiện nay và những năm tiếp theo là ổn định chính trị, tập trung phát triển kinh tế, tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí trên các tổ chức, diễn đàn quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương./.
Pháp - Đức hội đàm đầu năm vì khủng hoảng Eurozone  (09/01/2012)
Hội thảo: “Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và Việt Nam”  (09/01/2012)
Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết Nhâm Thìn  (09/01/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển