Hội thảo: “Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và Việt Nam”
Chủ trì Hội thảo, về phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Đề án 165, đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Về phía Nhật Bản có ông Trưởng Đại diện và Phó Trưởng Đại diện của JICA tại Việt Nam.
Đông đảo lãnh đạo, đại diện từ các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, vụ, viện nghiên cứu khoa học cùng các trường đại học của Việt nam đã đến tham dự Hội thảo.
Với hai phần nội dung: Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản; Quá trình phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản, do giáo sư Trần Văn Thọ (đến từ Trường Đại học Waseda, Tokyo) và giáo sư Kunio Ito (Trường Đại học Hitotsubashi - Khoa Sau đại học về Thương mại và Quản lý, Tokyo) trình bày, Hội thảo đã tập trung vào những nội dung chính sau:
- Nêu một cách khái quát những giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn phát triển “thần kỳ”.
- Bàn về những nhân tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản cất cánh, trong đó coi trọng nhất hai yếu tố là năng lực xã hội và thể chế.
- Nghiên cứu những hiện tượng nổi bật trong giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản 1955-1973, như: “đầu tư kêu gọi đầu tư”, phong trào cách tân công nghệ, tỷ lệ đầu tư cao nhưng rất hiệu quả, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng cao... Từ đó thúc đẩy cơ cấu kinh tế Nhật Bản chuyển dịch nhanh...
- Từ bài học của Nhật Bản trong phát triển kinh tế các giáo sư đã rút ra hàm ý kinh nghiệm đối với Việt Nam cần thiết kế thể chế nào để tăng năng lực xã hội, tránh tham nhũng. Đó là năng lực với những tố chất cần thiết của các thành phần lãnh đạo chính trị, quan chức, nhà doanh nghiệp, người lao động, trí thức và toàn xã hội. Thể chế phải phát huy được vai trò của nhà nước, trí tuệ của nhân dân, vạch ra phương hướng phát triển đất nước, bổ sung, khắc phục sự thất bại của thị trường, xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả gồm đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm chất. Cũng cần coi trọng giáo dục, du nhập công nghệ tiên tiến, tăng khả năng hấp thu công nghệ bằng những nỗ lực nghiên cứu khoa học trong nước, nhất là nghiên cứu ứng dụng. Nhật Bản cũng là tấm gương hội nhập thành công do biết lựa chọn phát triển những ngành có lợi thế so sánh động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, có chiến lược tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu...
- Từ sự phát triển của các doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản các giáo sư đã gợi ra những hàm ý tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam về triết lý kinh doanh không phải vì sự phát triển của bản thân công ty, mà còn phải đóng góp cho cả xã hội; về nâng cao sức cạnh tranh... bảo đảm để sự phát triển bền vững.
Hội thảo “Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và Việt Nam” rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc phát triển kinh tế nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tái cấu trúc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả của tập đoàn kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, chống tham nhũng./.
Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết Nhâm Thìn  (09/01/2012)
Phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị triển khai công tác năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân  (08/01/2012)
Tăng cường hợp tác hai cơ quan lập pháp Việt - Trung  (08/01/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên